Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu luận văn kế toán phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh dầu khí mêkông – chi nhánh tiền giang (Trang 52 - 56)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU MÊKÔNG – CHI NHÁNH TIỀN GIANG

4.4.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Trong quản lý kinh doanh hiệu quả sử dụng vốn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng của việc sản xuất kinh doanh của đơn vị, vạch ra những khả năng tiềm tang để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì mới có thể kết luận cuối cùng ciệc quản lý và sử dụng vốn trong thời kỳ nhất định. Dưới đây là một số chỉ tiêu để áp dụng khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn:

- Hệ số khái quát (về tình hình công nợ): Để có thể hiểu được rõ hơn tình hình thanh toán, cần phải so sánh giữa công nợ phải thu với công nợ phải trả biến động qua các năm như thế nào thông qua hệ số khái quát, từđó đưa ra nhận xét chính xác hơn về tình hình công nợ phải thu, phải trả của chi nhánh. Giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả luôn có sự chênh lệch rất lớn. Hệ số khái quát thấp cho biết chi nhánh đang chiếm dụng vốn của khách hàng và các đối tượng khác. Tình hình nợ tồn động chưa thanh toán là đáng báo động. Cụ thể năm 2005 số nợ chi nhánh cần thanh toán lớn gấp 2 lần các khoản nợ của khách hàng chi nhánh cần phải thu hồi. Tình hình các năm 2006, 2007 có giảm xuống nhưng vãn ở mức cao các khoản nợ mà chi nhánh cần phải thanh toán. Mặc dù số liệu thể hiện khả năng chi trả các khoản nợ của chi nhánh thấp, tuy nhiên đi vào nghiên cứu bản chất các khoản nợ thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn. Nợ phải trả so với các khoản phải thu luôn nhiều hơn nhưng kết cấu bên trong chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Các khoản này sẽđược thanh toán sau khi chi nhánh xuất bán hàng tồn kho cho khách hàng.

Bảng 12: BẢNG TỔNG HỢP CÁC TỶ SỐ VỀ HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 1. Doanh thu thuần triệu đồng 165.807 140.735 435.798 2. Khoản phải thu triệu đồng 5.894 8.893 27.212 3. Khoản phải trả triệu đồng 11.225 70.913 134.573 4. DT bình quân ngày (1 : 360) triệu đồng 460,6 390,9 1.210,6 5. Vốn lưu động bình quân triệu đồng 51.033 64.384 103.271 6. Vốn cốđịnh bình quân triệu đồng 32.787 51.813 92.422 7. Tổng tài sản có bình quân triệu đồng 83.821 116.196 195.693 8. Vốn chủ sở hữu triệu đồng 64.409 85.846 100.078 9. Giá vốn hàng bán triệu đồng 149.275 128.547 408.970 10. Hàng tồn kho triệu đồng 1.021 2.128 76.692 11. Kỳ thu tiền bình quân (11 = 2 : 3) ngày 12,8 22,7 22,5 12. Vòng quay hàng tồn kho (12 = 9 : 10) vòng 146,2 60,4 5,3 13. Vòng quay vốn cốđịnh (13 = 1 : 6) vòng 5,1 2,7 4,7 14. Vòng quay vốn lưu động (14 = 1 : 5) vòng 3,3 2,2 4,2 15. Vòng quay tổng tài sản (15 = 1 : 7) vòng 1,9 1,2 2,2 16. Hiệu suất sử dụng vốn CSH (16 = 1 : 8) lần 2,6 1,6 4,4 17. Hệ số khái quát (17 = 2 : 3) lần 0,5 0,1 0,2

- Vòng quay vốn lưu động: Phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động của chi nhánh qua 3 năm đều có sự tăng giảm. Năm 2006 số vòng quay vốn lưu động chỉ có 2,19 vòng, giảm 1,06 vòng so với năm 2005. Năm 2007, vòng quay vốn lưu động của chi nhánh được cải thiện đạt 4,22 vòng, tăng 2,03 vòng so với năm 2006. Việc tăng vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với chi nhánh, có thể giúp chi nhánh giảm được lượng vốn lưu động cần thiết trong kinh doanh hoặc có thể mở rộng được quy mô kinh doanh trên cơ sở vốn hiện có.

Hình 6: VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG

- Vòng quay vốn cố định: Trong 3 năm qua, cũng giống như vòng quay vốn lưu động, vòng quay vốn cố định cũng có dự tăng giảm. Qua 3 năm vòng quay vốn cốđịnh lần lượt là 5,06 vòng, 2,72 vòng và 4,72 vòng. Nguyên nhân của việc giảm là do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của tài sản cốđịnh. Ngược lại trong năm 2007 tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng của tài sản cốđịnh. Như vậy cho thấy trong năm 2007 chi nhánh đã có được sựổn định trong kinh doanh.

Hình 7: VÒNG QUAY VỐN CỐĐỊNH Vòng 5,06 2,72 4,72 0 2 4 6 2005 2006 2007 Năm Vòng Vòng quay vốn cốđịnh 3,25 2,19 4,22 0 1 2 3 4 5 2005 2006 2007 Năm Vòng quay vốn lưu động

- Vòng quay tổng tài sản: Là sự kết hợp giữa vòng quay vốn cố định và vòng quay vốn lưu động. Nhìn vào hình 8 ta thấy trong năm 2005 cứ 1 đồng tài sản tạo ra được 1,98 đồng doanh thu. Sang năm 2006 thì tạo ra được 1,21 đồng doanh thu, đến năm 2007 là 2,23 đồng doanh thu. Như vậy, năm 2007 nếu so sánh với năm trước đó thì mỗi đồng vốn bỏ ra chi nhánh đã tạo ra được nhiều hơn 0,25 đồng (năm 2005) và 1,13 đồng (năm 2006). Trong năm 2006 vòng quay tổng tài sản giảm là do vòng quay tài sản lưu động và cốđịnh giảm.

Hình 8: VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN

- Khả năng luân chuyển của hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho là tiêu chuẩn đánh giá đơn vị sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Xem bảng 12 ta thấy rằng vòng quay hàng tồn kho năm 2005 là 146,15 vòng tương đương với 3 ngày cho một vòng. Năm 2006 là 60,4 vòng ứng với 6 ngày cho một vòng. Năm 2007 là 5,33 vòng ứng 68 ngày cho một vòng. Ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2006 giảm xuống nhanh so với năm 2005 và năm 2007 cũng vậy. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho ngày càng tăng lên đây là điều cần phải chú ý. Vì đay là mặt hàng xăng dầu dễ bị hao hụt nếu để lâu trong kho. Như vậy cần phải làm giảm kỳ luân chuyển hàng tồn kho. Và để làm được điều này cần phải tăng vòng quay hàng tồn kho lên đồng nghĩa với việc giảm lượng hàng tồn kho cho hợp lý.

1,98 1,21 2,23 0 0.5 1 1.5 2 2.5 2005 2006 2007 Năm Vòng quay tổng tài sản Vòng

- Kỳ thu tiền bình quân: Thông qua bảng phân tích ta thấy rằng vòng quay khoản phải thu của chi nhánh có nhiều biến động nhưng vẫn giữở mức cao. Cụ thể, năm 2005 kỳ thu tiền bình quân là 12,8 ngày tương đương với vòng quay khoản phải thu là 28,1 vòng. Sang năm 2006, vòng quay khoản phải thu tăng lên 15,8 vòng, kết quả là kỳ thu tiền bình quân tăng lên 22,75 ngày. Năm 2007 số ngày mỗi vòng quay là 22,48 ngày và số vòng quay là khoản phải thu là 16 vòng, gần bằng với năm 2006. Ta thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên trong năm 2006 và có xu hướng dừng lại ở khoản đó. Như vậy chứng tỏ chi nhánh đang bị chiếm dụng vốn hay nói cách khác chi nhánh quản lý vốn kém hiệu quả. Điều này có nghĩa là từ khi bán hàng khoản 23 ngày sau chi nhánh mới thu được nợ. Như vây chi nhánh đã thay đổi chính sách bán chịu của mình để thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh dầu khí mêkông – chi nhánh tiền giang (Trang 52 - 56)