PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU MÊKÔNG – CHI NHÁNH TIỀN GIANG
4.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Trong hoạt động kinh doanh ở một thời điểm kinh doanh có nhiều khoản phải thu và nhiều khoản phải thu và nhiều khoản phải trả. Để thực hiện thu trả cần có thời gian, cho nên việc nợ nần lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh trong một thời gian giới hạn nào đó là chuyện bình thường. Nhưng nếu để tình trạng công nợ dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau thì hậu quả là một số công ty bị phá sản sẽ dẫn tới nguy cơ phá sản của các đơn vị khác. Để không rơi vào tình trạng công nợ dây dưa, chi nhánh thường xuyên phải phân tích công nợ và khả năng thanh toán công nợ của chi nhánh theo các nội dung sau:
- Vốn luân chuyển: Biểu thị số tiền còn lại sau khi thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn hạn. Vốn luân chuyển của chi nhánh qua 3 năm ngày càng giảm. Nguyên nhân làm cho nhu cầu vốn lưu động giảm là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Điều này có ý nghĩa không tốt vì vốn luân chuyển là số tiền mà doanh nghiệp có thể trả thêm ngoài những số nợđã thanh toán. Trong năm 2007 chi nhánh huy động vốn bên ngoài nhiều để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, thông qua việc đầu tư vào tài sản cố định. Đối với chủ nợ, vốn luân chuyển là khoản an toàn; đối với ban giám đốc, vốn luân chuyển biểu hiện cho khả năng đầu tư thêm của chi nhánh mà không phải huy động vốn thêm.
Hình 4: TÌNH HÌNH VỐN LUÂN CHUYỂN QUA 3 NĂM 2005 – 2007
41.822 25.725 4.241 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50,000 2005 2006 2007 Năm Vốn luân chuyển Triệu đồng
Bảng 10: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NĂM CHÊNH LỆCH 2006/205 CHÊNH LỆCH 2007/2006 CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % 1 2 3 4 5 6 = 4 - 3 7 = 6 : 3 8 = 5 - 4 9 = 8 : 4 1. Tài sản lưu động triệu đồng 52.709 76.059 130.504 23.350 44,3 54.445 71,6 2. Hàng tồn kho triệu đồng 1.021 2.128 76.692 1.107 108,4 74.564 3.503,9 3. Các khoản phải thu triệu đồng 5.894 8.893 27.212 2.999 50,9 18.319 206,0 4. Nợ ngắn hạn triệu đồng 10.887 50.334 126.263 39.447 362,3 75.929 150,9 5. Vốn luân chuyển (1 - 4) triệu đồng 41.822 25.725 4.241 (16.097) (38,5) (21.484) (83,5) 6. Tỷ số thanh toán ngắn hạn
(6 = 1 : 4) Lần 4,84 1,51 1,03 (3,3) (68,8) (0,5) (31,6) 7. Tỷ số thanh toán nhanh
- Khả năng thanh toán hiện thời: Tỷ số này có giá trị càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Trong năm 2005 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 4,84 đồng giá trị tài sản lưu động, tỷ số này tương đối cao chứng tỏ khả năng thanh toán của chi nhánh là rất tốt. Tuy nhiên nếu giá trị này quá cao thì điều này cũng không tốt vì nó phản ánh sự việc doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp, và tài sản lưu động dư thừa thường không tạo thêm doanh thu. Năm 2006, năm 2007 tỷ số thanh toán ngắn hạn lần lượt là 1,51 và 1,03 đã giảm đi so với năm 2005 nguyên nhân là do tốc độ tăng của khoản nợ ngắn hạn (năm 2006/2005 là 362,3%, năm 2007/2006 là 150,8%) nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động (năm 2006/2005 là 44,3%, năm 2007/2006 là 71,58%). Tuy tỷ số này thấp nhưng ta cũng thấy được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của chi nhánh trong năm 2006 đều vừa đủ để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Sang năm 2007, tỷ số này không đủ để thanh toán nợ ngắn hạn của chi nhánh. Đó là do trong năm chi nhánh đã trữ hàng hóa quá lớn. Mặt khác trong nhiều trường hợp tỷ số này không phản ánh chính xác khả năng thanh toán, bởi vì nếu hàng tồn kho quá nhiều khó có thể chuyển ngay thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Bởi vậy chúng ta cần quan tâm tới tỷ số thanh toán nhanh.
- Khả năng thanh toán nhanh: Mặc dù khả năng thanh toán nhanh của chi nhánh có giảm qua các năm nhưng hệ số thanh toán nhanh của chi nhánh vẫn có thể chấp nhận được (năm 2005 đến năm 2007 lần lượt là 4,75; 1,47 và 0,43). Ta thấy hệ số thanh toán nhanh năm 2007 cho ta biết năm 2007 chi nhánh cứ 0,43 đồng tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn. Nguyên nhân là do hàng tồn kho không giải quyết được. Khả năng thanh toán này khó có thể chấp nhận được. Vì vậy để tránh khả năng thiếu khả năng thanh toán chi nhánh nên tìm biện pháp để hạn chế lượng hàng tồn kho và giảm khoản nợ ngắn hạn.
Hình 5: KHẢ NĂNG THANH TOÁN
- Khả năng thanh toán bằng tiền mặt: Khả năng thanh toán bằng tiền là chỉ tiêu cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu chi trả bằng tiền đối với các món nợ ngắn hạn của chi nhánh. Qua 3 năm hệ số này giảm xuống rất nhiều. Năm 2005 hệ số thanh toán bằng tiền mặt là 3,85 lần, điều này có nghĩa là đối với 1 đồng nợ ngắn hạn thì chi nhánh có khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả bằng tiền là 3,85 đồng. Như vậy, ta đã thấy được chi nhánh đã gặp khó khăn trong việc thanh toán bằng tiền mặt trong năm 2007 với hệ số thanh toán bằng tiền mặt quá thấp là 0,2.
Bảng 11: HỆ SỐ THANH TOÁN BẰNG TIỀN MẶT NĂM CHỈ TIÊU ĐVT 2005 2006 2007 1. Vốn bằng tiền Triệu đồng 41.947 61.647 25.722 2. Tổng nợ lưu động Triệu đồng 10.887 50.334 126.263 3. Hệ số thanh toán bằng tiền mặt (3 = 1 : 2) Lần 3,85 1,22 0,2 4,75 4,84 1,47 1,51 0.43 1,03 0 1 2 3 4 5 Lần 2005 2006 2007
Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán ngắn hạn
Kết luận: nhìn chung tình hình thanh toán của chi nhánh là chưa tốt, chi nhánh vẫn còn hạn chế khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả thể hiện qua khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn thấp. Để cải thiện tình hình này chi nhánh cần tăng cường công tác thu hồi nợ, giải quyết hàng tồn kho.