Cho vay sản xuất kinh doanh theo loại hình kinh tế.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á.doc (Trang 31 - 35)

Các loại hình kinh tế được ngân hàng cho vay bao gồm: công ty TNHH Nhà Nước, công ty TNHH Tư Nhân, doanh nghiệp tư nhân, Kinh tế tập thể, Kinh tế cá thể.

Ta có số liệu về cho vay sản xuất kinh doanh theo loại hình kinh tế của Đại Á Ngân hàng như sau:

Bảng 4 : Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh theo loại hình kinh tế của ngân hàng năm 2006 – 2007

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Loại hình kinh tế Năm 2006Doanh sốNăm 2007 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1 Công ty TNHH NN 51,700 55,000 3,300 6.38

2 Công ty TNHH Tư nhân 112,107 365,478 253,371 226.01

3 Công ty cổ phần khác 0 5,165 5,165

4 Doanh nghiệp tư nhân 155,609 568,998 413,389 256.66

5 Kinh tế tập thể 1,400 2,000 600 42.86

6 Kinh tế cá thể 744,160 1,750,821 1,006,661 135.27

Tổng 1,064,976 2,747,462 182,486 157.98

(Nguồn: Báo cáo theo loại hình kinh tế của Đại Á)

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 1 2 3 4 5 6 năm 2006 năm 2007

Biểu đồ 4: Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh theo loại hình kinh tế 2006- 2007

Qua số liệu trên cho thấy, nhìn chung năm 2007 doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế đều tăng so với năm 2006. Năm 2007, tổng doanh số cho vay sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế là 2,747,462 triệu đồng tăng 182,486 triệu đồng so với năm 2006 tức là tăng 157.98%, trong đó cho vay sản xuất của thành phần kinh tế doanh nghiệp tư nhân tăng khá cao, từ 155,609 triệu đồng năm 2006 tăng lên 568,998 triệu đồng trong năm 2007 tăng tới 256.66%. Bên cạnh đó sự xuất hiện của các công ty cổ phần khác cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay năm 2007.

Bảng số liệu trên cũng cho thấy trong các thành phần kinh tế thì thành phần công ty TNHH Tư Nhân, doanh nghiệp Tư Nhân và kinh tế cá thể có doanh số cho vay cao nhất, trong khi đó thành phần kinh tế công ty TNHH Nhà Nước cũng tăng nhưng vẫn còn thấp so với các thành phần kinh tế còn lại, chỉ chiếm 55,000 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 2% trong tổng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh.

Số liệu thực tế cho thấy rằng khu vực doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng từ giữa thập niên trở đi và đặc biệt kể từ khi luật doanh nghiệp được thực thi ngày 1/1/2000. Luật doanh nghiệp Việt Nam đã có tác động tích cực vào sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân cả về việc thiết lập tương đối rõ ràng và thể hiện cái nhìn đích thực của Nhà nước về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Số lượng đăng ký các công ty tư nhân tăng trưởng nhanh chóng, từ gần 26,000 năm 1998 lên đến 81,000 tính đến cuối năm 2002, theo số liệu thống kê. Trong vòng 4 năm qua tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của các công ty tư nhân mới thành lập là 33%.

Cải cách kinh tế đã có tác động tích cực đến sự phát triển của khu vực tư nhân đặc biệt là những năm cuối thập niên 90. Nhờ có luật doanh nghiệp, việc thiết

lập mới các doanh nghiệp của các doanh nhân địa phương đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trong những năm gần đây tín dụng ngân hàng là nguồn tài chính chính thức đã hỗ trợ cho các công ty thuộc khu vực tư nhân hoạt động ngày càng có hiệu quả. Với quy mô và tiềm năng phát triển như hiện nay, khu vực doanh nghiệp tư nhân đã trở thành một trong những thành phần kinh tế được Đại Á cho vay nhiều nhất.

Đây là kết quả của việc kết hợp:

Cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân.

Cải cách của ngân hàng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty tư nhân và cá nhân muốn vay tiền theo hình thức thế chấp nhà đất.

Chuyển đổi theo hướng thương mại hóa, ngân hàng cho vay nhưng người cho vay được đánh giá cao về khả năng thanh toán chứ không phải các nhân tố khác.

Tuy nhiên, để thật khai thông được những khó khăn, vướng mắc cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có thêm nhiều thuận lợi hơn nữa và ngân hàng cũng mạnh dạn hơn cho vay và đồng vốn của ngân hàng được đảm bảo an toàn hơn trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm khó khăn... Bên cạnh đó, địa phương cần chỉ đạo và có hướng giúp đỡ các doanh nghiệp lập thị trường tiêu thụ sản phẩm và ký kết được hợp đồng tiêu thụ, ngân hàng có chính sách trong việc hỗ trợ trong mức cho vay trong đảm bảo tiền vay đối với doanh nghiệp.

Bảng 5: Doanh số cho vay theo loại hình kinh tế năm 2007 Đơn vị: triệu đồng STT Loại hình kinh tế Năm 2007 Tỷ lệ (%)

1 Công ty TNHH NN 55,000 2

2 Công ty TNHH Tư

nhân 365,478 13.3

3 Công ty cổ phần khác 5,165 0.19 4 Doanh nghiệp tư nhân 568,998 20.71

5 Kinh tế tập thể 2,000 0.07

6 Kinh tế cá thể 1,750,821 63.73

Tổng 2,747,462 100

( nguồn: Báo cáo doanh số cho vay của Đại Á ngân hàng)

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á.doc (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w