Phát hồ sơ vay vốn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á.doc (Trang 28 - 31)

5.1 Đối với cho vay thế chấp bằng tài sản do người vay đứng tên trên giấy tờ.

 Trường hợp có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc QSHNƠ và QSDĐƠ.

 4 tờ hợp đồng thế chấp tài sản.

 3 tờ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.  1 tờ cam kết thay đổi kết cấu nhà, diện tích đất (nếu có thay đổi so với thực tế trên chủ quyền).

5.2 Đối với cho vay bằng tài sản bảo lãnh của bên thứ ba.

 Trường hợp có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc QSHNƠ và QSDĐƠ.

 3 tờ đăng ký thế chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với đất đối với người thứ ba.

 1 tờ cam kết thay đổi kết cấu nhà, diện tích đất.

2.4.2 Trong khi cho vay.

1. Hoàn tất hồ sơ vay vốn.

Sau khi nhận lại tất cả các giấy tờ đã phát cho khách hàng kèm theo giấy đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng kiểm tra hoàn tất hồ sơ vay vốn và hẹn ngày giải ngân.

 Bộ hồ sơ hoàn chỉnh chủ yếu gồm:  3 tờ hợp đồng tín dụng.

 1 tờ trình thẩm định .

 1 biên bản kiểm định tài sản thế chấp.  Giấy đề nghị vay vốn.

 Giải trình mục đích vay vốn.

 Tất cả giấy tờ khách hàng mang về chính quyền địa phương xác nhận, và đơn vị đăng ký giao dịch đảm bảo.

 Các giấy tờ mà khách hàng đã cung cấp. Sau khi hoàn tất hồ sơ trình lãnh đạo duyệt.

2. Giải ngân:

Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ vay đã được duyệt cho vay xuống phòng kế toán để giải ngân.

Khi khách hàng đến nhận tiền vau, yêu cầu khách hàng mang CMND và bản chính giấy tờ của TSTC.

3. Nhập vào bảng theo dõi trả nợ của khách hàng. Mục đích của việc nhập bảng để dễ dàng kiểm tra, lên kế hoạch đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng hạn.

4. Kiểm tra giám sát vốn vay.

 Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Việc kiểm tra phải lập biên bản lưu trữ hồ sơ để theo dõi.

 Thời gian kiểm tra tối thiểu 3 tháng một lần.  Nội dung kiểm tra:

- Mục đích sử dụng vốn cam kết trong hợp đồng. - Tình hình sản xuất kinh doanh, thu nhập.

- Kiểm tra thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay. 5. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

5.1 Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:

Căn cứ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, nếu vì lý do khách quan khách hàng không thể trả nợ theo đúng kỳ hạn thì trước 3 ngày so với kỳ hạn trả nợ khách hàng phải có đơn điều chỉnh.

Cán bộ tín dụng tiếp nhận đơn và kiểm tra thực tế. Nếu có lý do chính đáng có thể lập biên bản và đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, trình lãnh đạo xét duyệt. Nếu không được duyệt thì phải thông báo cho khách hàng rõ nguyên nhân và yêu cầu khách hàng làm theo chỉ đạo của lãnh đạo. Nếu được duyệt thì cán bộ tín dụng đưa đơn xin điều chỉnh vào kế toán nhập máy.

6.2 Gia hạn nợ.

Khi hết thời gian vay vốn nếu khách hàng không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan và có văn bản đề nghị xin gia hạn nợ trước 3 ngày so với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thời hạn trả nợ. CBTD tiếp nhận đơn, tiến hành kiểm tra thực tế, lập biên bản và nêu ý kiến đề nghị nguyên nhân gia hạn nợ để trình lên lãnh đạo duyệt.

Nếu đồng ý cho gia hạn nợ, CBTD chuyển cho kế toán một giấy gia hạn nợ.

2.4.3 Giai đoạn sau khi cho vay.

Tất toán toán hồ sơ:

 Sau khi đến hạn khách hàng trả hết nợ gốc và lãi, CBTD sẽ kết toán hồ sơ và đưa vào lưu trữ, đồng thời trả lại bản chính giấy tờ tài sản đảm bảo.

 Nếu đến hạn trả nợ khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng sẽ phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

2.5 Thực trạng cho vay sản xuất kinh doanh của Đại Á Ngân hàng2.5.1 Thực trạng 2.5.1 Thực trạng

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á.doc (Trang 28 - 31)