Đẩy mạnh công tác Marketing dịch vụ ngân hàng, tăng cường tiếp thị khách hàng

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh (cn) quang trung (Trang 33 - 36)

- Nguyên nhân chủ quan

3.2.2.Đẩy mạnh công tác Marketing dịch vụ ngân hàng, tăng cường tiếp thị khách hàng

thị khách hàng

Nghiên cứu và áp dụng các hình thức chăm sóc khách hàng linh hoạt để tăng khả năng cạnh tranh, giữ và thu hút khách hàng đến quan hệ tại ngân hàng. Đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm bằng nhiều biện pháp; giao chỉ tiêu đến các Phòng, Đơn vị trực thuộc, phối kết hợp giữa các bộ phận để tiếp thị đến các khách hàng của Phòng Giao dịch ngân hàng.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác marketing nhưng đây vẫn là mảng còn yếu trong hoạt động của ngân hàng. Để có thể làm tốt công tác này đòi hỏi ngân hàng phải chú trọng các biện pháp sau:

Thứ nhất, quảng bỏ thương hiệu cho ngân hàng: Để đạt được mục tiêu phát triển nói chung và phát triển dịch vụ nói riêng thì ngân hàng phải khẳng định được uy tín của mình với khách hàng.

Thứ hai, tăng cường tiếp cận, nâng cao nhận thức cho khách hàng hiểu việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giảm thời gian cũng như rủi ro có thể xảy ra.

Thứ ba, tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng. Công việc này đòi hỏi Ngân hàng phải phân loại được khách hàng của mình bao gồm khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng.

Đối với khách hàng truyền thống ngân hàng cần có những chính sách chăm sóc riêng: như gửi quà, điện hoa cho khách hàng nhân những dịp đặc biệt. Thường xuyên gửi các phiếu điều tra về chất lượng dịch vụ trong từng giai đoạn để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, xem xét mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng. Từ đó có thể phán được mức độ trung thành của khách hàng và có những biện pháp tiếp xúc với khách hàng nhằm tăng sự gắn kết với ngân hàng.

Đối với khách hàng tiềm năng, ngân hàng phải lập danh sách và thường xuyên thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị lôi cuốn thu hút khách hàng thường xuyên đến với ngân hàng. Ngân hàng nên cử những cán bộ có trình độ, năng lực và khả năng giao tiếp tốt để tiếp cận với những khách hàng này.

Thứ tư, dự báo thị trường: Bộ phận Marketing cũng phải quan tâm đến công việc này nhằm đưa ra dự báo tình hình biến động của thị trường dịch vụ trong tương lai, từ đó có kế hoạch chuẩn bị cho công tác phát triển dịch vụ ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, đề tài đã thực hiện

qua các nội dung chính sau:

Thứ nhất, đề tài đã làm rõ lý luận cơ bản về ngân hàng, dịch vụ ngân hàng, khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết cũng như những nhân tố tác động đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng, sự cần thiết phải phát triển dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đó rút ra nhận định: Phát triển dịch vụ ngân hàng là xu thế tất yếu của các ngân hàng thương mại hiện đại trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ tại NH Đầu tư & phát triển Việt Nam- CN Quang Trung trong thời gian qua, chỉ rõ những thành công cũng như hạn chế cần khắc phục trong công tác phát triển dịch vụ ngân hàng đồng thời chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế trên.

Thứ ba, Trên cơ sở lý luận và thực trạng cung ứng sản phẩm dịch vụ BIDV- CN Quang Trung hiện nay, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc phát triển dịch vụ ngân hàng, đưa BIDV-CN Quang Trung thành một ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng hơn.

Đề tài được thực hiện với mục đích đóng góp một phần trong công cuộc đổi mới hoạt động của Chi nhánh. Khi đề xuất và phân tích từng giải pháp, tôi không có tham vọng các giải pháp sẽ giải quyết được mục tiêu đề ra một cách nhanh chóng, tức thời. Song các giải pháp mà đề tài đề cập đều được đề xuất trên cơ sở các luận cứ khoa học và thực tiễn, hoàn toàn có tính khả thi nếu BIDV-CN Quang Trung muốn phát triển dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên với khả năng có hạn, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, bất cập.

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh (cn) quang trung (Trang 33 - 36)