•Đối với các nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn:
- Chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay:
+ Thực hiện tốt khâu kiểm tra trước khi cho vay: Trước khi cho vay, cán bộ tín dụng phải xác định chính xác tư cách pháp nhân của khách hàng, khả năng quản lý kinh doanh, năng lực tài chính, tính khả thi của dự án, khả năng tiêu thụ sản phẩm, tính pháp lý của tài sản thế chấp...
+ Kiểm tra trong khi vay: Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, việc sử dụng vốn vay của khách hàng...
+ Kiểm tra sau khi cho vay để đánh giá chất lượng sử dụng vốn của khách hàng, từ đó có quyết định tiếp tục đầu tư hay thu hồi vốn, đồng thời nhắc nhở khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ đúng hạn.
+ Thực hiện lập hồ sơ cho vay đầy đủ, cho vay theo đúng quy trình. + Thực hiện tốt các đảm bảo tín dụng, lựa chọn hình thức đảm bảo phù hợp, chắc chắn, vì đây sẽ là nguốn thu thứ hai của ngân hàng khi khách hàng không có khă năng trả nợ và đó là hình thức gắn trách nhiệm của người đi vay với khoản vay.
- Áp dụng các hình thức phân tích tài chính - kỹ thuật trong quy trình tín dụng trung và dài hạn:
+ Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng xin vay vốn, thực hiện nghiêm túc quá trình thẩm định trước khi cho vay.
+ Với các khoản vay nhỏ, cần phải có thủ tục riêng để thẩm định an toàn, đơn giản.
+ Triển khai các lớp đào tạo tín dụng, nâng cao khả năng cũng như trình độ thẩm định dự án của cán bộ tín dụng. Xây dựng các mô hình dự án chung để làm cơ sở cho cán bộ tín dụng thẩm định các món vay.
- Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả:
+ Ngân hàng cần có hệ thống thu nợ để nhắc nhở những khoản nợ đến hạn cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ. Tiến hành đòi nợ có hệ thống và đúng lúc. Trong thông báo lời lẽ phải lịch thiệp, song cũng cần nghiêm khắc, cương quyết yêu cầu khách hàng thanh toán đủ và đúng hạn.
+ Phân tích thực trạng dư nợ khách hàng một cách thường xuyên và có hệ thống. Duy trì phân tích dư nợ đến từng xã, từng cán bộ tín dụng từ đó xác định rõ các khoản vay có vấn đề, nợ quá hạn theo các mức độ khác nhau, xác định rõ trọng điểm, khách hàng trọng điểm để có biện pháp thu hồi kịp thời, hiệu quả.
+ Bám sát khách hàng, nắm bắt một cách nhanh chóng các dấu hiệu khó khăn tài chính của khách hàng để có quyết định kịp thời đối với số vốn tín dụng của mình.
+ Đối với các món nợ quá hạn: Phân loại một cách chính xác các khoản nợ quá hạn, tìm các giải pháp phù hợp cho từng loại, phối hợp cùng các UBND các xã, phường, các cơ quan nội chính để đôn đốc thu hồi nợ. Với những khoản mất khả năng thu hồi, tiến hành vận động khách hàng có biện pháp trả nợ hoặc xử lý tài sản thế chấp, nếu cần thiết có thể lập hồ sơ khởi kiện ra toà.
- Phòng ngừa nợ quá hạn:
+ Phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, cho vay phân tán khách hàng, cho vay ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Thực hiện phân loại khách hàng, rà soát lại hồ sơ, phân loại dư nợ theo nguyên nhân để có biện pháp xử lý.
+ Đánh giá khách hàng một cách chính xác trước khi thiết lập quan hệ. Thu thập đầy đủ các thông tin về rủi ro của khách hàng trước khi quyết định đầu tư cho vay.
+ Nghiên cứu và hình thành các bảo đảm tín dụng trước khi cho vay một cách chắc chắn.
+ Nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ, để xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng theo đúng luồng.
+ Tăng cường hỗ trợ cho khách hàng trong việc tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu cho quá trình kinh doanh như: Tìm đầu ra ổn định...
- Đẩy mạnh công tác cho vay khách hàng qua hình thức tổ nhóm:
+ Ngân hàng cần phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức đoàn thể, các tổ trưởng để tuyên truyền, quảng cáo các dịch vụ cung ứng của khách hàng.
+ Nâng cao trình độ của tổ trưởng tổ vay vốn.
+ Có mức phí hoa hồng phù hợp cho tổ trưởng. Ngân hàng có thể căn cứ vào mức độ khó khăn của công việc mà các tổ trưởng phải gánh vác để định mức phí và có các biện pháp khen thưởng kịp thời.
- Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng:
+ Với những khách hàng mới, ngân hàng nên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng sử dụng dịch vụ, từ đó tạo ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng cho khách hàng, lôi kéo khách hàng trở thành khách hàng truyền thống của mình.
+ Với những khách hàng đã có quan hệ từ trước, ngân hàng có các chính sách ưu đãi như: ưu đãi về lãi suất, giảm bớt các thủ tục trong giao dịch... để khách hàng nhận thấy sự thuận tiện trong giao dịch với ngân hàng và xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài.
- Có hệ thống quản lý thông tin khách hàng:
+ Ngân hàng nên có một hệ thống quản lý các dữ liệu về khách hàng một cách đầy đủ, thuận tiện cho việc xem xét để có thể tìm hiểu, tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất.
+ Xây dựng hệ thống thông tin ngoài luồng, xây dựng mối quan hệ với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc tìm hiểu các thông tin về khách hàng.
- Tăng cường tiếp cận đến từng khách hàng là cá nhân:
Việc xây dựng củng cố mạng lưới ngân hàng cơ sở rộng khắp với nhiều điểm giao dịch là điều kiện giúp ngân hàng tiếp cận gần hơn với các khách hàng lớn, nhưng chưa tạo điều kiện cho những khách hàng là cá nhân, khách hàng tiềm năng đến với ngân hàng. Do đó việc tiếp xúc trực tiếp với các cá nhân có vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô tín dụng đối với những khách hàng là cá nhân. Để thực hiện tốt điều đó ngân hàng cần tiến hành các biện pháp sau:
+ Xây dựng hệ thống thông tin, tuyên truyền về các dịch vụ,lợi ích trong quan hệ, giao dịch với ngân hàng đến từng vùng, từng xã, từng hộ.
+ Tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu giữa các cán bộ ngân hàng với nhân dân địa phương, để từ đó tạo mối quan hệ gần gũi với các hộ gia đình, cá nhân. Như việc: Mở các cuộc đàm thoại, giao lưu văn hoá, văn nghệ nhân các ngày lễ đặc biệt, tham gia các chương trình chung của địa phương...
+ Tổ chức tuyên truyền hình ảnh ngân hàng đến các đối tượng khách hàng tiềm năng như tổ chức các ngày hội ngân hàng đến các trường học, các tổ chức đoàn thể trong địa phương từ đó nâng cao hiểu biết của quần chúng về các cơ chế, chính sách cũng như lợi ích của ngân hàng. Các em học sinh sẽ là đối tượng khách hàng, là nhân viên ngân hàng trong tương lai, việc tổ chức các trò chơi mang tính giáo dục về hình ảnh ngân hàng sẽ tạo cho các em kiến thức nền tảng và ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng.
- Thiết lập, mở rộng các mối quan hệ bền vững:
Trước khi xác lập quan hệ tín dụng, các cán bộ tín dụng cần thẩm định về năng lực, khả năng của khách hàng. Do đó để có thể thiết lập mối quan hệ bền vững, cần thực hiện một số điều sau:
+ Tăng cường năng lực thẩm định các món vay cho cán bộ tín dụng. Việc thẩm định một cách đầy đủ, chính xác các món vay là cơ sở để xem xét chất lượng món vay cũng như uy tín của khách hàng.
+ Với các món vay nhỏ, nên có các thủ tục riêng để đơn giản hoá hoạt động phân tích dự án, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng nhỏ, có uy tín đến
giao dịch, tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Cần soạn thảo các văn bản tham khảo nhanh chóng về các mức giá, doanh thu, chi phí trong các ngành nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt... để cán bộ tín dụng có cơ sở chung cho việc thẩm định dự án.
+ Khi đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ tín dụng nên bổ sung thêm tiêu thức: số lượng khách hàng do cán bộ tín dụng quản lý. Để kích thích các cán bộ tín dụng tìm biện pháp mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng, từ đó mở rộng quy mô tín dụng của ngân hàng.
- Chủ động tìm các dự án và tư vấn cho khách hàng:
Một trong những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô và chất lượng tín dụng là khách hàng không biết sản xuất cái gì? Tiêu thụ ở đâu? Vì thế để có thể mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng nên thực hiện các bước:
+ Ngân hàng chủ động phối hợp với các ngành khác để tìm kiếm các dự án kinh doanh cho khách hàng và trợ giúp vốn cho họ.
+ Ngân hàng phối hợp với các cơ quan khoa học kỹ thuật để giúp tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật sản xuất, về các hoạt động có liên quan,về ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
+ Tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ tín dụng về các kiến thức liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực đầu tư để có thể trực tiếp tư vấn cho khách hàng.
+ Tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng sản xuất, hợp đồng thực hiện dự án khi khách hàng có nhu cầu.
+ Chủ động phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc tìm thị trường cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng.
- Xây dựng hệ thống chấm điểm đối với khách hàng:
Việc xây dựng hệ thống chấm điểm để phân loại khách hàng đã được các ngân hàng trên thế giới áp dụng từ lâu và ở Việt Nam đó vẫn là một công việc mới mẻ.
phần nào rủi ro do những yếu tố chủ quan của khách hàng đem lại. Hiện nay, NHNo & PTNT Việt Nam đã áp dụng hệ thống chấm điểm cho các khách hàng cá nhân ( trong " Cẩm nang tín dụng " ) và thu được những kết quả rất khả quan, còn đối với khách hàng là hộ sản xuất thì chưa có. Do đó để đánh giá năng lực kinh doanh cũng như uy tín của hộ sản xuất, ngân hàng nên xây dựng hệ thống tiêu chí chấm điểm cho đối tượng khách hàng này.
Để làm được điều này, ngân hàng nên nghiên cứu kỹ đặc điểm kinh doanh của hộ sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, năng lực trình độ của hộ sản xuất để có những tiêu chí phù hợp cho hệ thống chấm điểm. Dựa trên các điều kiện cụ thể có liên quan tới tín dụng hộ sản xuất, em xin đưa ra một vài vấn đề cần nắm bắt để xây dựng hệ thống bảng chấm điểm. Cụ thể:
Chỉ tiêu cho điểm: Để xác định các chỉ tiêu cho điểm đối với tín dụng hộ sản xuất, Ngân hàng dựa vào các tiêu chí sau:
- Các tiêu chí dựa vào môi trường sản xuất kinh doanh: Môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, ổn định hay kém hiệu quả? Sản phẩm mà hộ sản xuất ra đang có chỗ đứng như thế nào trên thị trường? Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào tốt hay không? Thị trường đầu ra ổn định hay không ổn định?
- Các tiêu chí thể hiện năng lực quản lý của hộ: Tiêu chí phải thể hiện được kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của hộ đến đâu? Hộ đã đầu tư sản xuất được bao nhiêu năm và kết quả trước đó như thế nào? Đây là tiêu chí chủ quan nên việc cho điểm các tiêu chí này phải dựa vào nguồn thông tin thu được từ phía khách hàng như: Hồ sơ khách hàng cung cấp, phỏng vấn trực tiếp, các nguồn khác...
- Các tiêu chí về tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng: Tiêu chí này thường áp dụng đối với các hộ có quan hệ lâu năm với ngân hàng. Ngân hàng phải xem xét các tiêu chí như: Hộ có trả nợ đúng hạn không? Số lần giãn nợ hoặc ra hạn nợ? Nợ quá hạn? Số lần chậm trả lãi? Số dư trong tài khoản của khách hàng?
- Các tiêu chí về năng lực tài chính: Hệ số khả năng trả lãi? Hệ số thanh toán? Hệ số thanh khoản? Tiêu chí này chỉ áp dụng đối với các hộ có khoản vay lớn.
- Các tiêu chí theo lĩnh vực sản xuất: Lĩnh vực sản xuất mang lại hiệu quả cao hay thấp? Thời gian thu hồi vốn?...
Cách thức cho điểm: Dựa vào các tiêu chí đã đề ra mà đưa vào bảng tiêu chuẩn đánh giá có phân loại cụ thể các mức độ đánh giá là tốt, bình thường hay kém. Số điểm có thể cho cao hay thấp là tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của từng tiêu chí, điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của ngân hàng, phụ thuộc vào kinh nghiệm của người xây dựng hệ thống chấm điểm.
Cách chấm điểm: Việc chấm điểm dựa vào kết quả quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng và do cán bộ tín dụng chấm điểm.
Tổng hợp điểm: Là khâu cuối cùng để bước vào quá trình tiếp theo là phân loại khách hàng.
Phân loại khách hàng: Dựa vào tổng số điểm đã chấm cho khách hàng, cán bộ tín dụng so sánh với các mức điểm trung bình để phân loại khách hàng là tốt, trung bình hay kém.
Cải tiến hồ sơ và các thủ tục tín dụng:
Trong điều kiện hiện nay, số hộ có đủ giấy tờ hợp lệ, đủ trình độ để kê khai giấy tờ trong quy định về thể lệ tín dụng của ngân hàng chưa nhiều. Song nhu cầu vay vốn của hộ thì rất lớn, nếu ngân hàng không cho vay sẽ dẫn đến mất khách, việc cải tiến hồ sơ, thủ tục gọn nhẹ là rất cần được quan tâm. Biện pháp cụ thể:
- Các thể lệ tín dụng chỉ nên quy định các đối tượng không cho vay, còn biện pháp cho vay, điều kiện cho vay cần xem xét theo đối tượng, địa bàn cụ thể.
- Rút bớt hoặc bỏ bớt các giấy tờ còn chồng chéo, trùng lặp như: Tìm cách gộp tờ kê khai tài sản thế chấp, biên bản định giá tài sản, giấy tờ uỷ quyền phát mại tài sản.