Các mặt hạn chế nguyên nhân:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG TRUNG và dài hạn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 48 - 64)

2.3.2.2.1. Hạn chế:

Song song với những kết quả đạt được, tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Hoá còn gặp những hạn chế nhất định:

- Hình thức giải ngân chưa đa dạng, thủ tục còn nhiều phiền hà.

- Việc quyết định đầu tư cho vay chỉ căn cứ vào thời điểm hiện tại mà chưa xét tới các biến động có thể ảnh hưởng tới khoản đầu tư trong tương lai. Do đó ngân hàng dễ gặp rủi ro khi thị trường có biến động mạnh, khách hàng không có khả năng trả nợ.

2.3.2.2.2. Nguyên nhân:

Khách quan:

Thường xuyên có chỉnh sưả bổ sung, các văn bản luật chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, chồng chéo lẫn nhau... gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình tiếp nhận và thực hiện.

Cơ chế đảm bảo tiền vay liên tục được bổ sung chỉnh sửa, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất theo thông tư số 05 giữa Bộ tư pháp - Bộ tài nguyên môi trường.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa kịp thời hoặc đến nay vẫn chưa được cấp, dẫn đến suất việc năng đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng bị hạn chế vì tài sản thế chấp chưa đảm bảo chắc chắn.

Nền kinh tế có phát triển song còn chậm, phân bố giữa các vùng không đồng đều, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng tín dụng còn gặp những hạn chế nhất định.

Chủ quan:

- Khách hàng:

Khách hàng khi vay vốn đã không dự tính đúng kế hoạch kinh doanh nên khi đến hạn không thu hồi được sản phẩm nên không thể trả nợ cho ngân hàng.

Do khách hàng cố tình chây ỳ không chịu trả cho ngân hàng.

Nhiều khách hàng thiếu kiến thức trong sản xuất, chỉ mới quan tâm đến phương án tăng sản lượng mà chưa quan tâm đúng mức tới giá cả thành phẩm dẫn đến thua lỗ và ứ đọng hành hoá.

- Ngân hàng:

Do khối lượng công việc của một cán bộ tín dụng quá lớn, dẫn tới việc kiểm tra đôn đốc các khoản vay không được thường xuyên.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH THANH HOÁ 3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHNO & PTNT CHI NHÁNH THANH HOÁ:

3.1.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn:

- Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn là đòi hỏi bức thiết đối với sự phát triển kinh tế:

Trước hết, ta hiểu chất lượng tín dụng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tín dụng trung - dài hạn chính là vốn cho vay trung - dài hạn của ngân hàng được khách hàng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ … để tạo ra một số tiền lớn hơn thông qua đó ngân hàng sẽ thu được cả gốc và lãi cho ngân hàng đúng thời hạn, bù đắp được chi phí và có lợi nhuận. Như vậy, qua một quá trình chu chuyển vốn, ngân hàng sẽ thu hồi vốn và lãi cón khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả. Xét về tổng thể ngân hàng vừa tạo ra được hiệu quả kinh tế vừa tạo ra được hiệu quả xã hội.

Sinh ra từ nền sản xuất hàng hoá, tín dụng đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn để đẩy mạnh tiến trình phát triển của nền kinh tế. Sinh ra từ nền sản xuất hàng hoá, tín dụng đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn để đẩy mạnh tiến trình phát triển của xã hội. lịch sử đã chứng minh điều đó thông qua sự ra đời và phát triển của xã hội loài người qua các hình thái kinh tế -xã hội.

Ngày nay cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng cũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng trong xã hội. Trong điều

kiện đó, chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm bởi vì:

Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán: khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng, với một khối lượng tiền như cũ, có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền.

Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Xuất phát từ chức năng tập trung và phân phối lại vốn trong nền kinh tế, tín dụng trung - dài hạn đã thu hút những nguồn vốn dư thừa, tạm thời nhàn rỗi để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp từ đố phục vụ cho sự tăng trưởng nền kinh tế. Mặt khác tín dụng trung - dài hạn là một trong những cách để đưa tiền vào lưu thông nhằm làm cho khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế phù hợp với khối lượng hàng hoá. Xuất phát từ chức năng tạo tiền của các ngân hàng thương mại, thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng thương mại có thể mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với sô tiền thực có hoặc vì lý do nào đó, các chủ tài khoản có khả năng phát hành séc và thanh toán bằng các phương tiện khách cho khách vượt quá số tiền gửi thực tế của hộ … nhưng khi đi vào lưu thông chúng đều có quyển thanh toán, chi trả như các phương tiện khác và thường chúng được chuyển thành tiền mặt. Như vậy nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền mặt trong lưu thông và là nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát. Đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ tạo khả năng giảm bớt lượng tiền thừa trong lưu thông, góp phần hạn chế lạm phát, ổn định tiền tê, tăng uy tín quốc gia bằng việc phát huy tác dụng của các sản phẩm, dịch vụ trương tương lai của các công trình đầu tư.

Tín dụng là công cụ thực hiện chủ trưởng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực, mặt khác, thông qua sự phân tích đánh giá khả năng phát triển của đối tượng định đầu tư để có những quyết định đầu tư đúng đắn nhằm khai thác khả năng tiềm tàng về tài

nguyên, lao động, tiền vốn… để tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động… chất lượng tín dụng trung - dài hạn được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng, các ngành trong cả nước, ổn định và phát triển kinh tế.

Chất lượng tín dụng trung - dài hạn góp phần làm lành mạnh quan hệ tín dụng: hoạt động tín dụng được mở rộng với các thủ tục đơn giản hoá, thuận tiện nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc tín dụng sẽ góp phần cho vay đúng các đối tượng cần thiết, giảm thiểu và đi đến xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi chủ yếu hiện nay đang hoành hành ở nông thôn và các vùng xa xôi hẻo lánh.

Tín dụng nói chung và tín dụng trung - dài hạn nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế - xã hội, thiết lập một mối cơ chế chính sách đồng bộ, có hiệu quả sẽ có tác động tích cực với mọi mặt của nền kinh tế - xã hội, điều đó cũng có thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường.

- Nâng cao chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại:

Chất lượng tín dụng trung - dài hạn tốt làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ tạo ra một hình ảnh về biểu tượng và uy tín của ngân hàng và sự trung thành của khách hàng.

Chất lượng tín dụng trung - dài hạn tốt làm tăng khả năng sinh lợi của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay đã cho vay. Mặt khác nó còn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong cạnh tranh, tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng vì chất lượng tín dụng tốt tạo cho ngân hàng có nhiều khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận để bổ xung vốn đầu

tư. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng tốt giúp ngân hàng củng cố các mối quan hệ xã hội bằng những điều kiện tốt nhất.

Có thể nói, với những ưu thế trên, việc củng cố và tăng cường chất lượng tín dụng trung - dài hạn của các ngân hàng thương mại là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, chất lượng tín dụng luôn luôn đòi hỏi phải được nâng cao..

3.1.2. Giải pháp về tín dụng:

Đối với các nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn:

- Chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay:

+ Thực hiện tốt khâu kiểm tra trước khi cho vay: Trước khi cho vay, cán bộ tín dụng phải xác định chính xác tư cách pháp nhân của khách hàng, khả năng quản lý kinh doanh, năng lực tài chính, tính khả thi của dự án, khả năng tiêu thụ sản phẩm, tính pháp lý của tài sản thế chấp...

+ Kiểm tra trong khi vay: Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, việc sử dụng vốn vay của khách hàng...

+ Kiểm tra sau khi cho vay để đánh giá chất lượng sử dụng vốn của khách hàng, từ đó có quyết định tiếp tục đầu tư hay thu hồi vốn, đồng thời nhắc nhở khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ đúng hạn.

+ Thực hiện lập hồ sơ cho vay đầy đủ, cho vay theo đúng quy trình. + Thực hiện tốt các đảm bảo tín dụng, lựa chọn hình thức đảm bảo phù hợp, chắc chắn, vì đây sẽ là nguốn thu thứ hai của ngân hàng khi khách hàng không có khă năng trả nợ và đó là hình thức gắn trách nhiệm của người đi vay với khoản vay.

- Áp dụng các hình thức phân tích tài chính - kỹ thuật trong quy trình tín dụng trung và dài hạn:

+ Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng xin vay vốn, thực hiện nghiêm túc quá trình thẩm định trước khi cho vay.

+ Với các khoản vay nhỏ, cần phải có thủ tục riêng để thẩm định an toàn, đơn giản.

+ Triển khai các lớp đào tạo tín dụng, nâng cao khả năng cũng như trình độ thẩm định dự án của cán bộ tín dụng. Xây dựng các mô hình dự án chung để làm cơ sở cho cán bộ tín dụng thẩm định các món vay.

- Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả:

+ Ngân hàng cần có hệ thống thu nợ để nhắc nhở những khoản nợ đến hạn cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ. Tiến hành đòi nợ có hệ thống và đúng lúc. Trong thông báo lời lẽ phải lịch thiệp, song cũng cần nghiêm khắc, cương quyết yêu cầu khách hàng thanh toán đủ và đúng hạn.

+ Phân tích thực trạng dư nợ khách hàng một cách thường xuyên và có hệ thống. Duy trì phân tích dư nợ đến từng xã, từng cán bộ tín dụng từ đó xác định rõ các khoản vay có vấn đề, nợ quá hạn theo các mức độ khác nhau, xác định rõ trọng điểm, khách hàng trọng điểm để có biện pháp thu hồi kịp thời, hiệu quả.

+ Bám sát khách hàng, nắm bắt một cách nhanh chóng các dấu hiệu khó khăn tài chính của khách hàng để có quyết định kịp thời đối với số vốn tín dụng của mình.

+ Đối với các món nợ quá hạn: Phân loại một cách chính xác các khoản nợ quá hạn, tìm các giải pháp phù hợp cho từng loại, phối hợp cùng các UBND các xã, phường, các cơ quan nội chính để đôn đốc thu hồi nợ. Với những khoản mất khả năng thu hồi, tiến hành vận động khách hàng có biện pháp trả nợ hoặc xử lý tài sản thế chấp, nếu cần thiết có thể lập hồ sơ khởi kiện ra toà.

- Phòng ngừa nợ quá hạn:

+ Phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, cho vay phân tán khách hàng, cho vay ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Thực hiện phân loại khách hàng, rà soát lại hồ sơ, phân loại dư nợ theo nguyên nhân để có biện pháp xử lý.

+ Đánh giá khách hàng một cách chính xác trước khi thiết lập quan hệ. Thu thập đầy đủ các thông tin về rủi ro của khách hàng trước khi quyết định đầu tư cho vay.

+ Nghiên cứu và hình thành các bảo đảm tín dụng trước khi cho vay một cách chắc chắn.

+ Nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ, để xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng theo đúng luồng.

+ Tăng cường hỗ trợ cho khách hàng trong việc tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu cho quá trình kinh doanh như: Tìm đầu ra ổn định...

- Đẩy mạnh công tác cho vay khách hàng qua hình thức tổ nhóm:

+ Ngân hàng cần phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức đoàn thể, các tổ trưởng để tuyên truyền, quảng cáo các dịch vụ cung ứng của khách hàng.

+ Nâng cao trình độ của tổ trưởng tổ vay vốn.

+ Có mức phí hoa hồng phù hợp cho tổ trưởng. Ngân hàng có thể căn cứ vào mức độ khó khăn của công việc mà các tổ trưởng phải gánh vác để định mức phí và có các biện pháp khen thưởng kịp thời.

- Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng:

+ Với những khách hàng mới, ngân hàng nên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng sử dụng dịch vụ, từ đó tạo ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng cho khách hàng, lôi kéo khách hàng trở thành khách hàng truyền thống của mình.

+ Với những khách hàng đã có quan hệ từ trước, ngân hàng có các chính sách ưu đãi như: ưu đãi về lãi suất, giảm bớt các thủ tục trong giao dịch... để khách hàng nhận thấy sự thuận tiện trong giao dịch với ngân hàng và xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài.

- Có hệ thống quản lý thông tin khách hàng:

+ Ngân hàng nên có một hệ thống quản lý các dữ liệu về khách hàng một cách đầy đủ, thuận tiện cho việc xem xét để có thể tìm hiểu, tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất.

+ Xây dựng hệ thống thông tin ngoài luồng, xây dựng mối quan hệ với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc tìm hiểu các thông tin về khách hàng.

- Tăng cường tiếp cận đến từng khách hàng là cá nhân:

Việc xây dựng củng cố mạng lưới ngân hàng cơ sở rộng khắp với nhiều điểm giao dịch là điều kiện giúp ngân hàng tiếp cận gần hơn với các khách hàng lớn, nhưng chưa tạo điều kiện cho những khách hàng là cá nhân, khách hàng tiềm năng đến với ngân hàng. Do đó việc tiếp xúc trực tiếp với các cá nhân có vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô tín dụng đối với những

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG TRUNG và dài hạn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 48 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w