GIỚI THIỆU VỀ STATGRAPHICS CENTURION

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng vết nitrite bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử dapsone, α – naphthol (Trang 47 - 50)

Để kiểm chứng và khẳng định lại kết quả khảo sát bằng phương pháp hóa học ở chương 3 về các điều kiện thực nghiệm, chúng tôi đã ứng dụng tin học để quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa điều kiện thực nghiệm. Phần mềm tin học được lựa chin là chương trình Statgraphics Centurion. Ưu điểm của phần mềm này là có thể chi tiết hóa các điều kiện thực nghiệm theo nồng độ của nitrite hoặc mật độ quang theo mong muốn, cũng như có thể khảo sát các tác động qua lại giữa các yếu tố khảo sát. Phần này được triển khai ở phần tiếp theo.

Tổng quan về chức năng của các trình đơn trong phần mềm: Statgraphics Centurion được sử dụng để thiết kế và phân tích kết quả thực nghiệm. So sánh các tập số liệu thực nghiệm từ đó đưa ra được những kết luận thống kê cho các tập số liệu. Trên thanh công cụ có các trình đơn (xem phần phụ lục B).

4.1.1. Trình đơn File

Trình đơn File chứa các lệnh mở, đóng, lưu, in tập tin và thoát khỏi chương trình. Cụ thể như sau:

- Mở, đóng, lưu tập tin định dạng Statgraphics hay StatFolio, StatGallery, StatReporter.

- Sử dụng StatLink để lấy các dữ liệu từ các nguồn dữ liệu đa dạng như bảng số liệu, các cơ sở dữ liệu.

4.1.2. Trình đơn Edit

Trình đơn này có chứa các lệnh chỉnh sửa thông dụng như:

- Freferences: thiết lập chỉnh sửa hệ thống (giống như Settings hay Options của các phần mềm khác).

- Insert: chèn thêm cột dữ liệu.

- Thay đổi một cột trong tập dữ liệu, đưa ra các giá trị của một dữ liệu thông qua một toán tử, chuyển định dạng dữ liệu sang định dạng của Statgraphics.

4.1.3. Trình đơn Plot

Giúp người sử dụng có thể sử dụng các phép phân tích cơ bản bằng các loại đồ thị thông dụng.

- Scatterplots (đồ thị phân tán): chứa các loại đồ thị phân tán thông dụng cho thấy độ phân tán của tập số liệu.

- Exploratory Plots (đồ thị khảo sát): chứa các loại đồ thị có tính khảo sát, rất hữu dụng trong nghiên cứu tính đối xứng, kiểm tra giả thuyết phân bố, phát hiện sai số.

4.1.4. Trình đơn Analyze

Phân tích số liệu với các cửa sổ chính: - Variable Data (Độ biến thiên dữ liệu). - Atribute Data (Thuộc tính của dữ liệu).

- Hypothesis Test (kiểm định giả thuyết thống kê). - Reliability Analysis (Phân tích độ tin cậy)

4.1.5. Trình đơn Improve

Đây là trình đơn quan trọng nhất được sử dụng nhiều trong thực nghiệm như: quy hoạch hóa thực nghiệm, tối ưu hóa thực nghiệm, phân tích phương sai….

Trình đơn này chứa các phép phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc.

- Analysis of Variance (Phân tích phương sai): với 2 phương pháp thông dụng là One – way ANOVA (phân tích phương sai 1 nhân tố) và Multifactor (phân tích phương sai đa nhân tố).

- Regreession Analysis (Phân tích hồi quy): với 2 phương pháp phân tích là Simple Regression (hồi quy đơn giản) và Polinomial Regression (hồi quy tuyến

tính).

- Experimental Design Analysis (Mô hình hóa thực nghiệm): chứa các công cụ nâng cao dùng để mô hình hóa thực nghiệm.

4.1.6. Trình đơn Forecast

Chứa các công cụ dự đoán sự phù hợp của các giá trị phân tích với mô hình tương ứng.

4.1.7. Trình đơn SnapStats

Trình đơn này chứa các công cụ phân tích tổ hợp nhanh chóng và thuận tiện dùng để đánh giá tính đồng nhất thống kê của phép phân tích như:

- Phân tích 1 tập số liệu: One Sample Analysis. - So sánh 2 tập số liệu: Two Sample Comparison. - So sánh từng cặp số liệu: Paired Sample Comparison. - So sánh nhiều tập số liệu: Multiple Sample Comparison.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng vết nitrite bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử dapsone, α – naphthol (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w