Lấy chính xác 2,0 ml nitrite 10 μg/ml, 1,0 ml DAP, x ml HCl 2 M cho vào bình định mức 25 ml, để từ 3 – 5 phút sau đó cho 2,5 ml α–naphthol vào để yên 15 phút. Định mức tới vạch rồi đo mật độ quang ở bước sóng λ= 538 nm.
Nhận xét: Hợp chất màu muốn hình thành phải trải qua giai đoạn điazo –
xảy ra trong môi trường acid. Khi tăng thể tích HCl từ 0,1 ml đến 0,5 ml, lượng H+
tăng dần, phản ứng điazo tạo ra nhiều ion điazoni làm cho mật độ quang tăng dần. Trong khoảng thể tích của HCl 2 M từ 0,5 ml đến 1,2 ml , mật độ quang A của dung dịch ổn định. Khi VHCl bằng 0,5 ml thì mật độ quang A bằng 0,629 còn khi
VHCl là 1,2 ml thì mật độ quang A bằng 0,630. Mật độ quang cao nhất bằng 0,644
khi VHCl là 1,0. Tuy nhiên, độ chênh lệch mật độ quang A khi VHCl bằng 1,0 ml và VHCl bằng 0,5 ml là ∆A= +2,38%, độ chênh lệch mật độ quang A khi VHCl bằng 1,0 ml và VHCl bằng 1,2 ml là ∆A= -2,17%.
Hình 3.2 cũng cho thấy rằng: khi thể tích HCl lớn hơn 1,2 ml thì mật độ quang giảm dần. Điều này có thể giải thích rằng lúc này hàm lượng H+ trong dung dịch lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghép cặp của ion điazoni với α–naphthol.
Từ những nhận xét trên cho ta nhận định rằng: khoảng thể tích tối ưu của HCl là từ 0,5 ml ÷ 1,2 ml. Và để thuận lợi cho việc phân tích, chúng tôi chọn thể tích HCl 2 M là 1,0 ml cho quá trình nghiên cứu tiếp theo.