3.3.2.1 Phát hiện sớm các dấu hiệu không bình thường của các khoản vay có thể dẫn tới NQH
Nếu các khoản tín dụng được hoàn trả theo cách thanh lý các tài sản thế chấp thì ngân hàng chẳng khác gì “tiệm cầm đồ”. Vì vậy, hầu hết các ngân hàng luôn mong khách hàng của mình đầu tư vốn một cách đúng đắn và trả nợ đầy đủ. Do đó, sau khi cấp tín dụng NHCT cần phải theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường sau đây thì ngân hàng phải tìm biện pháp diều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời:
- Trì hoãn nộp các báo cáo tài chính cho ngân hàng.
- Chậm chễ, thiếu thiện chí trong mối quan hệ tin cậy và hợp tác với ngân hàng.
- Số dư tiền gửi giảm sút, xuất hiện séc rút tiền quá số dư hoặc séc thanh toán bị trả lại.
- Có sự gia tăng thất thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu chưa thu hồi được tiền hoặc có sự gia tăng các khoản nợ chưa thanh toán.
- Hoàn trả nợ vay của ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn, không đầy đủ như cam kết.
- Gia tăng các tài sản cố định qua việc sáp nhập hoặc mua lại các doanh nghiệp khác.
- Có sự thay đổi trong ban lãnh đạo doanh nghiệp , sự thay người từ chức hoặc bỏ trốn…
- Doanh nghiệp gặp các khó khăn về tổ chức, lao động như: đình công bãi công…
- Sự thay đổi chế độ tài chính trong doanh nghiệp, có sự sáp nhập hay giải thể - Các thảm hoạ thiên tai như bão lụt hoả hoạn…hoặc mất trộm, tham ô…
3.3.2.2 Xử lý nợ xấu trước khi Thông tư số 02/2013/TT-NHNN được áp dụng.
Thông tư 02 yêu cầu rất cao về chất lượng tín dụng, nếu áp dụng sẽ làm nợ xấu của NHCT tăng cao. Trước đây, khoản vay doanh nghiệp không trả được lãi khi đến hạn, khoản vay gốc sẽ chuyển thành NQH. Nhưng theo Thông tư 02 cả gốc lẫn lãi không trả được đều chuyển thành NQH. Mặc dù Thông tư 09 đã giúp các quy định trong Thông tư 02 trở nên “mềm mại” hơn, thời gian áp dụng Thông tư 02 cũng được hoãn lại 1 năm, song lộ trình đổi mới phương pháp phân loại, cơ cấu nợ vẫn sẽ tiến hành trong tương gần để theo kịp chuẩn mực thế giới. Nợ xấu tăng kéo theo hệ lụy là trích lập dự phòng tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời, với một số doanh nghiệp được cơ cấu lại nợ, NHCT vẫn chưa dám cho vay mới, nên khi Thông tư 02 áp dụng chắc chắn NHCT sẽ phải thắt chặt hầu bao hơn nữa để tránh phát sinh nợ xấu và như vậy tín dụng ra nền kinh tế sẽ eo hẹp hơn.
Trước áp lực đó, từ đầu năm 2013 đến nay, các NHTM ráo riết tự xử lý nợ xấu, như cơ cấu lại các khoản nợ theo Quyết định 780 về trích lập dự phòng rủi ro; xử lý các khoản vay quá hạn có TSĐB và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC). Nguồn nợ xấu đó bán đi được hạch toán ra ngoại bảng để theo dõi, TCTD lại được nguồn tiền về và có thể cho vay được chính doanh nghiệp có nợ xấu. Lẽ ra khoản nợ xấu đó đã đóng băng, ngân hàng không thu lại được đồng nào, nhưng giờ đây lại có thêm nguồn vốn giá rẻ. Đây là giải pháp rất tốt không chỉ với NHCT nói riêng mà với cả doanh nghiệp, các TCTD khác và nền kinh tế.
Tuy nhiên, NHCT vẫn cần cân nhắc kĩ. VAMC chỉ mới tiến hành mua nợ theo giá trị sổ sách, tức xử lý nợ xấu chưa đi vào thực chất mà mới thực hiện trên danh nghĩa. Khi bán nợ cho VAMC, bảng tài sản của NH giảm bớt nợ xấu, nhưng
nợ xấu của nền kinh tế vẫn còn. Nghĩa là, NHCT phải tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp vực dậy, có khả năng trả các khoản nợ cũ.