2.2.2.1 Mô hình quản trị RRTD tại NHCT Việt Nam
Trong năm 2013, NHCT tiếp tục chuyển đổi mô hình tín dụng giai đoạn 2 theo chuẩn Basel II, đảm bảo QLRR toàn diện dựa trên ba vòng kiểm soát chặt chẽ. NHCT là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai mô hình này.
Sơ đồ 2.3: Mô hình tín dụng theo chuẩn Basel II
Nguồn: http://www.tinmoi.vn/chuyen-doi-mo-hinh-tin-dung-huong-toi-khach-hang- 011219507.html
Mô hình này dựa trên nguyên tắc “Ba vòng kiểm soát” bao gồm (i) các đơn vị kinh doanh tại Vòng 1 đóng vai trò là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm toàn diện
1,8 2,6 2,7 1,5 1,6 2,2 2,5 1 72 75 73 75 90 76 72 88 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 Q1/2012 Q2/2012 Q3/2012 Q4/2012 Q1/2013 Q2/2013 Q3/2013 Q4/2013 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ bao phủ nợ xấu
Vòng kiểm soát thứ nhất
Vòng kiểm soát thứ hai Vòng kiểm soát thứ ba
Các bộ phận QLRR chuyên trách
Các bộ phận trực tiếp kinh doanh
Các bộ phận khác Mảng QLRR tín dụng Mảng QLRR hoạt động Mảng QLRR tổng thể Mảng QLRR thị trường Kiểm tra kiểm toán nội bộ Nguồn: http://touch.vietstock.vn/2014/02/vietinbank-tiep-tuc-dan-dau-he-thong-ve-loi- nhuan-737-333480.htm
từ khâu nhận diện, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro; (ii) Vòng 2 là các đơn vị Quản lý rủi ro với trách nhiệm thiết lập các chính sách, nguyên tắc, hạn mức kiểm soát và giám sát độc lập việc quản lý rủi ro; (iii) Vòng 3 là đơn vị Kiểm toán nội bộ với trách nhiệm đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả của việc quản lý rủi ro tại Vòng 1 và Vòng 2.
Các bộ phận chuyên trách hoạt động theo các quy chế, quy định do Hội đồng Quản trị đề ra và tuân thủ các nguyên tắc và quy trình nghiệp vụ do Tổng Giám đốc ban hành, thực hiện quản lý rủi ro đối với mọi cấp và trên toàn diện các hoạt động tác nghiệp.
Đối với RRTD và đầu tư: Phòng Định chế tài chính là đầu mối chịu trách nhiệm phân tích và đề xuất các GHTD cho từng đối tác là các định chế tài chính. Phòng Quản lý RRTD và đầu tư thực hiện rà soát kết quả chấm điểm của các định chế tài chính. Trong thời gian tới, do những thay đổi trong mô hình quản trị rủi ro, Phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD sẽ thực hiện đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD cho khách hàng doanh nghiệp và giới hạn giao dịch cho các định chế tài chính.
Đối với rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, tác nghiệp: Phòng Quản lý Rủi ro thị trường chịu trách nhiệm thường xuyên theo dõi và đánh giá (i) các chênh lệch về mặt kỳ hạn đối với hoạt động quản lý tài sản nợ, tài sản có để xác định, đo lường, phân tích và báo cáo rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất (ii) rủi ro thị trường (tỷ giá, giá vàng,..) của cả hệ thống. Các quy định và quy trình nghiệp vụ cụ thể đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh ngoại tệ được thiết lập để quản lý rủi ro liên quan đến việc đầu tư các công cụ tài chính đảm bảo các nguyên tắc phân cấp phân quyền, kiểm soát và quản lý rủi ro tác nghiệp trong quá trình sử dụng công cụ tài chính tại tất cả các bộ phận Front Office, Middle Office và Back Office. Kể từ tháng 02 năm 2013, Ngân hàng đã chính thức đưa vào triển khai hệ thống Treasury MX.3 đảm bảo quản lý chặt chẽ, theo thời gian rủi ro thị trường liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Phòng Quản lý rủi ro hoạt động thường xuyên theo dõi, đánh giá, phân tích và báo cáo các rủi ro tác nghiệp và thị trường trong quá trình hoạt động kinh doanh liên quan đến các công cụ tài chính.
Phòng Kiểm toán tuân thủ thực hiện kiểm tra hoạt động tại tất cả các bộ phận tác nghiệp để đảm bảo tính tuân thủ đối với các quy định hiện hành của Ngân hàng.
(Nguồn: Báo cáo hợp nhất của NHCT năm 2013) 2.2.2.2 Nội dung Quản trị RRTD tại NHCT Việt Nam
Nhận biết RRTD tại ngân hàng
Để nhận biết sớm RRTD, hồ sơ của khách hàng phải được thẩm định qua hai phòng (quan hệ khách hàng và quản lý RRTD)
Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Cán bộ quan hệ khách hàng sau khi hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ xin cấp tín dụng đó. Mẫu hồ sơ xin cấp tín dụng đã được ngân hàng lập sẵn, trong đó yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin chi tiết phục vụ cho việc thẩm định tín dụng sau này. Các thông tin và tài liệu cung cấp như thông tin cơ bản về khách hàng, tình hình tài chính hiện tại, mục đích vay, hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc và kế hoạch trả nợ sẽ được CBTD sử dụng nhiều kênh khác nhau để kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp và hợp lệ.
Tiếp theo, CBTD tiếp tục tiến hành thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai có liên quan đến khoản tín dụng mà khách hàng đang xin vay. Ngân hàng đã đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng để phân tích, thẩm định về dự án vay vốn nhằm xác định nhu cầu vốn thực sự, tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá TSĐB và những rủi ro có thể xảy ra để sàng lọc hồ sơ xin cấp tín dụng một cách hiệu quả. Căn cứ trên kết quả của việc xếp hạng tín dụng khách hàng cùng toàn bộ hồ sơ xin cấp tín dụng, CBTD sẽ lập tờ trình thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng (thông thường là cấp lãnh đạo phòng khách hàng hoặc phòng giao dịch).
Sau đó, lãnh đạo phòng khách hàng hoặc phòng giao dịch trực tiếp làm việc với khác hàng sẽ kiểm tra, rà soát thông tin trên tờ trình thẩm định một lần nữa. Để có thể tái thẩm định được hồ sơ, cấp lãnh đạo phòng trực tiếp sẽ rà soát lại sự đầy đủ hợp lệ và hợp pháp của tất cả các thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vay vốn. Ngoài ra, các thông tin khách phục vụ việc nhận định kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng do CBTD thực hiện cũng được các cấp lãnh đạo xem xét
lại để đảm bảo không xảy ra sơ suất. Đồng thời, cấp lãnh đạo phòng trực tiếp đó sẽ căn cứ vào hồ sơ xin cấp tín dụng để đề xuất GHTD có thể cấp cho khách hàng đã được cán bộ trình là đủ điều kiện vay vốn. GHTD có thể cấp sẽ căn cứ vào ba nhân tố chủ yếu là thẩm quyền của phòng, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, và nhu cầu vay vốn đã nêu trong sơ xin cấp tín dụng.
Thẩm định RRTD độc lập
Tuy nhiên, kết luận của cấp lãnh đạo trực tiếp phải được chuyển đến Phòng quản lý rủi ro để thẩm định RRTD độc lập theo quy định của ngân hàng. CBTD sẽ phải cung cấp đầy đủ hồ sơ về khách hàng và bổ sung thông tin cần thiết theo yêu cầu của phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập một lần nữa. Phòng quản lý rủi ro còn xem xét đến các giới hạn quản lý rủi ro như các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ cơ cấu tín dụng theo loại bảo đảm, kỳ hạn... theo quy định của NHCT. Kết quả cuối cùng là Báo cáo thẩm định RRTD trong đó nêu rõ những rủi ro mà NHCT có thể gặp phải khi phê duyệt khoản vay này kèm theo đề xuất biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro. Nếu GHTD quá lớn, cần phải qua sự thẩm định và xét duyệt của Hội đồng tín dụng thì CBTD cũng phải phối hợp cùng Phòng quản lý rủi ro thực hiện báo cáo kết quả thẩm định trước Hội đồng tín dụng cơ sở.
Quản lý và giải ngân tín dụng
Căn cứ trên tờ trình thẩm định của CBTD, đề xuất GHTD và báo cáo kết quả thẩm định độc lập trên, quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ xin cấp tín dụng cùng với GHTD (nếu được chấp nhận) sẽ chính thức đưa ra.
Khi ngân hàng và khách hàng ký kết hợp đồng cho vay thì quá trình giải ngân được bắt dầu, đồng thời TSĐB cũng phải được đáp ứng. Việc giải ngân buộc phải có sự phê duyệt của cấp lãnh đạo phòng trở lên.
Các khoản tín dụng có thể được giải ngân thành nhiều lần khác nhau do thời gian dài, giá trị khoản vay quá lớn hoặc thỏa thuận giữa hai bên. Vì vậy, trong trường hợp này nguyên tắc quản trị rủi ro là phải theo dõi chặt chẽ giữa các lần giải ngân để nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thường: khách hàng rút lượng tiền lớn bất thường hoặc liên tục, các khoản nợ khác của khách hàng này có dấu hiệu khó đòi, những biến động lớn gây bất lợi cho ngành kinh doanh của khách hàng.
Sơ đồ 2.4: Quy trình nhận biết RRTD
Nguồn: Quy trình tín dụng của NHCT
Đo lƣờng RRTD tại ngân hàng
Đo lường rủi ro theo các chỉ tiêu phản ảnh RRTD
Các chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn:
Quản lý danh mục Trả theo lịch trả nợ -Chính sách tín dụng
-Lập kế hoạch: chiến lược, kinh doanh, hoạt động -Tiêu chí chấp nhận rủi ro
Xác định thị trường và thị trường mục tiêu
Khởi xướng
Nguồn gốc
-Tự tìm kiếm/ phát hiện -Khách hàng tự tìm đến -Người khác giới thiệu
Đánh giá
-Mục đích
Hoạt động kinh doanh -Ban lãnh đạo -Số liệu tài chính Đánh giá -Kỳ hạn -Thanh toán -Thế chấp -Các điều kiện Đánh giá -Cán bộ đề xuất -Cán bộ cấp cao
Lập hồ sơ và giải ngân
Lập hồ sơ
-Soạn thảo pháp chế -Kiểm tra thế chấp -Xem xét lại hồ sơ
Giải ngân - Giải ngân - Hồ sơ cần thiết Hành chính -Các con số -Các ràng buộc -Tài sản thế chấp -Các khoản thanh toán -Xem xét lại tín dụng
Sự kiện không thể thấy trước
Xử lý -Nhận biết sớm -Chiến lược -Quản lý kế hoạch Thanh toán -Gốc -Lãi Mất mát -Gốc -Lãi
Bảng 2.6: Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn của NHCT giai đoạn 2010-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Dư nợ cho vay 234.204.809 293.434.312 333.356.092 376.288.968 Vốn huy động 205.918.705 257.135.945 289.105.307 364.497.001 Tổng tài sản 367.730.655 460.603.925 503.530.259 576.368.416 Dư nợ cho vay/Vốn
huy động 113,7% 114,1% 115,3% 103,2%
Tổng dư nợ cho vay/
Tổng Tài sản 63,7% 63,7% 66,2% 65,3%
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất năm 2010,2011,2012 và 2013 NHCT
Nhìn chung các hệ số sử dụng vốn tăng đều qua các năm, luôn ổn đinh. Dư nợ cho vay trong giai đoạn này đều cao hơn nguồn vốn huy động được, nhưng hệ số Dư nợ cho vay/vốn huy động vẫn khá là lí tưởng bởi hệ số vẫn xấp xỉ bằng 100%. NHCT chỉ cần đi vay từ các ngân hàng khác với số tiền không quá nhiều để cho vay lại.
Hệ số Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản của NHCT vẫn chưa đạt đến mức bình thường là 70-80%, chứng tỏ nguồn vốn chưa được sử dụng một cách tối ưu.
Các chỉ tiêu nợ quá hạn:
Bảng 2.7: Chỉ tiêu hệ số NQH của NHCT giai đoạn 2010-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
NQH có khả năng thu hồi 2.399.518 6.017.024 1.411.738 2.528.801 NQH không có khả năng thu hồi 1.538.538 2.204.171 4.889.996 3.738.553
Nợ quá hạn 3.938.056 8.221.195 6.301.734 6.267.354
Tổng dư nợ 234.204.809 293.434.312 333.356.092 374.856.699
Tỷ lệ nợ quá hạn 1,68% 2,80% 1,89% 1,67%
Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi 60,93% 73,19% 22,40% 40,35% Tỷ lệ NQH không có khả năng
thu hồi 39,07% 26,81% 77,60% 59,65%
Nhìn chung NQH của NHCT tăng nhanh theo thời gian, năm 2011 NQH tăng gấp đôi so với năm 2010, tuy đến năm 2012 và 2013 NQH đã giảm xuống 1/4 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với năm 2010. Giai đoạn 2010-2011, NQH có khả năng thu hồi luôn cao hơn NQH không có khả năng thu hồi, thế nhưng giai đoạn 2012- 2013 thì ngược lại.
Tỷ lệ NQH biến động qua các năm nhưng luôn duy trì ở mức dưới 3% và chưa đến mức đáng lo ngại.
Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi trong những năm 2010,2011 luôn cao hơn 50% nhưng bắt đầu từ năm 2012 lại giảm mạnh và năm 2013 đã phục hồi nhưng chỉ được 40,35%. Tỷ lệ NQH không có khả năng thu hồi đang có xu hướng tăng lên nhưng tổng dư nợ của NHCT tăng theo thời gian nên tỷ lệ này cần phải giảm xuống để đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
Các chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp RRTD:
Bảng 2.8: Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của NHCT giai đoạn 2010-2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013
Giá trị Giá trị Thay
đổi% Giá trị Thay
đổi% Giá trị Thay đổi% DP cụ thể 2.238.980 4.624.835 106 3.994.833 -13,6 3.874.609 -3,0 DP chung 411.993 416.672 1,14 234.339 -43,8 328.412 40,1 Cộng quỹ dự phòng 2.650.973 5.041.507 90,2 4.229.172 -16,1 4.203.021 -0,6 Dư nợ cho vay 234.204.809 293.434.312 100 333.356.092 100 376.288.968 100 DP/dư nợ cho vay 1,1% 1,7% 51,8 1,3% -26,2 1,1% -12
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất năm 2010,2011,2012 và 2013 NHCT
Tỷ lệ trích lập dự phòng tín dụng qua 4 năm đều chưa tăng đến 2% và vẫn nằm trong khoảng dao động bình thường.
Dự phòng cụ thể có xu hướng giảm những biến động không lớn. Năm 2011 dự phòng cụ thể đã tăng gấp đôi so với năm 2011, thì sang năm 2012 đã giảm xuống 13,6% và giảm nhẹ vào năm 2013.
Bảng 2.9: Tỷ lệ xóa nợ giai đoạn 2010-2013 của NHCT
Đơn vị: Triệu đồng
2010 2011 2012 2013
Nợ được xóa 1.434.247 4.775.787 3.592.420 4.576.049 Dư nợ cho vay 234.204.809 293.434.312 333.356.092 376.288.968
Tỷ lệ xóa nợ 0,61% 1,63% 1,08% 1,22%
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hợp nhất năm 2010,2011,2012 và 2013 NHCT
Tỷ lệ xóa nợ có xu hướng tăng theo thời gian và chưa vượt ngưỡng 2%, chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng vẫn cao và ổn định.
Đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp cho điểm tín dụng
Hiện nay ngân hàng đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Quán triệt việc đổi mới nội dung và phương pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, hiện nay NHCT đã nhìn nhận toàn diện RRTD trong mối quan hệ với các rủi ro khác và đã quy định vấn đề lượng hóa rủi ro để làm cơ sở hoạt động quản trị rủi ro.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, rồi căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng vào hạng rủi ro phù hợp.
Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ (Xem phụ lục I, tr. iv).
Đo lường RRTD theo phương pháp thống kê
Ngày 14/03/2012 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty tư vấn Ernst & Young Singapore đã ký kết hợp đồng “Dịch vụ tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý RRTD cơ bản của VietinBank”. Đây là dự án dài hạn mang tính chiến lược, nhằm cải tổ toàn bộ hệ thống quản trị RRTD của NHCT theo Basel II, từ cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động, các chính sách, quy định, quy trình cấp tín dụng và quản lý RRTD đến xây dựng một hệ thống đo lường RRTD theo phương pháp tiếp cận nội bộ.
Mục tiêu mà NHCT hướng tới là xây dựng một hệ thống đo lường RRTD theo phương pháp thống kê, cải thiện tính chính xác và hiệu lực của mô hình đo