Khát quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2013

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) (Trang 38 - 39)

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013

Giá trị Giá trị trưởng %Tăng Giá trị trưởng % Tăng Giá trị trưởng %Tăng Tổng tài sản 367.730.655 460.603.925 25,26 503.530.259 9,32 576.368.416 14,47 Tiền gửi 205.918.705 257.135.945 24,87 289.105.307 12,43 364.497.001 26,08 Dư nợ cho vay 234.204.809 293.434.312 25,29 333.356.092 13,61 376.288.968 12,88 Vốn CSH 18.200.546 28.490.896 56,54 33.624.531 18,02 54.074.666 60,82 Lợi nhuận trước thuế 4.638.282 8.392.021 80,93 8.167.900 -2,67 7.750.622 -5,11 ROA 1,50% 2,03% 35,33 1,70% -16,26 1,40% -17,65 ROE 22,10% 26,74% 21,00 19,90% -25,58 13,70% -31,16 NIM 4,18% 5,11% 22,25 4,06% -20,55 3,61% -11,08 CAR 8,02% 10,57% 31,80 10,33% -2,27 13,17% 27,49

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên các năm 2010,2011,2012,2013 NHCT

Nhìn chung, các chỉ tiêu về tổng tài sản, tiền gửi, dư nợ cho vay, vốn chủ sở hữu của NHCT đều có xu hướng tăng lên qua các năm.

Tổng tài sản tăng khá nhanh, năm 2010 mới chỉ là 367.730.655 triệu đồng thì sau 4 năm con số này đã lên tới 576.368.416 triệu đồng, tức là tăng 56% (tăng thêm 208.637.761 triệu đồng).

Tiền gửi khách hàng có chênh lệch so với dư nợ cho vay không lớn lắm, nhất là năm 2013, tiền gửi và dư nợ cho vay chỉ chênh nhau 11.791.967 triệu đồng.Điều này khẳng định lợi thế của NHCT là một ngân hàng lớn, uy tín với quy mô mạng lưới rộng khắp toàn quốc và có cơ sở khách hàng tốt.

Dư nợ cho vay tăng nhanh từ năm 2010 sang năm 2011 tới 25,29% nhưng sau đó tốc độ tăng trưởng lại chậm lại, chỉ còn khoảng 13%.

Vốn chủ sở hữu tăng lên một cách vượt bậc. Từ năm 2010 tới năm 2011 vốn chủ sở hữu đã tăng thêm 10.290.350 triệu đồng (tăng 56,54%), tuy rằng sang năm

2012 tốc độ tăng tuy có chững lại, chỉ còn 18% nhưng năm 2013 tốc độ tăng đã lên tới 60%.

Trong giai đoạn vừa qua, đối mặt với khủng hoảng kinh tế thì sự sụt giảm về lợi nhuận hay ROA, ROE vì ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận dưới mục tiêu tái cơ cấu và phát triển lâu dài. Tuy vậy trong năm 2012 và 2013 các chỉ tiêu về lợi nhuận giảm và quy mô ngân hàng tăng không nhanh bằng vốn chủ sở hữu khiến cho ROE tụt dốc rất mạnh.

Theo xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng, NIM của NHCT cũng có xu hướng giảm, xuống còn 3,61% tại 31/12/2013 do Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng.

Năm 2010, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của NHCT chỉ là 8,02%, trong khi quy định ở Thông tư 13/2010/TT-NHNN tối thiểu phải là 9%. Nhưng từ năm 2011 tới nay tỷ lệ an toàn vốn đều vượt qua con số 9% và có xu hướng tăng theo thời gian.

Những năm qua, NHCT đã có bước chuyển quan trọng trong việc tăng thu nhập từ dịch vụ ngoài dịch vụ tín dụng, tăng thu nhập từ các khoản đầu tư, tập trung xử lý thu hồi các khoản nợ tồn đọng đã xử lý rủi ro để cải thiện thu nhập, tăng vốn tự có theo lịch trình cơ cấu lại NHCT.

Thu nhập từ dịch vụ năm 2013 là 2.096.679 triệu đồng tăng 241.321 triệu đồng tương ứng khoảng 13% so với năm 2012 (1.855.358 triệu đồng). Thu hồi nợ xử lí rủi ro năm 2012 là 1.255.421 triệu đồng, năm 2013 là 1.266.542 triệu đồng.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)