Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các biện pháp tài chính chủ yếu tăng lợi nhuận của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư tập đoàn việt nga (Trang 57 - 59)

d. Các nguyên liệu khác.

3.2.1.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Năm 2011 nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động đều giảm. Trong thời gian tới, Công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận cho công ty.

a) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm từ 2,902 lần năm 2010 xuống còn 12,505 lần năm 2011. Vì vậy để tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty cần chú ý tới các biện pháp:

• Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định: năm 2012 tuy được dự báo là năm hồi phục của nền kinh tế thế giới. Theo đó nền kinh tế trong nước cũng hứa hẹn có nhiều khởi sắc, chính sách tín dụng của các tổ chức thương mại trong nước cũng thu hút các doanh nghiệp vay vốn cho hoạt động kinh doanh. Công ty có thể sử dụng nguồn lợi nhuận để lại, tăng thêm vốn đầu tư cho TSCĐ, bởi lợi nhuận để lại là nguồn vốn nội sinh, tức được tạo ra từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quan điểm của kế toán, khi dùng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư thỡ khụng mất thêm 1 đồng chi phí kế toán cho việc sử dụng vốn. Do đó làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần tăng lợi nhuận.

• Quản lý và sử dụng vốn cố định: trước hết cần có bộ phận nghiên cứu về đầu tư để lựa chọn được những dự án có hiệu quả, khả năng sinh lời, thu hồi vốn nhanh. Để sử dụng vốn cố định có hiệu quả, Công ty cần thực hiện các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn cố định sau các chu kỳ sản xuất kinh doanh bằng cỏch:g triệt để TSCĐ vào sản xuất kinh doanh, ra quyết định thanh lý, nhượng bán những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng, đang dùng nhưng không mang lại hiệu quả cao. Những TSCĐ đang trong thời gian chờ việc công ty có thể cho thuế để tránh hao mòn, tăng thu nhập cho công ty và sớm thu hồi được vốn cố định.

• Chú trọng việc mua sắm TSCĐ, quy trình công nghệ dựa trên năng lực hiện có về đặc điểm sản phẩm, tình hình thị trường, khả năng các nguồn tài trợ.

• Cần thực hiện đánh giá đúng đắn giá trị TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác sự biến động của vốn cố định cũng như việc tính đủ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm, đảm bảo thu hồi đầy đủ vốn cố định để tái sản xuất mở rộng TSCĐ.

• Chủ động đề phòng các rủi ro, tổn thất bất ngờ trong hoạt động kinh doanh bằng cách mua bảo hiểm cho tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính.

• Nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc sử dụng và bảo quản TSCĐ.

b) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Năm 2011, vốn lưu động bình quân của Công ty là 31.211 triệu đồng, tăng hơn 27.174 triệu đồng so với năm 2010. Vòng quay vốn lưu động giảm 0,544 vòng. Năm 2011, các khoản phải thu của công ty là 13.571 triệu đồng tăng 12,06% so với năm 2010. Qua một số chỉ tiêu cơ bản trên cho thấy năm 2011 hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty giảm sút. Công ty có thể thực hiện các biện pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn lưu động như:

 Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho, cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu mua sắm, vận chuyển, đến dự trữ vật tư và thành phẩm. Trong đó cần chú trọng một số biện pháp sau:

• Cần xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu cần trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ hợp lý.

• Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng sao cho: giá cả mua vào thấp, chất lượng vật tư đảm bảo, các điều khoản thương lượng có lợi cho Công ty chẳng hạn như lượng tiền đặt cọc ít. . .

• Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hóa. Cần đảm bảo cơ sở vật chất cho việc dự trữ xăng dầu, công cụ, dụng cụ. Cần áp dụng thưởng, phạt tài chính để tránh tình trạng mất mát, hao hụt quá mức hoặc làm cho hàng tồn kho bị kém hoặc mất phẩm chất. Ngoài ra cần thường xuyên kiểm tra tình trạng vật tư, tránh tình trạng vật tư bị ứ đọng, có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó, và thu hồi vốn.

• Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: trong điều kiện thị trường có nhiều biến động phức tạp, trường hợp giá cả của hàng hóa giảm xuống thì Công ty sẽ không chủ động được nguồn để bù đắp kịp thời, nhất là trong thời gian tới, khi giá xăng dầu có xu hướng tăng cao. Do đó, ngoài việc dự trữ hàng tồn kho ở mức độ hợp lý, Công ty cần quan tâm đến việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, là một biện pháp giúp Công ty thực hiện bảo toàn vốn lưu động.

 Quản lý và thu hồi các khoản phải thu, Công ty cần phải:

• Phân tích khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, phân loại khách hàng dựa trên sự đánh giá về khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, trên cơ sở đó áp dụng chính sách tín dụng hợp lý.

• Cần thường xuyên kiểm soát nợ phải thu,mở sổ theo dõi chi tiết đối với từng đối tượng khách hàng, thực hiện đối chiếu công nợ và thông báo cho khách hàng hàng quý, nhằm đôn đốc khách hàng thanh toán những khoản nợ đến hạn, tránh tình trạng mở rộng việc bán chịu quá mức, gây ứ đọng vốn trong thanh toán của Công ty.

• Có thể tìm kiếm những nhà cung cấp mang lại cho Công ty chính sách tín dụng phù hợp, tránh tình trạng để vốn bị chiếm dụng quá nhiều thông qua việc yêu cầu đặt cọc tiền hàng của bên cung cấp.

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các biện pháp tài chính chủ yếu tăng lợi nhuận của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư tập đoàn việt nga (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w