Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các biện pháp tài chính chủ yếu tăng lợi nhuận của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư tập đoàn việt nga (Trang 33 - 37)

d. Các nguyên liệu khác.

2.1.5.2Tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây.

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp kinh doanh là lợi nhuận cao. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành và sử dụng vốn. Vốn không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Để xem xét và đánh giá về tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty CP tư vấn & đầu tư tập đoàn Việt Nga , ta xem xét Bảng 2.2.

Cuối năm 2011 tổng tài sản là 62.009 triệu đồng, tăng 12.359 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 24.89% so với năm 2010). Nếu như công ty đầu tư

vào từng loại tài sản một cách hợp lý thỡ nú sẽ tạo lợi nhuận cao cho công ty và giúp cho công ty sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả.

Cơ cấu tài sản cuối năm so với đầu năm có sự thay đổi lớn cả về quy mô và tỷ trọng. Tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn cả về số tuyệt đối và tương đối. Cụ thể:

Về quy mô vốn: Tài sản dài hạn cuối năm là 30.798 triệu, tăng 4.283 triệu đồng (tương ứng tăng 16.15% so với đầu năm). Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản cố định tăng 4.344 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17.37%. Cụ thể là tài sản cố định hữu hình tăng 4.574 ( tăng 19.76% so với đầu năm). Việc đầu tư vào thiết bị công nghệ sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh của công ty. Đây là đòi hỏi tất yếu khách quan mang tính quy luật trong nền kinh tế thị trong và trong điều kiện tiến bộ khoa học như hiện nay. Tỷ lệ đầu tư như trên của công ty thực sự là phù hợp trong bối cảnh: nền kinh tế đang phục hồi, nhưng tình hình thị trường không còn thuận lợi cho công ty như năm 2010 nữa, cầu về sản phẩm gạch, ngói đã không còn ở mức cao như năm 2010. Công ty cần cân nhắc khi tiến hành đầu tư vào tài sản cố định, tăng mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh.

Vì đòn bẩy kinh doanh được coi là “con dao hai lưỡi”, nó sẽ phát huy tính tích cực khi công ty tiêu thụ sản phẩm tốt, những đem lại khó khăn nhiều hơn khi công ty công ty khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, do sản lượng hòa vốn khi công ty sử dụng đòn bẩy kinh doanh cao sẽ tăng cao. Vì vậy việc công ty đầu tư vào tài sản cố định với tỷ lệ thấp hơn tài sản ngắn hạn, qua đó làm thay đổi kết cấu tài sản theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh như trên là có thể coi là một hướng đi khôn ngoan và cẩn trọng trong bối cảnh năm 2011.

Việc công ty gia tăng tài sản cố định cũng phần nào lý giải cho sự tăng lên của tài sản ngắn hạn của công ty. Cuối năm tài sản ngắn hạn tăng 24.832

triệu đồng (tăng 34.90% so với đầu năm). Tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn rất nhiều mức tăng của tài sản dài hạn.

Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2011 là 62.009 triệu , tăng 12.359 triệu đồng ( tương ứng tăng 24,89% so với đầu năm) để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Trong đó: vốn chủ sở hữu tăng mạnh 8.109 triệu đồng (tăng 50.40% so với đầu năm), còn nợ phải trả tăng 4.250 triệu đồng (tăng 12.66% so với đầu năm).

Để đánh giá một cách cụ thể hơn tình hình tài chính của công ty

Tiến hành phân tích cơ cấu tài trợ của công ty (biểu đồ 2.1), kết hợp với phân tích cơ cấu tài sản (bảng 02) có thế thấy rằng tại thời điểm đầu năm công ty đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn( tổng giá trị tài sản dài hạn lớn hơn tổng vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn). Điều này là hết sức mạo hiểm đối với công ty, đặc biệt là khi tình hình kinh doanh của công ty bị thua lỗ hoặc đạt được kết quả thấp. Ngược lại nếu kết quả kinh doanh của công kinh là tốt, công ty luôn chấp hành tốt kỷ luật thanh toán cả gốc và lãi cho các chủ nợ và các khoản chiếm dụng ngắn hạn của các đối tượng khác là hợp pháp thì không có gì là đáng lo ngại. Khi đó, chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp, việc sử dụng vốn của công ty sẽ trở nên linh hoạt hơn. Sở dĩ hệ số nợ của công ty luôn ở mức cao như vậy là do một phần số nợ này có từ thời công ty vẫn còn là doanh nghiệp nhà nước, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

Tại thời điểm cuối năm, công ty đã cải thiện được tình trạng này, giúp công ty có được sự an toàn về tài chính, tránh được sự căng thẳng về tài chính. Tại thời điểm này, cơ cấu tài trợ của công ty là khá tốt khi phần lớn nợ dài hạn được dùng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty, giúp cho hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra liên tục, trơn tru.

Trên đây là khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2010 và 2011. Để đánh giá một cách cụ thể hơn về tình hình tài chính của công ty, ta đi đánh giá một số chỉ tiêu phản ảnh tình hình tài chính của công ty.

* Về khả năng thanh toán:

Nhỡnh vào Bảng 2.3 ta thấy hầu hết các hệ số khả năng thanh toán của công ty đều bé hơn 1 và đều có xu hướng tăng nhẹ. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng từ 0,90 lần năm 2010 lên 1,16 lần năm 2011. Ta thấy trong cả giai đoạn, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn tăng dần và hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty cuối năm 2011 đã lớn hơn 1 cho thấy công ty đã đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty đều ở mức thấp. Cụ thể, hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2010 đạt 0,50 và năm 2011 đạt 0,55. Như vậy trong thời gian tới công ty cần chú ý tới việc đảm bảo khả năng thanh toán tức thời và thanh toán nhanh vì khả năng thanh toán thấp sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc vay mượn, ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty và có thể dẫn tới việc công ty lâm vào tình trạnh phá sản nếu khả năng thanh toán của công ty quá thấp.

* Về cơ cấu nguồn vốn :

- Hệ số nợ ở cuối năm 2011 giảm so với năm 2010, từ 68,83% xuống còn 61,22%. Tuy nhiên hệ số nợ của công ty vẫn còn rất cao, nếu vốn vay không được sử dụng có hiệu quả sẽ tăng rủi ro cho doanh nghiệp.

- Tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn tăng, từ 46,60% cuối năm 2010 lên 50,33% cuối năm 2011. Trong điều kiện kinh tế khó khăn như năm 2011 thì điều này là hợp lý vì sẽ giảm thiểu được tác động tiêu cực của đòn bẩy kinh doanh đối với công ty.

Số vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh giảm từ 1,519 vòng năm 2010 xuống 1,286 vòng năm 2011 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty giảm.

Số vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm từ 4,71 vòng năm 2010 xuống 3,63 vòng năm 2011 cho thấy công tác tổ chức và quản lý hàng tồn kho của công ty là không được tốt.

Tóm lại trong những năm vừa qua tình hình tài chính của công ty có những đặc điểm chính sau: Tài sản cuối năm của công ty tăng so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn đã tăng lên và lớn hơn so với tài sản dài hạn. Hệ số nợ của công ty đã được cải thiện, khẳ năng thanh toán của công ty đang có xu hướng tăng tuy nhiên vẫn ở mức thấp. Công ty cần có những cố gắng hơn nữa để cải thiện được khả năng thanh toán của công ty.

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các biện pháp tài chính chủ yếu tăng lợi nhuận của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư tập đoàn việt nga (Trang 33 - 37)