- Triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công và phát triển QTDND.
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 2.1 Sự ra đời và phát triển quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam
2.2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
* Giai đoạn từ 1993 đến 1996: Trong giai đoạn này, trên địa bàn Bắc Ninh có 11 QTDND cơ sở, trong đó: 04 QTDND cơ sở được chuyển đổi mô hình từ HTX tín dụng sang mô hình QTDND cơ sở (QTDND Tân Lãng, Đại Phúc, Tương Giang và Đình Bảng); thành lập mới 07 QTDND cơ sở (Võ Cường, Nội Duệ, Vân Tương, Châu Khê, Quang Trung, Mão Điền và Ninh Xá).
* Giai đoạn thí điểm thành lập (1997-1999)
Năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập. Ban thường vụ Tỉnh ủy đã nhanh chóng thông qua đề án tiếp tục mở rộng thí điểm thành lập QTDND và giao cho NHNN tỉnh phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể của Tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. Năm 1997 thành lập mới thêm 03 QTDND cơ sở và 1 QTDND khu vực (nay là QTDND TW chi nhánh Bắc Ninh), đồng thời rút Giấy phép thành lập và hoạt động đối với 01 QTDND cơ sở (QTDND cơ sở Ninh Xá – TX Bắc Ninh). Từ giữa năm 1998 Ban chỉ đạo TW chủ trương tạm dừng việc thành lập QTDND để củng cố và chuẩn bị tổng kết thí điểm nên hết năm 1999 trên địa bàn tỉnh vẫn chỉ có 13 QTDND cơ sở thuộc 6/8 huyện thị và 1 QTDND khu vực tỉnh với tổng số 5.339 thành viên tham gia. Tổng nguồn vốn hoạt động là 26.891 tỷ đồng. Các QTDND
chủ yếu sử dụng vốn vào mục đích chính là cho thành viên vay vốn để phát triển kinh tế và khắc phục những khó khăn về đời sống, ngoài ra còn sử dụng một phần vốn để đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm tài sản, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động của QTDND. Nhìn chung, các QTDND đều có mức tăng trưởng dư nợ cho vay khá cao, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho thành viên QTDND có điều kiện phát triển kinh tế. Đến 31/12/1999, tổng dư nợ cho vay đạt 21,140 tỷ đồng, bình quân mỗi QTDND có mức dư nợ trên 1,6 tỷ đồng. Nợ quá hạn chiếm 2,75% trong tổng dư nợ, nằm trong giới hạn cho phép là 3%.
* Giai đoạn củng cố (2000-2002)
Sau khi Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị 57-CT/TW ngày 10/10/2000 về “củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND”, NHNN tỉnh Bắc Ninh đã tham mưu cho tỉnh ủy, UBND tỉnh và chủ động triển khai tinh thần nội dung phải làm trong quá trình củng cố, chấn chỉnh với tất cả các QTDND cơ sở và QTDND khu vực trên địa bàn. NHNN chi nhánh tỉnh xây dựng “Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh đến năm 2005” đã được Tỉnh ủy và UBND tỉnh phê duyệt tại các văn bản số 21/KL-TU ngày 27/7/2002 và 1257/KHTH-CT ngày 24/10/2002.
Trong giai đoạn này, triển khai thực hiện Chỉ thị 57 của Bộ chính trị, trong đó có nội dung chuyển mô hình 3 cấp gồm: QTDND cơ sở, QTDND khu vực và QTDNDTƯ thành mô hình 2 cấp gồm: QTDND cơ sở và QTDNDTƯ. Cụ thể là sáp nhập QTDND khu vực vào QTDNDTƯ, thành lập chi nhánh QTDNDTƯ thay thế QTDND khu vực. Chi nhánh NHNN tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trình UBND tỉnh chấp thuận cho QTDND khu vực sáp nhập vào QTDNDTƯ và cho phép QTDNDTƯ đặt chi nhánh tại tỉnh. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo QTDND khu vực hoàn chỉnh thủ tục đề nghị Thống đốc NHNN rút giấy phép và tiến hành bàn giao cho QTDNDTƯ đúng tiến độ theo quy định.
* Giai đoạn tiếp tục củng cố và phát triển (2003 - nay)
Sau khi hoàn thành các mục tiêu của giai đoạn củng cố, chấn chỉnh QTDND, các QTDND hoạt động có hiệu quả và đã phát huy tác dụng khá tích cực trong việc tạo ra một kênh dẫn vốn mới, rất thuận tiện và phù hợp với người dân ở khu vực nông thôn. Mặt khác, hành lang pháp lý cho hoạt động QTDND đã dần hoàn thiện và đặc biệt là với sự góp mặt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và sự ra đời của Hiệp hội QTDND Việt Nam đã tạo thêm niềm tin, đồng thời khẳng định vị thế mới của hệ thống QTDND nên nhu cầu thành lập QTDND tăng mạnh. Năm 2003 thành lập thêm 02 QTDND cơ sở, năm 2004 thành lập 03 QTDND cơ sở, năm 2005 thành lập được 03 QTDND cơ cơ sở, năm 2007 thành lập được 02 QTDND cơ sở, năm 2008 thành lập 02 QTDND đồng thời rút giấy phép thành lập của 01 QTDND, năm 2009 thành lập 01 QTDND cơ sở và năm 2012 thành lập thêm 01 QTDND. Tính đến 31/12/2012 toàn tỉnh có 1 chi nhánh QTDND TƯ và 26 QTDND cơ sở hoạt động trên khắp các huyện, thành phố trong tỉnh; Tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn đạt 854.082 triệu đồng, bình quân 32.849 triệu đồng/QTDND cơ sở; Tổng dư nợ đạt 627.594 triệu đồng, bình quân 24.138 triệu đồng/QTDND cơ sở; Tổng số cán bộ làm việc tại QTDND bình quân 13 cán bộ/QTDND cơ sở.