Nhóm nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 28)

Kinh tế khu vực mà QTDND phục vụ ảnh hưởng lớn tới phát triển hoạt động tín dụng. Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản tín dụng có chất lượng cao và mở rộng được chúng, còn nền kinh tế không ổn định thì các yếu tố lạm phát, khủng hoảng sẽ làm cho khả năng tín dụng và khả năng trả nợ vay biến động khó lường ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu nợ của QTDND. Nhóm nhân tố kinh tế bao gồm:

Một là, chu kỳ phát triển kinh tế có tác động đến hoạt động của QTDND nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng có tăng trưởng. Khi nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng thì hoạt động tín dụng sẽ hết sức khó khăn và có nguy cơ rủi ro lớn. Như vậy có thể nói tín dụng là hàm thử biểu của tình hình phát triển kinh tế.

Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển với tốc độ thấp, biểu hiện tính suy thoái thì sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn,

có nguy cơ bị thu hẹp; nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ và dẫn tới phá sản. Từ đó, tất yếu nhu cầu vốn sẽ giảm, hoạt động tín dụng không mở rộng được, nhiều khoản tín dụng không thu hồi được đúng hạn. Và ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng cao, nhu cầu về vốn trong nền kinh tế tăng…thì hoạt động tín dụng có điều kiện để phát triển tốt hơn.

Hai là, chính sách kinh tế của Chính phủ về ưu đãi hay hạn chế sự phát triển của ngành nông nghiệp, của khu vực nông thôn hoặc một lĩnh vực nào đó; chính sách về thuế, về tỷ giá hối đoái như chính sách giữ giá hoặc phá giá đồng nội tệ… cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Khi Chính phủ có chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ về nguồn vốn, cơ sở vật chất, con người…. Có như vậy, QTD mới có điều kiện trưởng thành và phát triển, từng bước vươn lên cạnh tranh bình đẳng như các tổ chức tín dụng khác.

Ba là, vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Dòng vốn từ nước ngoài chảy vào trong nước sẽ làm lượng cung và cầu ngoại tệ của nền kinh tế thay đổi. Thực tế ở Việt Nam có thời điểm vốn nước ngoài phần nào làm ảnh hưởng đến tỷ giá giữa VNĐ và ngoại tệ, tác động đến giá trị thực đồng nội tệ. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có tham gia vào thị trường quốc tế. Dẫn tới ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các TCTD nói chung và QTDND nói riêng.

Bốn là, xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Vì thế, sự biến động tình hình kinh tế, chính trị xã hội trên thế giới cũng ảnh hưởng tới tình hình kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Cuối năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra làm cho nền kinh tế thế giới suy thoái, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Làm cho khả năng thu hồi vốn của các TCTD cũng gặp không ít khó khăn. Mặt khác, tình hình chính trị không ổn định cũng tác động tâm lý tiêu cực của các

nhà đầu tư làm cho họ không mặn mà đầu tư vào sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w