PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng sơn đào (Trang 31 - 99)

1.5.1. Phƣơng pháp tính giá thành trực tiếp

Hiện nay, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp vì nó phù hợp với đặc điểm xây lắp mang tính đơn chiếc và đối tƣợng tập hợp sản xuất phù hợp với đối tƣợng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, cách tính đơn giản.

Theo phƣơng pháp này, tập hợp tất cả chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình,...từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình ấy.

Trƣờng hợp: công trình, hạng mục công trình chƣa hoàn thành toàn bộ mà có khối lƣợng xây lắp hoàn thành bàn giao thì cần tổ chức, đánh gía sản phẩm dở dang. Khi đó, kế toán tính giá thành sau:

Z = Dđk + C – Dck

Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm

C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tƣợng Dđk, Dck: Giá trị công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

Trƣờng hợp : Chi phí sản xuất tập hợp theo từng công trình nhƣng giá thành thực tế lại tính riêng cho từng hạng mục công trình, thì kế toán căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.

1.5.2. Phƣơng pháp tổng cộng chi phí

Phƣơng pháp này thích hợp với xây lắp các công trình lớn, phức tạp, quy trình sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn thi công chia ra cho các đối tƣợng sản xuất khác nhau. Ở đây, đối tƣợng tập hợp chi phí là từng giai đoạn thi công, còn đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng.

Công thức tính:

Z = Dđk + C1 + C2 + …+ Cn - Dck

Trong đó: Z: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm

công trình xây lắp của 1 công trình.

Dđk, Dck : Giá trị công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

1.5.3.Phƣơng pháp tỷ lệ chi phí

Phƣơng pháp này áp dụng trong trƣờng hợp công ty xây lắp có thể ký kết với bên giao thầu một hay nhiều công trình, gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng cho từng phần công việc. Các hạng mục công trình trên cùng một địa điểm thi công cùng đợn vị thi công nhƣng có thiết kế riêng khác nhau, dự toán khác nhau.

Để xác định giá trị thực tế cho từng hạng mục công trình phải xác định tỷ lệ phân bổ. Công thức:

Ztt = Gdt x H

Trong đó: Ztt : Giá thành thực tế của hạng mục công trình Gdt : Giá trị dự toán của hạng mục công trình đó

H : Hệ số phân bổ giá thành thực tế Với

1.5.4. Phƣơng pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phƣơng pháp này thich hợp với đối tƣợng tính gia thành là từng công trình, hạng mục công trình. Theo phƣơng pháp này, kế toán tiến hành mở cho mỗi đơn đặt hàng một sổ tính giá thành. Cuối mỗi kỳ, chi phí phát sinh sẽ đƣợc tập hợp theo từng đơn đặt hàng tƣơng ứng. Tƣờng hợp đơn đặt hàng gồm nhiều hạng mục công trình sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán tính giá thành cho từng hạng mục công trình theo công thức:

H =

Tổng giá thành thực tế của công trình

Tổng chi phí dự toán của tất cả hạng mục công trình

Zi =

Zđđh

Trong đó: Zi : Giá thành thực tế của hạng mục công trình

Zđđh : Giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành

Zdt : Giá thành thực tế của các hạng mục công trình và đơn đặt hàng hoàn thành

Zdti : Giá thành dự toán của hạng mục công trình i

1.5.5. Phƣơng pháp tính giá thành định mức

Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng ở những doanh nghiệp có quy mô sản xuất đã định hình và đi vào ổn định, đồng thời doanh nghiệp đã xây dựng đƣợc các định mức vật tƣ, lao động có căn cứ kỹ thuật và tƣơng đối chính xác. Đồng thời việc quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và giá thành phải dựa trên cơ sở hệ thống định mức. Z thực tế của sản phẩm = Z định mức của sản phẩm + Chênh lệch do thay đổi định mức + Chênh lệch thoát ly định mức Trong đó:

Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức mới – Định mức cũ

Chênh lệch thoát ly định mức = Chi phí phí thực tế( theo từng khoản mục) – Chi phí phí định mức( theo từng khoản mục)

1.6. KẾ TOÁN TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG SẢN PHẨM VÀ KẾ TOÁN THIỆT HẠI VỀ SẢN PHẨM HỎNG. THIỆT HẠI VỀ SẢN PHẨM HỎNG.

Ý nghiã của trích lập dự phòng.

Dự phòng thực chất là ghi nhận một chi phí chƣa thực chi vào sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính của niên độ kế toán để có nguồn tài chính bù đắp cho niên độ kế toán sau. Trong các giai đoạn trong các thời kỳ phát triển mạnh mẽ trong các doanh nghiệp nhƣ hiện nay, cùng với những cơ hội phát triển kinh doanh không tránh khỏi những rủi ro này có thể do nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tai, lũ lụt.. nguyên nhân chủ quan nhƣ thị trƣờng tài chính biến động giá nguyên vật liệu thay đổi. Vì vậy để tránh rủi ro kinh tế việc trích lập dự phòng là yêu cầu bắt buộc của doanh nghiệp. Nó sẽ tạo ra một sự ổn định kể cả khi doanh

nghiệp rơi vào tình huống khó khăn, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thƣờng.

Đối với hàng tồn kho đƣợc lập dự phòng bao gồm các khoản

1.6.1. Kế toán trích lập dự phòng hàng tồn kho.

Về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Theo thông tƣ số 228/TT – BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 và thông tƣ 34/TT – BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 về việc hƣớng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản lập dự phòng, việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc lập cho nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tƣ, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hƣ hỏng, kém phẩm chất, lac hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luận chuyển…) sản phẩm dở dang chi phí dịch vụ dở dang.

Việc trích lập giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc đảm bảo phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp của bộ tài chính hoăc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn của hàng tồn kho.

Cuối kỳ kế toán khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo

Nếu khoản dự phòng phải lập của năm nay lớn hơn dự phòng lập năm trƣớc thì phần chêch lệch lớn hơn:

Nợ TK 632 : Phần chêch lệch lớn hơn Có TK 159

Nếu khoản dự phòng phải lập của năm nay lớn hơn dự phòng lập năm trƣớc thì phần chêch lệch nhỏ hơn: Nợ TK 159 : Phần chêch lệch nhỏ hơn Mức dự phòng giàm giá vật tƣ hàng hóa = Lƣợng vật tƣ, hàng hóa tồn kho tại thời

điểm lập BCTC x Giá gốc của hàng tồn kho trên sổ kế toán - Giá trị thuận có thể thực hiện HTK

1.6.2. Kế toán trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm.

Đối tƣợng và điều kiện lập dự phòng.

Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất và tiến hành lập dự phòng cho từng sản phẩm, hàng hóa, công trình do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm đƣợc doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng và văn bản quy định khác.

Phƣơng pháp lập dự phòng.

Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất và tiến hành lập dự phòng cho từng sản phẩm, hàng hóa cam kết.

Tổng mức lập dự phòng cam kết với khách hàng nhƣng không quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ.

Sau khi lập dự phòng tổng hợp chi tiết vào bảng kê, làm căn cứ chi phí hạch toán bán hàng.

Phƣơng pháp hạch toán.

Trích trƣớc chi phí bảo hành sản phẩm Nợ TK 641(6415)

Có TK 352 Dự phòng phải trả Phát sinh chi phí bảo hành

Nợ TK 621, 622, 627

Có TK 111, 112, 152, 153..

Cuối kỳ kết chuyển chi phí bảo hành thực tế Nợ TK 154

Có TKk 621, 622, 627

Khi bảo hành xong bàn giao khách hàng Nợ TK 352:

Có TK 154

Nếu khoản trích bảo hành sản phẩm lớn hơn thực tế phát sinh hoàn nhập dự phòng.

Có TK 641(6415)

1.6.3. Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng.

Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lƣợng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lƣợng, cách thức lắp ráp. Tuỳ theo mức độ hƣ hỏng mà sản phẩm hỏng đƣợc chia làm 2 loại.

+ Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa đƣợc là sản phẩm có thể sửa chữa đƣợc về mặt kỹ thuật và sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.

+ Sản phẩm hỏng không sửa chữa đƣợc là sản phẩm không thể sửa chữa đƣợc về mặt kỹ thuật hoặc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế.

Trong quan hệ với công tác kế hoạch sản xuất thì loại sản phẩm hỏng trên lại đƣợc chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức (doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong sản xuất) và sản phẩm hỏng ngoài định mức (sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của nhà sản xuất).

Sản phẩm hỏng trong định mức đƣợc hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác. Còn thiệt hại của sản phẩm hỏng ngoài định mức đƣợc xem là khoản phí tổn thời kỳ phải trừ vào thu nhập. Toàn bộ giá trị thiệt hại đƣợc theo dõi riêng trên tài khoản 1381 "tài sản thiếu cho xử lý" (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức)

TK 1381

TK 334, 152 632

Chi phí sữa chữa sản phẩm hỏng Giá trị thiệt hại sản Có thể sữa chữa đƣợc phẩm hỏng ngoài ĐM

TK 154, 155 1388 Giá trị sản phẩm hỏng không Giá trị phế liệu thu

sửa chữa đƣợc hồi và các khoản BT

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SƠN ĐÀO 2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SƠN ĐÀO

2.1.1.Khái quát về quá trình hình thành công ty

Công ty Xây dựng Sơn Đào là một doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp. tổ chức bộ máy kế toán hạch toán kinh tế độc lập, có tƣ cách pháp nhân .

Tên giao dịch : Công ty Xây dựng Sơn Đào

Trụ sở : Phố Kiểu - Yên Định- Thanh Hóa

Điện thoại : 037 . 820.125 - 037.940.502 fax : 037.820.236 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty Xây dựng Sơn Đào có những đặc điểm chung của tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm xây dựng cơ bản và những đặc điểm riêng để phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị nên tổ chức bộ máy quản lý của công ty đƣợc tổ chức nhƣ sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý

2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Ban giám đốc: bao gồm Tổng giám đốc và ba phó giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm. là những ngƣời đứng đầu điều hành chung toàn bộ hoạt động của công ty về hành chính, tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh thƣờng nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất, và chịu mọi trách nhiệm trƣớc cấp trên và pháp luật.

Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và các Chi nhánh. Thƣờng xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trƣớc khi trình báo cáo kết luận và kiến nghị lên Đại hội cổ đông.

Phòng kế hoạch kỹ thuật: xây dựng các kế hoạch kỹ thuật trong tháng, quý, năm và các báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đó. lập dự thảo kinh tế với các nhà

Ban giám đốc Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng thí nghiệm vật liệu Phòng tài chính - kế toán Phòng tổ chức hành chính XNcơ giới XN4 XN5 XN6 XN7 XN8

kế, nghiên cứu, xem xét, phát hiện, bổ sung các thiếu sót, quản lý toàn bộ khâu kỹ thuật, giám sát kỹ thuật thi công theo đúng nhƣ bản vẽ thiết kế, đảm bảo chất lƣợng công trình và chịu trách nhiệm trƣớc ban lãnh đạo của công ty.

Phòng thí nghiệm vật liệu: thí nghiệm các loại vật liệu ở các công trình xây dựng nhằm cung cấp các định mức vật liệu cho thi công các công trình.

Phòng tổ chức - hành chính: thực hiện quản lý nhân sự, bao gồm tổ chức tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chuyển nhân sự cho phù hợp với tính chất, yêu cầu công việc và khả năng của mỗi ngƣời, theo dõi việc nâng bậc lƣơng, đóng bảo hiểm cho ngƣời lao động (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) gián tiếp tại văn phòng công ty.

Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng việc tổ chức và thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp qua đó phân tích, đánh giá qua việc ghi chép nhằm cung cấp những thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác để ra thông tin hữu ích cho ban giám đốc trong việc ra các quyết định.

Các chi nhánh xây dựng công trình: nhiệm vụ chính của các xí nghiệp là trực tiếp thi công công trình xây dựng cơ bản, giao thông thuỷ lợi. đảm bảo đúng tiến độ thi công và chất lƣợng công trình.

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nhiệm vụ chính của công ty là xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng và giao thông, công ty thực hiện các công việc cụ thể nhƣ sau:

- Thực hiện các công việc xây dựng bao gồm: đào đắp đất đá, thi công các loại móng thông thƣờng, xây lắp kết cấu công trình lắp đặt điện nƣớc thông dụng, hoàn thiện xây dựng.

- Thực hiện các công trình xây dựng bao gồm: xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che cho các công trình công nghiệp, và cầu cống nhỏ trên đƣờng bộ.

Nhiệm vu:

- Xây dựng công trình dân dụng. - Xây dựng công trình công nghiệp. - Xây dựng công trình giao thông. - Xây dựng công trình thủy lợi.

- Sản xuất và kinh doanh các cấu kiện bê tông đúc sẵn. Đây là chức năng nhiệm vụ chính của Công ty từ ngày đầu thành lập.

- Xây lắp đƣờng dây và trạm biến áp, quản lý kinh doanh bán điện đến từng hộ gia đình.

Mục tiêu:

Xây dựng kế hoạch tăng dần giá bán đề từ tháng 6/2009 cho tất các sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn.

Tăng cƣờng quảng bá tiếp thị sản phẩm trên cả thị trƣờng trong và ngoài tỉnh. Xây dựng kế hoạch sản xuất năm 2009 phấn đấu đạt 80%, năm 2013 đạt 85% và từ năm 2013 trở đi đạt 100% công suất thiết kế. Thời gian sản xuất trong năm là 11 tháng /năm.

Huy động vốn lƣu động từ các nguồn vốn hợp pháp khác để hoạt động. Đầu tƣ xây dựng các cụm nguyên liệu trọng điểm ở Thanh Hoá.

Tìm biện pháp tổ chức SXKD hiệu quả, giảm thiểu chi phí nâng cao hiệu suất thu hồi lên > 90%.

Chuyển dịch từ sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn thông qua việc đấu thầu các công trình xây lắp.

2.1.2.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

Ngành nghề kinh doanh :

- Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng - Lập dự toán xây dựng các công trình giao thông .

- Sản xuất vật liệu xây dựng

- Thí nghiệm vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng sơn đào (Trang 31 - 99)