Phát hành qua tổ chức bao tiêu (bảo lãnh)

Một phần của tài liệu Bài giảng Môn Kế toán công ty (Trang 44 - 47)

- Cổ phần ưu đãi có đảm bảo: cổ tức của loại cổ phần này được một công ty khác không ph ải là công ty phát hành bảo đảm.

3.1.3.Phát hành qua tổ chức bao tiêu (bảo lãnh)

Khi phát hành cổ phần, công ty có thể trực tiếp phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc thông qua hợp đồng được ký với các tổ chức bao tiêu là các công ty tài chính hoặc công ty chứng khoán.

Trường hợp phát hành thông qua nhà bao tiêu, công ty không phải hạch toán theo dõi số tiền ký quỹ mua cổ phần của người mua mà chỉ phản ánh số tiền phải thu từ công ty bao tiêu do phát hành cổ phần. Các chi phí phải trả cho nhà bao tiêu được hạch toán vào chi phí tài chính. Các bút toán cụ thểnhư sau:

- Ký hợp đồng với nhà bao tiêu về sốlượng cổ phần sẽđược phát hành theo hợp

đồng:

Nợ TK 138 (1388 - Phải thu của TC bao tiêu): Tổng giá bán số CP sẽ phát hành

Nợ/Có TK 411 (4112 – Thặng dư vốn cổ phần): Chênh lệch giá bán cổ phần so với mệnh giá.

Có TK 411 (4111 – Vốn cổ phần): Mệnh giá của cổ phần được phát

hành

- Nhận tiền của nhà bao tiêu chuyển đến do bán cổ phần:

Nợ TK 111/112 - Tiền mặt/TGNH Số tiền nhận từ p. hành CP của nhà bao tiêu Có TK 138 (1388 - Phải thu của TC bao tiêu)

Trang 45 - Các chi phí phát hành cổ phần phải trả cho nhà bao tiêu các chi phí khác phát sinh liên quan đến phát hành cổ phần:

Nợ TK TK635 – Chi phí tài chính: Tổng chi phí phát hành bổ sung

Có TK 138 (1388 - Phải thu của TC bao tiêu): Giảm số nợ phải thu từ nhà bao tiêu.

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, TGNH: Các chi phí bằng tiền khác.

- Trường hợp cổ phần phát hành không hết theo cam kết, công ty đồng ý nhận lại số cổ phần này (giảm sốlượng cổ phần phát hành):

Nợ TK 411 (4111 – Vốn điều lệ): Mệnh giá của số CP nhận lại.

Nợ/Có 411 (4112 – Thặng dư vốn cổ phần): Chênh lệch giá bán cổ phần so với mệnh giá.

Có TK 138 (1388 - Phải thu của TC bao tiêu): Tổng giá bán của cổ phiếu nhận lại. Sơ đồ 3.2. Phát hành cổ phần lần đầu Ghi chú: (1)– Giá trị phát hành theo hợp đồng. (2)– Số tiền phát hành đã thu. (3)– Các chi phí phát hành cổ phần. (4)– Chi phí phát hành cổ phiếu bằng tiền. (5)– Giá trị cổ phần nhận lại (không phát hành).

3.2. KẾ TOÁN BIẾN ĐỘNG VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

3.2.1. Kế toán tăng vốn trong công ty cổ phần

3.2.1.1. Kếtoán tăng vốn bằng cách gọi thêm vốn góp của cổđông hiện có

TK 4111-Vốn CP TK 1388 TK 635 TK 4112 (1) TK 111,112 (4) (3) (2) (5)

Trang 46 Theo quyết định của Hội đồng cổ đông, công ty cổ phần có thể tiến hành tăng

vốn bằng cách huy động thêm vốn góp của các cổ đông hiện có. Công việc này có thể được thực hiện theo các cách sau:

- Thu hồi cổ phiếu, sau đó phát hành cổ phiếu mới với mênh giá cao hơn.

- Thu hồi cổ phiếu, sau đó đóng dấu mệnh giá cổ phần mới cao hơn.

- Cấp bổ sung cổ phiếu cho cổđông tương ứng với số cổ phần tăng thêm.

Số vốn tăng thêm này các cổđông phải góp bổ sung tương ứng với số cổ phần mà mình nắm giữ.

Việc tăng vốn bằng cách huy động thêm vốn góp của cổ đông hiện tại được thực hiện theo quy trình sau:

- Phản ánh số cổ phần mà cổđông cam kết góp thêm:

Nợ TK138 (1388 - Phải thu cổđông cam kết góp vốn) Có TK411 (4111 - Vốn cổ phần đăng ký mua) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phản ánh số vốn mà cổđông đã góp:

Nợ TK111, 112, 152, 156, 211, 213…

Có TK138 (1388 - Phải thu cổđông cam kết góp vốn)

- Kế toán kết chuyển số vốn đăng ký thành vốn cổ phần của công ty khi các cổ đông đã hoàn thành việc góp vốn bổ sung:

Nợ TK411 (4111 - Vốn cổ phần đăng ký mua) Có TK411 (4111 - Vốn cổ phần)

3.2.1.2. Kế toán tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung

Giải pháp tăng vốn cũng như kế toán nghiệp vụtăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung được thực hiện không giống nhau ở mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào quy

định về kế toán và các quy định pháp lý về công ty cổ phần, thị trường chứng khoán,

quy định về phát hành và quản lý cổ phiếu…

Ở Việt Nam, việc tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới phải đựợc sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước - Bộ Tài chính). Việc phát hành cố phiếu mới có thể bao gồm 3 trường hợp: giá phát hành bằng mệnh giá, giá phát hành lớn hơn mệnh giá và giá phát hành nhỏhơn mệnh giá. Về mặt kếtoán, khi tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới, kế toán phản ánh các bút toán sau:

Trang 47

Nợ TK138 (1388 - Phải thu cổđông góp vốn) Có TK411 (4111 - Vốn đăng ký mua)

- Phản ánh số vốn mà cổđông đã góp theo cam kết:

Nợ TK 122 (phong tỏa), 152, 156, 211, 213…

Có TK138 (1388 - Phải thu cổđông góp vốn)

- Kế toán kết chuyển số vốn đăng ký mua thành vốn cổ phần của công ty khi cổ đông đã thực hiện góp vốn:

+ Nếu giá phát hành bằng với mệnh giá cổ phiếu:

Nợ TK411 (4111 - Vốn đăng ký mua): Theo giá phát hành đã ghi nhận tại thời điểm cổđông cam kết mua cổ phiếu

Có TK411 (4111 - Vốn cổ phần): Theo mệnh giá

+ Nếu giá phát hành lớn hơn mệnh giá cổ phiếu:

Nợ TK411 (4111 - Vốn đăng ký mua): Theo giá phát hành đã ghi nhận tại thời điểm cổđông cam kết mua cổ phiếu

Có TK411 (4111 - Vốn cổ phần): Theo mệnh giá

Có TK411 (4112 - Thặng dư vốn): Số chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá của số cổ phiếu đã phát hành

+ Nếu giá phát hành nhỏhơn mệnh giá cổ phiếu:

Nợ TK411 (4111 - Vốn đăng ký mua): Theo giá phát hành đã ghi nhận tại thời điểm cổđông cam kết mua cổ phiếu

Nợ TK411 (4112 - Thặng dư vốn): Số chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá của số cổ phiếu đã phát hành

Có TK411 (4111 - Vốn cổ phần): Theo mệnh giá

- Phản ánh các chi phí liên quan đến việc phát hành cổ phiếu mới:

Nợ TK635 – Chi phí tài chính: Nếu chi phí phát sinh nhỏ

Nợ TK142 (1421), 242: Nếu chi phí sinh lớn cần phân bổ cho nhiều kỳ kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK111, 112, 331…

Một phần của tài liệu Bài giảng Môn Kế toán công ty (Trang 44 - 47)