Phương pháp kế toán

Một phần của tài liệu Bài giảng Môn Kế toán công ty (Trang 27 - 29)

Các thành viên của công ty hợp danh có thể góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật. Khi tiếp nhận vốn góp, công ty cần lập Hội đồng giao nhận và định giá tài sản. Việc

định giá tài sản góp vốn phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Đồng thời, sau khi góp vốn bằng tài sản, người góp vốn phải tiến hành các thủ tục cần thiết để chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty (đối với những tài sản đòi hỏi phải có chứng nhận quyền sở hữu như nhà cửa, phương tiện vận tải..).

Căn cứ vào giá trị vốn góp được đánh giá của từng thành viên, kế toán ghi sổ

bằng các bút toán sau:

Nợ TK "TSCĐ": Giá trị vốn góp bằng TSCĐ

Nợ TK "Nguyên vật liệu", "Công cụ", "Hàng hoá": Giá trị vốn góp bằng vật tư,

hàng hoá

Nợ TK "Tiền mặt", "Tiền gởi NH": Giá trị vốn góp bằng tiền

Trang 28 Sau khi góp vốn trong danh sách thành viên công ty phải ghi giá trị vốn góp, loại tài sản, số lượng, giá trị còn lại của từng tài sản góp vốn, thời gian góp vốn của từng thành viên.

Ví dụ 2.2. Ngày 01/07/2013 hai ông Sơn và Thành góp vốn thành lập công ty kinh doanh phần mềm và máy vi tính. Theo thoả thuận, hai ông sẽ lập công ty hợp danh với tên gọi “ Công ty hợp danh Sơn Thành”, số vốn góp mỗi người là 30.000.

Ông Sơn góp vốn bằng một máy vi tính, được Hội đồng đánh giá là 12.000. Phần còn

thiếu ông Sơn góp bằng chuyển khoản vài tài khoản công ty liên doanh. Ông Thành cũng góp vốn bằng một máy tính đang sử dụng, được Hội đồng đánh giá là 16.000.

Phần còn thiếu ông Sơn góp bằng tiền mặt.

Các bút toán ghi sổ việc góp vốn của hai ông như sau(đvt: 1.000 đồng):

Bút toán 1: Phản ánh vốn góp của ông Sơn: Nợ TK "Công cụ": 12.000 Nợ TK "TGNH": 18.000 Có TK "Vốn góp" (ông Sơn): 30.000 Bút toán 2: Phản ánh vốn góp của ông Thành: Nợ TK "Công cụ": 16.000 Nợ TK "Tiền mặt": 14.000 Có TK "Vốn góp" (ông Sơn): 30.000

2.4. KẾ TOÁN GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU

HẠN

Vốn kính doanh của công ty TNHH do các thành viên góp vào công ty. Việc góp vốn vào công ty TNHH được thực hiện theo trình tự sau:

- Các thành viên đăng ký góp vốn căn cứ vào số vốn công ty cần huy động hoặc theo vốn đăng ký.

- Căn cứ vào số vốn góp theo đăng ký các thành viên thực hiện việc góp vốn bằng tiền hoặc tài sản cho công ty.

Kế toán có nhiệm vụ theo dõi kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụđăng góp vốn và thực hiện góp vốn trong quá trình thành lập công ty.

Trang 29

Để theo dõi quá trình góp vốn thành lập công ty TNHH, kế toán sử dụng các tài khoản:

- Tài khoản “Vốn cam kết góp”

+ Bên Nợ: Kết chuyển số vốn các thành viên đã góp theo cam kết. + Bên Có: Số vốn các thành viên cam kết góp vào công ty.

+ Dư Có: Số vốn thành viên cam kết góp nhưng chưa thực hiện góp. - Tài khoản “Vốn góp”

+ Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm vốn góp của các thành viên.

+ Bên Có: Phản ánh số vốn các thành viên đã góp theo cam kết; bổ sung vốn góp của các thành viên.

+ Dư Có: Số vốn hiện có của các thành viên.

Ngoài ra, kế toán sử dụng tài khoản “Phải thu của thành viên góp vốn” và các tài khoản liên quan khác để theo dõi quá trình góp vốn của các thành viên.

Một phần của tài liệu Bài giảng Môn Kế toán công ty (Trang 27 - 29)