1.1. Về công tác nói chung.
• Tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động của công ty, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh . các phòng ban được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và phục vụ kịp thời các yêu cầu quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty.
• Bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Bộ máy kế toán được thiết kế nhằm thực hiện chức năng kiểm tra giám sát đầy đủ và chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty. Bộ máy kế tón đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong tham mưu cho các nhà quản lý trong việc tạo ra các quyết định kinh tế. với mô hình tổ chức này, năng lực của kế toán viên được khai thác một cách hiệu quả đồng thời hạn chế việc tiêu hao công sức.
• Hệ thống chứng từ sổ sách
Hệ thống chứng từ tại công ty được lưu trữ theo đúng chế độ đảm bảo khoa học trong việc truy cập và tìm kiếm thông tin. Hàng tháng, hàng quý các chứng từ gốc được tập hợp theo từng nhóm, từng chủng loại khác nhau. Chứng từ của 5 năm tài chính liên tiếp được lưu trữ trong các năm dữ liệu, luôn sẵn sàng cho các cuộc thanh tra,kiểm tra, kiểm toán tài chính.
Công ty sử dụng hệ thống sổ tổng hợp, chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết thích hợp với tình hình của công ty với hình thức sổ tờ rơi(không áo dụng sổ nhật ký chung). Với những đặc điểm riêng của công ty xây dựng cơ bản, đặc điểm là số lượng nghiệp vụ thường xuyên rất lớn, số lượng bút toán điều chỉnh lớn nếu chỉ sử dụng một hình thức sổ quyển thì sẽ rất khó khăn cho công tác hạch toán.
1.2. Về công tác hạch toán và công tác quản lý tài sản cố định
A, hạch toán chi tiết tài sản cố định
Về hạch toán chi tiết tài sản cố định tại công ty được thực hiện trên máy tính. Công ty thực hiện lập hệ thống Sổ chi tiết tài sản cố định theo hình thức tờ rơi từ việc kết xuất thông tin từ máy tính. Dựa trên cơ sở những quy định về chế độ kế toán. Công ty có nhiều loại chứng từ phù hợp , tọa điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Ví dụ như liên quan đến việc hạch toán chi tiết tài sản cố định, hàng năm công ty đều lập các bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ chi tiết cho từng nguồn tài trợ và chi tiết cho từng nhóm tài sản cố định.
B, công tác kiểm toán tài sản cố định
Tài sản cố định được công ty kiểm kê, đánh giá vào thời điểm cuối năm.
Việc này giúp cho công ty có khả năng kiểm soát được tình hình giá trị và hiện trạng của TSCĐ đang được sử dụng tại công ty. Căn cứ vào kết quả kiểm kê giúp cho các nhà quản lý định ra được phương hướng đầu tư vào TSCĐ cũng như đề ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tàu sản cố định.
C, công tác đầu tư tài sản cố định
Việc đầu tư cho TSCĐ trong những năm qua đã được công ty quan tâm một cách đúng mức. công ty rất trú trọng trong việc mở rộng quy mô máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động xây dựng cũng như các thiết bị sử dụng trong quản lý. Việc nâng cao tỷ trọng nguồn vốn tự có đã cho thấy khả năng chủ động của công ty.