IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 Ổn định lớp:: kiểm tra sỉ số.
BÀI THỰC HÀNH 3: KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN (tiếp)
I. MỤC TIÊU:1. Kiến thức 1. Kiến thức
- Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: số nguyên, số thực - Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng.
- Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của 2 biến.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến.
- Kết hợp được giữa lệnh Write(),Writeln() với read(), readln() để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím.
- Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên 1. Giáo viên
o Giáo án, SGK.
2. Học sinh
o SGK, vở.
o Nghiên cứu trước nội dung bài thực hành.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp:: kiểm tra sỉ số. 1. Ổn định lớp:: kiểm tra sỉ số.
Nêu cách khai báo biến, khai báo hằng trong pascal? Để nhập dữ liệu và in dữ liệu ra màn hình ta dùng lệnh gì?
3. Bài mới: Bài thực hành 3
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
HS làm việc theo nhóm thực hành: làm các câu a, b, c, d.
Hỏi:
- Nhóm 1: Giải thích ý nghĩa từng câu lệnh.
- Nhóm 2: Chạy chương trình với các bộ dữ liệu (đơn giá và số lượng) như sau: (1000, 200), (3500, 200), (18500,123). Kiểm tra tính đúng của các kết quả in ra. 1: 30000; 2: 710000; 3: 22765000
- Nhóm 3: chạy chương trình với bộ dữ liệu (1, 35000). Quan sát kết quả nhận. Hãy thử đoán lí do tại sao chương trình cho kết quả sai.
Vì: biến soluong là kiểu integer nên chỉ cho phép chứa các giá trị trong khoảng từ -32768 - > 32767, mà giá trị 35000 nằm ngoài khoảng giá trị trên cho nên gây hiện tượng tràn số -> gây ra lỗi, kết quả đưa ra không chính xác.
- Các nhóm khác bổ sung nhận xét.
GV: lưu ý giá trị biến có thể nhận được trong phạm vi giá trị kiểu dữ liệu của biến đó.
- HS: đọc đề bài 2.
- GV: lấy ví dụ: có 2 cốc nước A chứa mực đỏ, B chứa mực xanh. Hãy tráo đổi sao cho A chứa mực xanh, B chứa mực đỏ. Hãy nêu cách làm?
- HS: dùng cốc C không chứa gì làm trung gian.
Cách 1: A-> C; B-> A; C-> B; Cách 2: B-> C; A -> B, C- > A.
- HS: soạn thảo bài 2, chạy chương trình. - GV: hướng dẫn HS cách nhập dữ liệu: nhập hai số nguyên (cách nhau bởi dấu phẩy) rồi nhấn Enter và quan sát kết quả. - GV: hướng dẫn HS bổ sung các câu lệnh in thông báo, in giá trị x, y trước và sau khi tráo đổi.
- HS: nhận xét.
Bài 1: Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến.
a. Chương trình:
Program Tinh_tieUses crt; Var
Soluong: integer; Dongia, thanhtien: real; Thongbao: string; Const phi=10000; Begin
Clrscr;
Thongbao:=”tong so tien phai thanh toan la:”;
{nhap don gia va so luong hang} Write(‘don gia:’); readln(dongia); Write(‘so luong’); readln(soluuong); Thanhtien:=dongia* soluong + phi; (*In ra số tiền phải trả*)
Writeln(thongbao, thanh tien:10:2); Readln; End. Bài 2 : Program Hoan_doi; Uses crt; Var x, y, z: integer; begin Clrscr; read(x, y); writeln(x,’’, y’); z:=x; x:=y; y:=z; writeln(x,’’, y’); readln; End. B ổ sung:
Program Hoan_doi; Uses crt; Var x, y, z: integer; begin Clrscr;
Writeln(‘nhap gia tri bien x=’); readln(x); Writeln(‘nhap gia tri bien y=’); readln(y); Writeln(‘truoc hoan doi gia tri cua bien x la:’, x);
Writeln(‘truoc hoan doi gia tri cua bien y la:’, y);
{ bắt đầu thực hiện biến đổi} z:=x;
x:=y; y:=z;
{ kết thúc hoán đổi}
Writeln(‘sau hoan doi gia tri cua bien x la:’, x);
Writeln(‘sau hoan doi gia tri cua bien y la:’, y);
readln; End.
4/ Củng cố và dặn dò:
- Đọc - hiểu mục tổng kết.
- Làm bài tập: lập trình tính diện tích, chu vi hình chữ nhật độ dài hai cạnh nhập từ bàn phím.
5/ Nhận xét và đánh giá tiết thực hành:
- Nhận xét, đánh giá tiết thực hành: về trật tự, kĩ năng, kết quả đạt được. - Tắt máy đúng thao tác.
Tuần: 10 Ngày soạn: 22/10/11
Tiết
: 20 Ngày dạy: 25/10/11