hay thậm chí là Thần Nông - rồi đến Lạc Long Quân (Sùng Lãm) - Âu Cơ.
Đã từng có ý kiến (chẳng hạn Nguyễn Linh) muốn loại bỏ phần này ra khỏi hệ thuyết Việt Nam với cái cớ rằng đó là một hệ huyền tích Trung Hoa được "cắm" thêm lên đầu hệ huyền tích Việt Nam, nhằm nói lên cái "gốc Bắc" của người Việt phương Nam và đó là sự thể hiện một khuynh hướng "Nam nhân Bắc hướng" duy dễ hiểu song thực chất là sai lầm của nhiều thế hệ nhà Nho Việt Nam vốn chủ trương Việt Nam "bất dị" (không khác) Trung Hoa.
Song sự việc có lẽ không đơn giản như vậy.
Từ lâu tôi đã có ý kiến rằng trật tự từ trong khái niệm "Thần Nông" vốn không phải là một trật tự từ Hán ngữ (Theo Hán ngữ phải là Nông Thần). Theo huyền tích Trung Hoa, Thần Nông họ Khương, khi chết mộ chôn ở gò đất Thương Ngô, Trường Sa; đất ấy trước đời Tần - Hán là đất đai Bách Việt, không phải là đất Hoa Hạ. Kết hợp với những huyền tích về Thần Nông của người Tày - Thái (Pú Lương Quân, Ải Lậc Cậc...) và của người Việt (sao Thần Nông trên bầu trời phương Nam và ca dao nông nghiệp), tôi cho rằng đó là vị thần nông nghiệp ("anh hùng văn hoá" theo khái niệm Fôn- clo) của người Việt cổ. Có học giả Trung Hoa (tác giả cuốn Trung Quốc đích thần thoại thời đại) cũng có ý kiến tương tự, cho rằng những nhân vật huyền thoại như Thần Nông, Nữ Oa, Bàn Cổ... không phải của người Hoa mà của người Miểu Man Việt Tộc phương Nam, sau được hội nhập vào hệ thần thoại Trung Hoa. Ý kiến đó rất xác đáng. Gần đây giáo sư E-béc-hác (người Mỹ) đã chứng minh tỉ mỉ là Thần Nông vốn có nguồn gốc không Trung Hoa, là một thần linh nông nghiệp có nguồn gốc văn hoá ruộng nước ở phương Nam (nhưng ông lại cho đó là bắt nguồn từ văn hoá Tây Tạng, đó là điều tôi bất đồng) (2).
Lộc Tục là một cái tên Việt cổ hiếm hoi may mắn còn sót lại trong tâm thức Việt Nam và được
huyền tích bao bọc bảo tồn; còn danh hiệu Kinh Dương Vương là một danh hiệu Hán Việt, song đất Kinh Dương, với hồ Động Đình cũng như vùng Bắc Nam Ngũ Lĩnh (trước đời Đông Chu, tức là trước thế kỷ thứ VIII trước Công Nguyên, thời đại Đông Sơn) vốn không phải là đất Trung Hoa (Sở là "nửa Hoa" - một kết luận của đa số các nhà Trung Quốc học). Tên mẹ Kinh Dương Vương là tên chùm sao Vụ Nữ (hay Vụ Tiên Nữ), một chùm sao ngay trên đỉnh bầu trời Bắc Việt Nam (3). Hãy dựng lại sơ đồ hệ thần thoại này:
Thần Nông
? --- Đế Minh --- Vụ Tiên Nữ Động Quân Đế Nghi Kinh Dương Vương --- Thần Long Nữ Đế Lai Âu Cơ --- Lạc Long Quân
Đế Dũ VUA HÙNG
a) Cành Bắc, con cháu đều mang danh hiệu "Đế" rồi cụt hẳn với Đế Dũ: một bộ phận cư dân cổ phi Hoa ở Nam Hà Nam (bị Hoàng Đế, tổ thần thoại Trung Hoa, diệt) và Hồ bắc (lưu vực Hán Thuỷ và Hoa ở Nam Hà Nam (bị Hoàng Đế, tổ thần thoại Trung Hoa, diệt) và Hồ bắc (lưu vực Hán Thuỷ và trung lưu Trường Giang) sớm hoà trộn với người Hoa và Hoa hoá.