đổ của nước Âu Lạc (cuối thế kỷ III đầu thế kỷ II trước công nguyên), thậm chí có thể lấy điểm cuối cùng của nó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43), những người nữ anh hùng dân tộc được xem là "con cháu nhà Hùng".
Chúng ta đứng trước chặn cuối của sự biến diễn Đông Sơn, với một số lượng cực kỳ phong phú đồ đồng thau và đồ sắt, đứng trước toà thành Cổ Loa to lớn và bí hiểm trên vùng bậc thềm cao cuối
cùng nối tiếp trung du và mở ra trước một ô trũng đồng bằng.
Chúng ta cũng đứng trước một khối lượng cực kỳ phong phú những huyền thoại - huyền tích về cuộc chiến Hùng - Thục, Sơn Tinh - Thục Phán, huyền thoại huyền tích về gốc tích vua Thục (hay vua Chủ), về việc vua Chủ đắp thành Cổ Loa với những thế lực chống đối: tinh gà trắng gáy đổ thành, tinh con vua cũ "cú kêu ma ám" cản trở việc xây thành và những thế lực phù trợ: thần Cao Lỗ (ông Nỏ), thần Kim Qui (Rùa Vàng), tiên nữ gánh đất xây thành... huyền tích về kháng chiến chống Tần (truyền thuyết Lý Ông Trọng...) về chiến đấu chống Triệu (huyền thoại Nỏ Thần) và cái kết thúc bi thảm của cơ đồ Âu Lạc (huyền tích Mị Châu - Trọng Thuỷ). Ở đây thấy sự tiếp diễn đối lập và hoà hợp Âu Lạc, Núi - Nước:
Núi: Tản Viên - Thất Diệu
Sông: Thang giang sứ (Kim Quy)
Biển: Ngọc trai, đường vua Thục chạy ra biển, Rùa Vàng rẻ nước đưa vua xuống biển... Chúng ta đã dựng lại một sơ đồ cấu trúc lưỡng phân lưỡng hợp của huyền tích và lịch sử: Đất cao --- Đất thấp
Núi --- Nước
Sơn Tinh --- Thuỷ Tinh Âu --- Lạc
Hùng --- Thục Sừng tê --- Ngọc trai Trọng Thuỷ --- Mỵ Châu v.v... v.v...
Cái nhìn sinh thái - nhân văn, cái nhìn tiến hoá luận Mác-xít giúp ta ngày càng hiểu rõ hơn thực chất của huyền thoại nổi tiếng Sơn Tinh - Thuỷ Tinh cũng như huyền thoại Phù Đổng.
Sơn Tinh là tên gọi muộn màng của thần núi, tinh núi. Từ đồng bằng châu thổ sông Hồng nhìn nhìn lên phía Tây thì "cao nhất là Tản Viên". Núi Tản Viên trong huyền thoại Việt Nam có thể vì với Olympus của Thần thoại Hy - La. Thần núi được xem là con của mẹ Âu, bố Lạc, đã theo cha về biển rồi lại ngược về non theo mẹ. Sơn Tinh là hình ảnh người anh hùng văn hoá Núi thắng "cây thần" (tượng trưng miền Rừng Núi) và từ đó có cây gậy thần bằng gỗ. Phù Đổng là hình ảnh người
anh hùng văn hoá đồng bằng lúa nước, văn hoá tre, sắt (người anh hùng làng Gióng, lớn như thổi
với bảy nong cơm, ba nong cà, cưỡi ngựa sắt, vút roi sắt, tre ngà đánh tan giặc Ân ở núi Vũ Ninh (giặc núi). Phù Đổng là hương hoa của lúa rồi thành người anh hùng chống ngoại xâm.
Có thể đối chiếu, so sánh hai nhân vật huyền thoại lớn của Núi Non và Đồng Bằng sông Hồng này với những huyền thoại tổ tương tự ở miền Đông Nam Á hải đảo Inđônêsia, từ Lom-Bóc đến Kalimăng-tan (5).
Nguồn thư tịch xưa nhất ghi lại huyền thoại Sơn Tinh - Thuỷ Tinh là Việt Điện U Linh có nói rằng hai thần vốn là bạn thân, cùng ở miền khuất nẻo Mê Linh. Huyền thoại sưu tầm từ dân gian Mường - Việt của vùng Ba Vì cũng cho biết với cây gậy thần, Sơn Tinh đã cứu sống con Rắn - là hoá thân của con vua Thuỷ Tề (Bua Khú của người Mường) - bị lũ trẻ chăn trâu đánh chết, Sơn Tinh và con vua thuỷ trở thành bạn, Thuỷ Tinh dắt Sơn Tinh xuống chơi thuỷ cung và được vua Thuỷ trao tặng cuốn sách ước (biểu tượng sức mạnh của nước, như gậy thần là biểu tượng sức mạnh non). Họ trở nên thù địch là vì sự tranh dành nàng con gái vua Hùng, thực chất đấy là cuộc tranh dành quyền lực giữa các thủ lĩnh VÙNG CAO và VÙNG THẤP.
Sơn Tinh dành được con gái vua Hùng là dành được ngôi thủ lĩnh cao. Việc Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh - vượt lên trên sự phản ánh việc chống lũ lụt, đắp đê phòng lụt của người Việt cổ (có người còn cắt nghĩa "Thuỷ Tinh" là biểu tượng "biển tiến" đột ngột, là "giặc biển" v.v... nhưng như vậy là không cắt nghĩa được vì sao hai thế lực Non - Nước này vốn là bạn rồi mới chuyển thành thù) - theo tôi có thể hiểu là sự biểu hiện cái ưu thế chính trị của miền đất cao núi Tản - địa bàn gốc của mẹ Âu, vua Hùng, cũng như của Hai Bà Trưng sau này - đối với miền đất thấp lúc bấy giờ...
3. Trung thành theo đuổi phương pháp tổng hợp - liên ngành, chúng ta còn đạt được nhiều thành tựukhác trong việc "giải mã" huyền thoại và sử cũ về thời đại các vua Hùng. Bằng con đường tiếp cận khác trong việc "giải mã" huyền thoại và sử cũ về thời đại các vua Hùng. Bằng con đường tiếp cận ngôn ngữ - lịch sử dân tộc - lịch sử, chúng ta đã phục nguyên được danh hiệu VUA HÙNG: VUA - BUA - BÔ - PÔ = (BỐ)
HÙNG - KHUN = CUN = (THỦ LĨNH)
VUA HÙNG = BỐ CỦA CÁC THỦ LĨNH = THỦ LĨNH TỐI CAO
Cái danh hiệu muộn màng Hùng Vương chỉ là một sự lắp ghép một từ Việt cổ và một từ Hán cổ có nghĩa giống nhau (hay tương tự), y như sự lắp ghép danh hiệu Bố cái đại vương (Bố cái = vua lớn = đại vương).
Cũng vậy, gần đây Cầm Trọng và tôi đã "giải mã" danh hiệu Thục Phán: thời ấy người Việt cổ không thể có họ Thục tên riêng là Phán như thời sau (trong và sau thời Bắc thuộc):
Thục - Túc (như Tô) = đánh giặc, mở đất Phán - Phắn (như Phanh) = mở đất, mở mường
Thục Phán = vị thủ lĩnh đánh giặc, mở đất, mở mường (cũng như Mỵ Châu = Mế Châu = nàng Ngọc Trai; Ngọc Trai là vật quý miền biển, một đối tượng giao lưu buôn bán và nộp cống quan trọng ở đương thời).
Theo con đường đó, tôi đã nêu giả thuyết về bộ (hay bộ lạc) Văn Lang, Gia Ninh hay Mê Linh của vua Hùng và Hai Bà Trưng là bộ CHIM, bộ Long Biên là bộ Rồng, bộ Luy Lâu là bộ DÂU, bộ Câu Lậu là bộ TRÂU, bộ Tây Vu là bộ RÙA v.v... đó là các vùng địa phương về sau tập hợp thành nước Văn Lang, nước Âu Lạc. Chim - Rồng - Rùa - Trâu - Dâu - không phải là các vật tổ (totem) của cư dân các vùng đó mà là một biểu trưng biểu tượng thiêng liêng của mỗi vùng...
III
Nếu hiện vật khảo cổ Đông Sơn là vật chất thì huyền thoại là hương sắc tinh thần của thời đại Hồng Bàng, thời đại các vua Hùng. Phối hợp các tài liệu trong tổng cấu trúc văn minh châu thổ sông
Hồng (văn minh là tổng thể các cấu trúc năng lượng, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tinh thần... với yếu tố
liên kết là cấu trúc quyền lực chính trị - Nhà nước) dưới cái nhìn tổng thể đạt được nhờ phương
pháp liên ngành, ta thấy ánh lên sự thực lịch sử căn bản này:
Cũng như tiếng Việt là kết quả của sự giao hoà, tiếp xúc giữa các hệ ngôn ngữ Nam Á - Tày - Thái - Nam Đảo của các dân tộc người miền Núi non và miền Biển cả, văn hoá Việt cổ, văn minh Đông Sơn là văn hoá đồng bằng, văn minh lúa nước, là sự hoà hợp của hai nguồn văn hoá núi non và biển cả. Như là sự hoà hợp của Âu Cơ miền núi và Lạc Long Quân vùng biển đã sinh ra vua Tổ Đất Việt, Vua Hùng, ở dưới chân núi Tản bên ngã ba Việt Trì...
Lạc Long Quân còn là "anh hùng văn hoá".
Vua Hùng đã là "anh hùng chính trị", người mở nước, dựng nước đầu tiên.
Việt Nam - đó là văn hoá nước được đắp bồi và liên kết bằng những ảnh hưởng chính trị Núi non. Nước non, non nước, nước non nhà... là như vậy đó.
________
(1) Huyền thoại, còn gọi là thần thoại (mythe) là một sản phẩm chủ yếu của thời đại đá.
Huyền tích, còn gọi là truyền thuyết (légende) là một sản phẩm chủ yếu của thời đại đồng thau và sắt sớm. Hai lối tư duy đó tồn tại dai dẳng mãi về sau.
(2) Eberhard, Wolfram: The Local Cultures of South and East China (Những nền văn hoá bản địa ở Nam và Đông Trung Hoa), Leldeh, tr. 219-229.
(3) Hán Thư, Thiên văn chí và Địa lý chí.
(4) Chikameri Masashi (1962) nghiên cứu, đánh giá văn hoá Đông Sơn, dẫn bởi Keith Weller Taylor, The Birth of Vietnam (Sự sinh thành của Việt Nam), California, 1983.
(5) Kenry Ling Roth: The Natives of Sarawak and British North Borneo (Cư dân bản địa ở Xaraoắc và bắc Boócnêô thuộc Anh). Cũng xem K.W. Taylor, đã dẫn trong bài.