Tục thờ cúng tổ tiên: Chén nước trong soi lòng trinh bạch (Phần III)

Một phần của tài liệu Đô thị cổ VN (Trang 125 - 129)

II. Các học trò họ cở các trường thời Hùng Vương

Tục thờ cúng tổ tiên: Chén nước trong soi lòng trinh bạch (Phần III)

13/11/2007

Tục thờ cúng tổ tiên: Chén nước trong soi lòng trinh bạch (Phần III) (Phần III)

Vào ngày 20 tháng 3 âm lịch năm 2001, tại nhà của ông Nguyễn Thạc Sung, nằm trên đường đi vào nhà bà Thúy, rất đông người. Ông Sung là một thầy giáo dạy toán đã về hưu, thuộc chi cao nhất trong dòng họ Nguyễn Thạc, còn gọi là trưởng họ. Đó là vị trí mà ông sẽ nắm giữ cho đến lúc chết, sau đó con trai lớn của ông sẽ kế tục. Ông mặc một cái áo vét màu xám, quỳ trên một cái chiếu trước bàn thờ và cầu khấn.

Những người họ hàng nam đến từ tỉnh Nghệ An đứng xung quanh mép chiếu, im lặng với vẻ tôn kính, và muốn tìm hiểu những nghi thức hoàn toàn xa lạ với họ. Ngày 20 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ tổ của dòng họ Nguyễn Thạc và hôm nay là có một sự kiện lớn lôi cuốn hơn 200 khách, đó là khôi phục dòng họ...

Sau khi ông Sung hoàn thành các lễ nghi đầu tiên, ba người đàn ông trong bộ áo thêu bước vào giữa chiếu. Họ dường như rất xấu hổ và ngập ngừng với vai trò của mình. Một người cầm một mảnh giấy được xé ra từ quyển vở học sinh, và đọc lầm bầm những gì đã được chuẩn bị trong đó. Những người đàn ông hội ý với nhau và thỉnh thoảng liếc qua ông Sung, bây giờ đang ở ngoài chiếu, để kiếm tìm một sự tán đồng.

Mỗi lần có một hành động sơ suất, thì ông Sung từ đám đông hô to "không được", một cuộc hội ý nhanh chóng lại diễn ra để giải quyết vấn đề và các nghi thức lại tiếp tục. Ngay sau khi công việc của ba người đàn ông kết thúc thì những nghi lễ cũng kết thúc và tâm trạng ai nấy đều nhẹ đi chút ít. Ngoài sân, một đám đông tụ tập xung quanh một người đàn ông mảnh khảnh nắm trong tay một bản copy là bản gia phả mới nhất của gia phả dòng họ. Bản gia phả đầu tiên của dòng họ Nguyễn Thạc được viết bằng chữ Hán từ năm 1733. Nó được cập nhật định kì và có sự bổ sung trong

những năm 1905, 1933 và 1998 thế kỉ 20. Năm 1999, nó được Viện Hán Nôm dịch sang tiếng Việt

Cuối cùng những người tham dự buổi thờ cúng bắt đầu ngồi vào các mâm cỗ. Bữa cỗ thịnh soạn có thịt và rượu trắng. Ông Sung cầm cái micro và nói một vài lời, nói đến tổ tiên trước, rồi đến Thành hoàng làng, sau đó đến những người bà con đang sống. Tiếp theo, ông giới thiệu ba người đàn ông đã thực hiện những thủ tục nghi lễ buổi sáng, bây giờ mặc quần áo bình thường, giải thích rằng họ là những người đến từ Nghệ An, đã đi 5 tiếng đồng hồ bằng ô tô đến đây xin được gia nhập lại vào dòng họ.

Chuyện kể rằng năm 1750, một thành viên của dòng họ Nguyễn Thạc đã được phong một chức quan trong đội quân cẩm vệ và đóng ở làng Sơn Lâm thuộc tỉnh Nghệ An. Vị quan này đã cưới một người con gái địa phương làm vợ và họ ở lại Nghệ An, sinh con đẻ cái, hầu hết đều là những người nông dân nghèo nhưng trung thực. Cuối cùng, họ mất liên lạc với quê gốc là làng Đình Bảng. Cho mãi đến khi thời kì đổi mới bắt đầu những người mang họ Nguyễn Thạc ở Sơn Lâm mới biết rằng họ còn có những người anh em xa ở tỉnh Bắc Ninh. Ông Ngà, một trong những người khách đến từ Nghệ An kể với mọi người:

Qua các thế hệ, dòng họ Nguyễn Thạc ở Sơn Lâm là dòng họ có uy quyền nhất, luôn giữ gìn nề nếp gia đình và phong tục của ông bà. Nhưng nhờ giới truyền thông và các phương tiện hiện đại mà dòng họ Nguyễn Thạc chúng tôi ở Sơn Lâm biết rằng vẫn có một dòng họ Nguyễn Thạc khác ở làng Đình Bảng, đấy là dòng họ gốc, lớn hơn ở Sơn Lâm chúng tôi nhiều. Cũng cần nói thêm, dòng họ Nguyễn Thạc ở làng Đình Bảng có xấp xỉ 1000 thành viên, chiếm 1/10 tổng số dân trong làng.

Năm 1990, một nhóm người từ Sơn Lâm đến Đình Bảng và nhận họ. Đến năm 1997, dòng họ Nguyễn Thạc đã tổ chức một cuộc họp ở Hà Nội với sự tham gia của nhiều chi khác nữa, và năm 1999, một nhóm người dòng họ này từ Đình Bảng đến Sơn Lâm. Cuối cùng, vào ngày 20 tháng 3 âm lịch năm 2001, những người già thuộc 3 trong 4 chi của dòng họ Nguyễn Thạc ở Sơn Lâm gặp nhau ở Đình Bảng để tham gia một buổi lễ tưởng nhớ tổ tiên gốc gác của mình.

Ông Ngà nói với các vị khách: "Cuối cùng hôm nay, chúng ta cũng có cơ hội gặp nhau, trao đổi ý kiến và làm cho mối quan hệ trong dòng họ thêm thân thiết". Ông cũng nói lên niềm hi vọng vào thế hệ tương lai của con cháu ở cả hai nơi sẽ cùng gìn giữ và phát huy truyền thống của ông cha để lại.

Theo bản gia phả gốc của dòng họ Nguyễn Thạc được viết năm 1733 thì người sáng lập ra dòng họ là một người đàn ông thanh liêm chính trực, giàu tình cảm, Nguyễn Thạc Bác. Ông có hai người con, một con gái tên là Nguyễn Thị Ngọc Long và một con trai tên là Nguyễn Thạc Căn. Người con gái trở thành vợ lẽ của chúa Trịnh Kiểm và người con trai trở thành quận công phục vụ cho chúa Trịnh, và họ là những công thần trong triều Lê cai trị miền Bắc Việt Nam thế kỉ 16. Kể từ sau đó, trong dòng họ có rất nhiều người đỗ đạt cao và được nắm giữ các chức vụ quan trong triều, được thăng tiến và họ được xem là những người ngay thẳng và chính trực.

Nguyễn Thạc Bác là tổ tiên của dòng họ Nguyễn Thạc nhưng ông lại chỉ là một hình ảnh không quan trọng trong việc phát triển dòng họ. Trái lại, con gái ông, vương phi Ngọc Long mới là người đóng vai trò chủ đạo trong sự lớn mạnh của gia đình. Trong câu chuyện đầu tiên mà trưởng họ Nguyễn Thạc Sung kể với tôi về gia đình ông là câu chuyện về vương phi Ngọc Long.

Chuyện kể rằng vào năm 1559, khi Trịnh Kiểm, lúc đó là một vị quan có quyền lực nhất trong triều đình nhà Lê đi qua khu vực đồng bằng sông Hồng với đoàn tùy tùng của mình thì bất chợt gặp một cô gái đang cắt cỏ, vừa làm vừa hát

Trịnh Kiềm nhìn thấy một cảnh tượng rất lạ: Bất kể cô gái đi đến đâu thì những đám mây cũng đi theo trên đầu cô. Thấy những điều kì lạ như vậy, chúa Trịnh Kiểm đã gọi cô gái lại. Lúc này ông mới thấy gương mặt người con gái rất đẹp và cô đối đáp hết sức thông minh, do vậy ông đã đặt cô lên ngựa và mang về kinh đô Thăng Long.

nói rằng có một đoàn quân binh đã đến bắtchị gái mình! Ngay lập tức anh vác cày đuổi theo. Chúa Trịnh Kiểm thấy người thanh niên này thật dũng cảm, và phong cho anh một chức quan trong quân đội. Càng ngày người thanh niên càng bộc lộ mình là một người thông minh, tài giỏi. Ông được thăng chứcquận công và trở thành người có quyền lực lớn thứ hai trong triều.

Một buổi tối hội làng, trước ngày diễn ra cuộc họp của dòng họ Nguyễn Thạc 20 tháng 3 âm lịch một ngày, bà chủ nhà nắm lấy tay tôi và kéo ra cửa: "Chúng ta đến đền vương phi đi!". Khi tôi hỏi tại sao, bà chỉ trả lời "Đây là dịp để các con gái và con dâu dòng họ Nguyễn Thạc gặp nhau!" rồi bà đưa cho tôi cầm một túi nho đầy. Buổi tối hơi lạnh và ẩm ướt, những người phụ nữ quấn khăn quàng cổ, áo cộc tay sẫm màu đứng đầy sân đền. Bên trong, một vài người đàn ông lớn tuổi ngồi bên cạnh bàn, uống trà và nhận tiền "công đức" từ những người hảo tâm rồi lại ghi chép vào sổ. Ánh sáng ấm áp của các cây nến tràn ngập cả 3 bàn thờ, trên mỗi bàn có một bức tượng vương phi quét sơn bóng. Hoa quả đủ màu sắc, những nắm cơm được bọc trong giấy đỏ, những gói bánh quy dừa, đồ cúng được sắp xếp đầy xung quanh bàn thờ. Khi tôi quan sát mọi thứ thì bà Hoàng, chủ nhà tôi sắp nho lên bàn thờ và thắp hương. Sau đó, chúng tôi ra ngoài sân gia nhập với nhóm những người phụ nữ khác và một nhóm đàn ông đang ngồi trên chiếu, tham gia vào những chuyện tầm phào cho đến khi hương tàn và đồ cúng của ai người nấy lại nhận về như lộc của tổ tiên.

Các nghi lễ buổi tối là để tưởng nhớ công ơn của những người phụ nữ trong dòng họ. "Tối nay, con gái và con dâu dòng họ Nguyễn Thạc đều phải làm đồ cúng ở đây", một người đàn ông lớn tuổi nói với tôi như vậy. Khi tôi hỏi tại sao, ông nói "vì con gái và những người vợ của dòng họ Nguyễn Thạc có rất nhiều công lao với dòng họ". Ông Sung giải thích thêm: "Tổ tiên cho rằng đàn ông và phụ nữ trong dòng họ phải bình đẳng do vậy, con gái và con dâu cũng phải bình đẳng".

Vương phi Ngọc Long là người góp phần làm nên sự thành công trên đường công danh của em trai bà, và đây cũng chính là mốc son đầu tiên đánh dấu sự phát triển của dòng họ. "Vương phi đã đưa anh vào triều nên anh mới có thể phát triển tài năng và trở thành quận công. Cho dù anh ta có tài và may mắn đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu không có vương phi thì anh ta cũng không thể có cơ hội được phong quận công", ông Sung lập luận. Và những người phụ nữ trong dòng họ tiếp tục đóng góp công lao làm nên danh tiếng của dòng họ ngày nay. Cho đến bây giờ, ai cũng phải thừa nhận rằng con gái của dòng họ Nguyễn Thạc thật thông minh và khéo léo. Rất nhiều các biệt thự cao tầng ở đây đều thuộc quyền sở hữu của những người phụ nữ

mang dòng họ Nguyễn Thạc.

Cũng nhờ những câu chuyện mà mọi người kể tối hôm đó tôi được biết vương phi Ngọc Long đã xây dựng ngôi đền này, dân làng vẫn gọi là đền" vương phi" để tưởng nhớ bố mẹ và ông bà của bà.

Hạ Anh (VieTimes dịch)

Tục thờ cúng tổ tiên: Chén nước trong soi lòng trinh bạch

Một phần của tài liệu Đô thị cổ VN (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w