- Giống F1: Milkyway, thời gian sinh trưởng từ 60 70 ngày.
a. Bấm ngọn, tỉa cành
Trong vụ đông, chỉ nên để 2 nhánh/cây, 7 - 9 chùm hoa/cây, 4 - 5 quả một chùm với giống vô hạn; với các giống cà chua hữu hạn cây bé, ít phân cành có thể không nhất thiết phải tỉa cành; nhưng trong vụ hè hoặc vụ sớm phải thực hiện biện pháp tỉa cành, đảm bảo ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
b. Làm giàn
Đối với giống cà chua sinh trưởng vô hạn sau trồng 20 - 25 ngày, tiến hành làm giàn kiểu chữ A, giống bán hữu hạn làm giàn hàng rào, thường xuyên dùng dây mềm buộc cây lên giàn. Sau khi đã thu hoạch quả lứa đầu cần tỉa bỏ lá già, lá bệnh dưới gốc.
7. Phòng trừ sâu bệnh
* Sâu hại:
+ Sâu xám: Thường hại cây con mới trồng, tại chỗ gốc cây bị hại dùng que đào bắt sâu, hoặc dùng Basudin 5G (10G).
+ Sâu đục quả (Helicoverpa armigera): Sâu đẻ trứng trên lá, khi nở sâu non phá hại lá, sau đó đục vào quả. Cần phải phun thuốc sớm ở giai đoạn sâu non, có thể dùng thuốc Delfin 32BIU, BT, Sherpa 25EC. Nếu bị rệp, bọ phấn, bọ trĩ.... dùng thuốc PT - Pentin 15EC, Bassa 50EC để phòng trừ.
* Bệnh hại:
+Bệnh xoăn lá: Thường xuất hiện trong vụ cà chua sớm, vụ xuân hè. Bệnh do vi rút gây ra và truyền qua rệp, bọ phấn... cần nhổ bỏ cây bệnh và phun thuốc trừ môi giới truyền bệnh.
+ Bệnh sương mai (mốc sương) (Phytophthora infestans): Bệnh phát triển khi ẩm độ cao, nhiệt độ thấp; hại trên lá, quả, thân. Biện pháp trừ bệnh: cần tạo cho ruộng thông thoáng (tỉa cành, nhánh, lá gốc). Phun Boocđô 1% để phòng trừ bệnh. Có thể dùng một số thuốc hoá học khác như Zineb 80WP, nếu bệnh nặng có thể dùng Ridomil MZ 72WP, Altracol 70WP...
+ Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonus Solanacearum): Bệnh thường xuất hiện khi ẩm độ cao, ấm đặc biệt vào vụ cà chua sớm. Để phòng trừ bệnh cần luân canh cà chua với lúa nước. Khi bệnh phát triển cần hạn chế tưới nước (đặc biệt là tưới rãnh).
+ Bệnh đốm lá: Xuất hiện trong vụ cà chua sớm, cà chua xuân hè, ẩm độ, nhiệt độ cao. So với các bệnh trên, bệnh này ít nguy hiểm hơn. Nếu bệnh nặng có thể phun Boocđô, Zineb, Mancozeb... các thuốc có gốc đồng để phun.
8. Thu hoạch
Thu hoạch khi quả chín cây, tuyệt đối không thu quả xanh rồi rấm chín sẽ làm giảm chất lượng, tránh để quả giập nát, loại bỏ các quả thối hoặc có vết sâu bệnh.
CÂY CÀ TÍM
(Solanum melongena Var . Esculentum)
I. NGUỒN GỐC VÀ YÊU CẦU SINH THÁI
Có nhiều ý kiến cho rằng cà tím có nguồn gốc ở Trung Quốc, châu Phi. Ngày nay nó đã được trồng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, thậm chí cả các khu vực ấm của vùng ôn đới.
Cà tím sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ ban ngày từ 25-35oC, ban đêm là 20-27oC. Khả năng chịu nhiệt độ thấp (đặc biệt là sương giá) của cà tím kém cà chua và ớt (trong họ cà). Cà tím có thể chịu hạn và úng tốt nhưng khả năng đậu quả sẽ giảm. Đất trồng
thích hợp là đất thoát nước tốt, pha cát và không cao hơn 800 m so với mực nước biển.
II. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 1. Thời vụ 1. Thời vụ
- Vụ sớm: Gieo hạt vào tháng 7, 8 thu hoạch vào tháng 11, 12.
- Vụ chính: Gieo tháng 11, 12 thu quả vào tháng 3 - 5 - Vụ muộn: Gieo hạt tháng 1, 2 thu quả vào tháng 4, 5.