Sâu xanh đục hoa (Mamestra)

Một phần của tài liệu sản xuất rau an toàn (Trang 85 - 89)

- Giống F1: Milkyway, thời gian sinh trưởng từ 60 70 ngày.

d) Sâu xanh đục hoa (Mamestra)

Sâu xanh đục hoa là loại sâu phổ biến, gây hại trên nhiều loại cây trồng và có phạm vi cây chủ rộng.

+ Trưởng thành: Con trưởng thành có các cánh trước lốm đốm, có thể có màu xám, xanh lá cây, nâu

hoặc đen. Trưởng thành của loại sâu này thường ít thấy vì chúng hoạt động vào ban đêm. Chúng thích đẻ trứng vào những cây lớn hơn là những cây nhỏ.

+ Trứng: Con cái đẻ trứng có những khía trên trứng, trứng mới đẻ có màu trắng sau chuyển sang màu hồng. Trứng được đẻ thành từng nhóm khoảng 50 trứng ở mặt dưới lá và nở thành sâu non trong vòng 6 - 8 ngày.

+ Sâu non có 4 tuổi, 3 tuổi đầu màu xanh nhưng sâu tuổi 4 có màu đen hơi nâu và bụng màu xanh vàng. Một số cá thể có thể hoàn toàn chuyển màu đen. Sâu thường cuộn mình lại khi bị động. Giai đoạn sâu non khoảng 25 - 30 ngày.

Ban đầu sâu non màu xanh ăn trên lá theo nhóm, Sâu non tuổi 4 phân tán và đục vào trong bông.

Sâu non xuất hiện với mật độ lớn thì phá trụi các lá ngoài một cách nhanh chóng và đôi khi chúng cũng có thể phá hủy cả những cây còn nhỏ. Một số con đục vào trong hoa, thường thì không thấy có cây chết. Hầu hết sự thất thu về năng suất là do sâu non đã thải phân ra làm hoa bị nhiễm bẩn làm ảnh hưởng đến phẩm chất sản phẩm.

+ Nhộng: Sâu non đẫy sức rời khỏi cây và vùi vào trong đất để hóa nhộng. Nhộng có màu nâu bóng. Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 12 - 15 ngày.

Biện pháp phòng trừ:

+ Cày lật đất, có thể phơi những con nhộng còn sống trên ruộng dưới ánh nắng mặt trời hoặc để làm mồi cho các sinh vật khác.

+ Khi mật độ sâu cao, sự gây hại của sâu chỉ có thể gây ra thiệt hại cho cây trồng khi sâu non ở tuổi 4. Vì vậy phòng trừ sâu ở trước tuổi 4 là tốt nhất. Vì sâu ăn theo nhóm cho đến tận tuổi 4 nên phải theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phòng trừ cho kịp thời.

+ Cần phát hiện sớm, phun những loại thuốc nội hấp, lưu dẫn thông dụng trong phần phụ lục để phòng trừ.

đ) Bệnh sương mai (Peronospora parasitica)

Đây là một bệnh nấm đặc biệt gây hại trong giai đoạn vườn ươm và cả trong thời kì sản xuất, bệnh nặng gây thiệt hại nghiêm trọng ảnh hưởng lớn tới năng suất và phẩm chất sản phẩm.

- Trong giai đoạn vườn ươm: Ở thời kì đầu là các đốm nhỏ màu vàng nhạt phát triển trên các lá và các lá mầm của cây con trong vườn ươm. Các đốm này sau chuyển sang màu nâu. Khi thời tiết ẩm ướt, có đám mốc màu trắng xốp xuất hiện ở mặt dưới lá. Các đám mốc đó chính là các bào tử của nấm bệnh. Phần diện tích lá chết xuất hiện trong vùng vàng ở chóp lá, thường có hình lốm đốm.

Triệu chứng bệnh trên các cây lớn là những vùng màu nâu vàng giữa những gân lá chính. Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, các đốm mốc trắng xốp của nấm xuất hiện ở mặt dưới lá. Các lá bị nhiễm nặng có màu vàng đen. Bệnh nặng có thể gây ra hàng loạt các đốm đen lõm khác nhau về kích cỡ từ những chấm nhỏ đến những diện tích lớn hơn và có thể làm cho cây bị thối lũn vi khuẩn.

- Nguồn gốc và sự truyền lan: Nấm lan truyền qua đường hạt giống và có thể sống trong rễ và trong những bộ phận bị bệnh. Trên cây họ thập tự, khi các rễ bắt đầu hình thành, nấm cũng phát triển và theo mầm mới mọc lên mặt đất.

Sợi nấm có thể xâm nhiễm vào lá qua các lỗ khí khổng và phát triển trong các mô thực vật. Bào tử lại phát triển trên bề mặt lá, rồi giải phóng ra các bào tử. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, các bào tử nảy mầm chỉ trong một vài giờ rồi xâm nhiễm vào cây mới.

Nhiệt độ tối thích cho bệnh phát triển là 15 - 18o

C kèm theo độ ẩm không khí cao. Ẩm độ cao thường xuất hiện trong mùa mưa, trong thời gian có nhiều sương, mật độ trồng dày.

Biện pháp phòng trừ:

+ Không nên trồng với mật độ quá dày, vì nếu trồng dày sẽ làm ẩm độ trong ruộng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của bệnh. Không nên tưới vào buổi chiều tối.

+ Bón phân cân đối, tăng cường bón kali.

+ Khi bệnh chớm xuất hiện, cần phun sớm bằng các loại thuốc thông dụng để hạn chế sự phát triển của bệnh.

Một phần của tài liệu sản xuất rau an toàn (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)