- Giống F1: Milkyway, thời gian sinh trưởng từ 60 70 ngày.
a) Sâu tơ (Plutella xylostell
Sâu tơ là loài gây hại chính trên cây rau họ thập tự ở cả vùng nhiệt đới và ôn đới. Nó có thể gây hại 39 loại rau khác nhau. Sâu tơ cũng là loại sâu hình thành tính kháng thuốc nhanh nhất. Ở Đà Lạt mật độ sâu tơ thường gia tăng và gây hại nặng vào cuối mùa khô sang đầu mùa mưa (tháng 3 - 4 và tháng 5) gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây su lơ.
+ Trưởng thành thường gọi là sâu bay, con cái có màu sáng, bụng to hơn con đực. Trưởng thành ít bay mà thường di chuyển theo gió, chúng hoạt động mạnh và thường giao phối vào lúc chập tối đến nửa đêm. Do đó áp dụng biện pháp tưới phun mưa vào lúc chiều tối
để cản trở sự giao phối của trưởng thành cũng là một biện pháp phòng trừ tốt.
+ Trứng: Thường thì một con cái đẻ từ 50 - 400 trứng. Trứng nhỏ, màu vàng, có hình bầu dục. Trứng đẻ rải rác hoặc thành từng ổ ở mặt dưới lá, trung bình từ 10 - 20 trứng. Trứng từ 4 - 5 ngày thì nở thành sâu non.
+ Sâu non: Sâu non có màu xanh nhạt, có 5 tuổi, chúng ăn lá cây chủ yếu là phần thịt lá, khi bị đánh động chúng nhanh nhẹn lẩn trốn hoặc nhả tơ đu mình rơi xuống khỏi mặt lá. Toàn bộ giai đoạn sâu non kéo dài từ 10 - 14 ngày.
+ Nhộng: Khi sâu non đẫy sức thì hóa nhộng. Nhộng thon, khi còn non có màu xanh, sau chuyển sang màu vàng, trước khi vũ hóa có màu nâu hoặc nâu đen. Giai đoạn nhộng kéo dài 6 - 8 ngày. Toàn bộ vòng đời của sâu tơ kéo dài từ 20 - 26 ngày tùy theo điều kiện thời tiết khí hậu.
Sâu tơ ăn và phá hủy bộ lá của cây, khi mật độ sâu cao chỉ còn lại gân lá. Sâu non có thể ăn chồi hoặc búp non làm cho cây không thể phát triển được.
Trong điều kiện thời tiết nóng và khô càng làm cho sâu tơ hại nhiều hơn. Tuy nhiên cây su lơ có bộ lá phát triển, sâu non thường gây hại ở lá già và lá bánh tẻ, do đó thiệt hại không lớn lắm.
Biện pháp quản lý:
+ Hủy bỏ tàn dư cây trồng giúp giảm mật độ sâu. + Tưới phun mưa vào lúc trời chiều tối khi trưởng thành ra rộ cũng là biện pháp phòng trừ sâu tơ tốt để ngăn cản việc giao phối và đẻ trứng của trưởng thành.
+ Theo dõi diễn biến thành phần thiên địch và sâu non, phun thuốc khi sâu còn nhỏ tuổi, không phun thuốc khi mật độ kí sinh, thiên địch cao, khi cây đã có nụ hoa tăng cường sử dụng thuốc vi sinh, thuốc ít độc hại và thuốc có thời gian cách ly ngắn. Phải luân phiên thay đổi các loại thuốc khi sử dụng.
+ Khi mật độ sâu cao, sử dụng các loại thuốc thông dụng trong phần phụ lục.