Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ án KINH tế THƯƠNG mại THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU cà PHÊ vệt NAM (Trang 40 - 42)

- Trên toàn EU có sự đồng nhất và nhiều nét chung trong sự tiêu thụ và sử dụng cà phê Nhìn chung không có sự phân biệt giữa các vùng về sử dụng các loại cà phê Việc sử dụng cà phê pha trộn

3.2.3. Đối với các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê vào thị trường EU cần làm tốt những vấn đề sau:

Cần có sự hợp tác với người nông dân để hình thành hệ thống cung cấp nguyên liệu, chế biến và kinh doanh hoạt động đồng bộ, hiệu quả, tránh tình trạng làm ăn manh mún, tranh mua tranh bán và bị ép giá như hiện nay. Không những thế, các doanh nghiệp cũng cần liên kết với nhau xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, từ đó gia tăng vị thế, uy tín cho cà phê Việt Nam và cho bản thân các doanh nghiệp. Sự liên kết này cùng với việc tăng cường trao đổi thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp thống nhất hơn trong thu mua và xuất khẩu cà phê, tránh bị lép vế trong hợp đồng xuất khẩu và sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh nước ta phải mở cửa thị trường do cam kết gia nhập WTO.

mua tạm trữ cà phê ngay từ đầu vụ để có lợi cho cả người sản xuất và nhà kinh doanh. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần chủ động về năng lực tài chính, có kế hoạch chủ động mua hàng vào để dự trữ, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng và sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, sự phối kết hợp giữa ngân hàng và doanh nghiệp chặt chẽ cũng sẽ góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp có thêm tiềm lực tài chính để chủ động nguồn hàng. Ngoài ra cần tích cực tìm hiểu thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường kinh doanh để nắm bắt được cơ hội.

Cuối cùng và là yếu tố quan trọng không thể thiếu khi xuất khẩu cà phê vào EU là các doanh nghiệp phải quan tâm phát triển thương hiệu. Phải quan tâm đến vấn đề này ngay từ khi nghiên cứu thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua thực hiện nghiêm chỉnh tiêu chuẩn chất lượng, đa dạng, cải tiến mẫu mã và bao bì mới.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề án đã thấy được thực trạng sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam vào EU về kim ngạch, sản lượng, giá trị… trong những năm gần đây, các chính sách của nhà nước, của ngành. Từ đó cho thấy tuy xuất khẩu cà phê vào EU đã đạt được những kêt quả khả quan, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục như về chất lượng, chủng loại, thương hiệu.

Ngành cà phê đã và đang đóng góp giá trị rất lớn đất nước, và thị trường EU nói riêng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất khẩu cà phê của nước nhà. Chính bởi vậy, Nhà nước, các bộ ngành liên quan cần tiếp tục nghiên cứu thực hiện những chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ, tạo dựng thương hiệu… để thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan từ trên xuống dưới, cùng các doanh nghiệp, hộ nông dân trồng cà phê để có thể đưa mặt hàng cà phê của Việt Nam

lên một tầm cao mới.

Một phần của tài liệu ĐỀ án KINH tế THƯƠNG mại THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU cà PHÊ vệt NAM (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w