Trên thị trường cà phê Việt Nam hiện có 150 doanh nghiệp thương mại hoạt động, nhưng chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp thương mại cà phê đúng nghĩa và 8 nhà rang xay, chiếm 80% sản lượng. Có thể kể đến các tên tuổi lớn như:
- Tổng công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE) - Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam
- Tập đoàn Thái Hoà
- Công ty xuất nhập khẩu Simexco Đắk lắk - Công ty cà phê Phước An Đắk lắk
- Công ty thương mại kỹ thuật & đầu tư PETEC - Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Đắk lắk
- Công ty xuất nhập khẩu Tín Nghĩa Đồng Nai
- Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh - Công ty thực phẩm miền Bắc.
Trong đó VINACAFE là một Tổng công ty Nhà nước với 100% số vốn của Nhà nước và là hội viên lớn nhất của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam. Đây là một
doanh nghiệp lớn, có tới 70 công ty, xí nghiệp và nông trường. Hàng năm VINACAFE xuất khẩu một lượng lớn tới 20- 25% sản lượng cà phê của cả nước.
2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê sang EU 2.2.1.Đặc điểm thị trường cà phê EU
Liên minh châu Âu được thành lập vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Đây là một một liên minh kinh tế chính trị gồm 27 nước thành viên mà ở đó hàng hoá, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống như khi chúng ta ở trong một thị trường quốc gia.
Xu hướng tiêu thụ cà phê tại EU:
Cà phê đang ngày càng được ưa chuộng tại EU và được coi như một thức uống đem lại nhiều tác dụng về mặt tinh thấn, có tác dụng thư giãn, giảm stress trước nhịp sống làm việc hối hả của người dân EU hiện nay. Những xu hướng đáng chú ý trong tiêu dùng cà phê tại EU: