Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê trên thị trường EU 1 Những ưu điểm, thành quả cần phát huy

Một phần của tài liệu ĐỀ án KINH tế THƯƠNG mại THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU cà PHÊ vệt NAM (Trang 34 - 35)

- Trên toàn EU có sự đồng nhất và nhiều nét chung trong sự tiêu thụ và sử dụng cà phê Nhìn chung không có sự phân biệt giữa các vùng về sử dụng các loại cà phê Việc sử dụng cà phê pha trộn

2.2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê trên thị trường EU 1 Những ưu điểm, thành quả cần phát huy

2.2.3.1. Những ưu điểm, thành quả cần phát huy

Ngành cà phê đã và đang khẳng định được vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nước nhà. Chỉ đứng vị trí số 2 sau gạo trong xuất khẩu nông sản, mỗi năm xuất khẩu cà phê đóng góp hàng triệu đô la cho đất nước. Giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng gấp gần 6 lần từ khoảng 100 triệu USD đầu những năm 1990 lên khoảng 571 triệu USD vào năm 2003 (nguồn: TradeMap), đến 2010 đã đạt gần 2 triệu USD. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về khối lượng (sau Brazil) và đứng thứ ba thế giới về giá trị (sau Brazil và Columbia). Đối với cà phê Robusta, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Xuất khẩu cà phê vào EU thời gian qua đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này khá ổn định, trung bình hơn 800 triệu USD mỗi năm. Chúng ta đang dẫn đầu về xuất khẩu cà phê vối (Robusta) vào EU và đứng thứ 3 trong top các nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất vào thị trường này. Ngoài việc giữ vững các thị trường truyền thống như Đức, Tây Ban Nha, vương quốc Anh, Việt Nam đã và đang phát triền ra các thị trường mới giàu tiềm năng trong EU như Bỉ, Thụy Sĩ. Chất lượng cà phê của ta tuy vẫn chưa thể sánh ngang với các đối thủ Braxin, Colombia song đang ngày một nâng cao, đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của EU. Việt Nam cũng đang dần tăng cường tỷ lệ cà phê chè (Arabica) cũng như tỷ lệ cà phê đã qua chế biến vào EU để tăng giá trị.

Để đạt được những kết quả khả quan đó không thể không nhắc đến những chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như ngành cà phê tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Các chính sách hỗ trợ về tín dụng đã tạo nguồn vốn kịp thời cho người nông dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh và vẫn đứng vững trước biến động của thị trường. Các chính sách thuế, khuyến khích đầu tư công nghệ vào chế biến, áp dụng tiêu chuẩn thế giới đã tạo ra giá trị cao cho mặt hàng cà phê và thúc đẩy xuất khẩu ngày càng lớn. Với những điều trên, xuất khẩu cà phê vào EU hứa hẹn sẽ có bước tiến mới trong tương lai.

Một phần của tài liệu ĐỀ án KINH tế THƯƠNG mại THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP THÚC đẩy XUẤT KHẨU cà PHÊ vệt NAM (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w