Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn,trách nhiệm của Ban kiểm tra nộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm tra,kiểm soát nội bộ tại chi nhánh ngân hàng phát triển nghệ an (Trang 42 - 89)

thống NHPT.

*Phòng kiểm tra.

Phòng kiểm tra là đơn vị trực thuộc Giám đốc Sở giao dịch,các Chi nhánh.

-Điều hành hoạt động của Phòng Kiểm tra là Trưởng phòng,Trưởng phòng là đại diện Phòng,chịu trách nhiệm trước Giám đốc hoạt động của Phòng Kiểm tra theo nhiệm vụ,quyền hạn được giao.

-Trưởng phòng chỉ đạo, điều hành công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh về kết quả thực hiện công việc của cán bộ của phòng. -Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng điều hành một số lĩnh vực hoạt động theo sự phân công,uỷ quyền của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công,uỷ quyền.

Trưởng phòng kiểm tra do Tổng Giám đốc bổ nhiệm,bổ nhiệm lại,miễn nhiễm,khen thưởng và kỷ luật theo quy định về công tác cán bộ trong hệ thống NHPT.

2.1.3.2 Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn,trách nhiệm của Ban kiểm tra nội bộ. bộ.

*Chức năng của Ban KTNB

Ban KSNB là đơn vị thuộc NHPT,có chức năng:

-Tham mưu giúp Tổng Giám đốc NHPT ban hành các văn bản quy định,hướng dẫn trong công tác kiểm tra,tự kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ;công tác phòng chống tham nhũng;công tác phòng chống rửa tiền và giải quyết khiếu nại tố cáo áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống NHPT.

-Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra các mặt hoạt động nghiệp vụ;phòng chống rửa tiền;giải quyết khiếu nại,tố cáo,phòng chống tham nhũng trong toàn hệ thống NHPT.

*Nhiệm vụ của Ban KTNB

-Tham mưu giúp Tổng Giám đốc NHPT trong việc tham gia ý kiến với các cơ

quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về xây dựng,bổ sung,sửa đổi các văn bản pháp quy lien quan đến công tác kiểm tra,thanh tra,giám sát.

-Tham mưu cho Tổng Giám đốc NHPT trong việc xây dựng,bổ sung.sửa đổi các quy định về công tác kiểm tra;công tác khiếu nại,tố cáo,giải quyết khiếu nại,tố cáo;công tác phòng chống tham nhũng,công tác phòng chống rửa tiền trong toàn hệ thống NHPT.

-Trình Tổng Giám đốc NHPT ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống đối với hoạt động nghiệp vụ Kiểm tra nội bộ.

-Xây dựng chương trình,kế hoạch kiểm tra,phúc tra định kỳ,hàng năm và đột xuất trong toàn hệ thống NHPT.Tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra,phúc tra trong toàn hệ thống theo kế hoạch đã được Tổng Giám đốc phê duyệt.

-Tổng hợp,báo cáo kết quả kiểm tra,phúc tra của các Đoàn Kiểm tra do Ban chủ trì,kết quả tự kiểm tra của các chi nhánh.Đề xuất,kiến nghị về những vấn đề cần xử lý qua công tác kiểm tra,tự kiểm tra.Soạn thảo văn bản chỉ đạo,chấn chỉnh sau kiểm tra;theo dõi,báo cáo Tổng Giám đốc kết quả khắc phục sau kiểm tra của các Chi nhánh theo quy định.

-Làm nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng;Ban phòng chống rửa tiền của NHPT.

-Giúp việc Tổng Giám đốc giải quyết các khiếu nại,tố cáo có lien quan đến cán bộ,viên chức,các hoạt động nghiệp vụ của hệ thống NHPT.

-Theo dõi,đề xuất ý kiến về việc kiện toàn bộ máy,nhân sự thực hiện công tác Kiểm tra nội bộ tại các Chi nhánh.

-Tham gia ý kiến,phối hợp xây dựng và thực hiện các kế hoạch,chương trình,đề án…do các đơn vị khác chủ trì thực hiện;Đề xuất sửa đổi,bổ sung các quy chế,quy định về các hoạt động nghiệp vụ của NHPT.

-Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng Giám đốc giao.

*Quyền hạn của Ban KTNB

-Được yêu cầu đơn vị,cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra cung cấp đầy đủ các thông tin,tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra.Được chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan ngoài hệ thống NHPT để thực hiện chức năng,nhiệm vụ được giao.

-Được yêu cầu các đơn vị tạm đình chỉ thực hiện những quyết định của Thủ trưởng đơn vị khi xét thấy không đúng chỉ đạo,quy định,hướng dẫn của NHPT,sau đó báo cáo Tổng Giám đốc về việc quyết định tạm đình chỉ đối với đơn vị được kiểm tra và chịu trách nhiệm về quyết định tạm đình chỉ của mình. -Được đề xuất với Tổng Giám đốc về việc trưng tập cán bộ của các đơn vị trong hệ thống tham gia các Đoàn Kiểm tra khi cần thiết.

-Được thừa lệnh Tổng Giám đốc ký văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ Kiểm tra nội bộ trong hệ thống;ký các văn bản về xử lý khiếu nại,tố cáo,ký các văn bản về hoạt động phòng,chống tham nhũng khi được Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng của NHPT uỷ quyền.

-Từ chối cung cấp thông tin,kết quả kiểm tra khi chưa được sự đồng ý của Tổng Giám đốc.

*Trách nhiệm của Ban KTNB

-Chịu trách nhiệm tổ chức và hoàn thành công việc theo chức năng nhiệm vụ được Tổng Giám đốc giao.

-Chịu trách nhiệm về việc tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra,tự kiểm tra trong toàn hệ thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Chịu trách nhiệm về tính chính xác,kịp thời của các thông tin,số liệu,ý kiến liên

quan đến lĩnh vực công tác được giao do Ban KSNB báo cáo,cung cấp;phát hiện và báo cáo trung thực các vướng mắc,tồn tại phát sinh thuộc lĩnh vực công tác của Ban.

-Chịu trách nhiệm trong việc cung cấp và bảo mật thông tin của NHPT theo đúng quy định của NHPT và của Nhà nước.

-Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

2.1.3.4.Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn,trách nhiệm của phòng kiểm tra tại chi nhánh.

*Chức năng của phòng kiểm tra tại Chi nhánh

Phòng Kiểm tra là đơn vị thuộc Chi nhánh,có chức năng trong việc tham mưu giúp Giám đốc Chi nhánh:

-Tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra toàn diện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh theo các quy định,hướng dẫn đã được Tổng Giám đốc NHPT ban hành;

-Tổ chức thực hiện công tác pháp chế;giải quyết khiếu nại tố cáo;phòng,chống tham nhũng;phòng,chống rửa tiền theo quy định của NHPT.

*Nhiệm vụ của Phòng Kiểm tra tại Chi nhánh.

-Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh trong việc soạn thảo văn bản tham gia ý kiến với Ban KTNB thuộc Hội sở chính về ban hành,bổ sung,sửa đổi các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra,giám sát.

-Là đầu mối tại Chi nhánh trong việc tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh tổ chức triển khai thực hiện các quy định về công tác kiểm tra;công tác pháp chế;công

tác giải quyết khiếu nại,tố cáo;công tác phòng,chống tham nhũng,công tác phòng chống rửa tiền tại đơn vị theo quy định của Tổng Giám đốc NHPT.

-Rà soát về mặt hình thức và nội dung của các văn bản của Chi nhánh trước khi lưu hành nhằm đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ tuân thủ theo đúng các quy định,hướn dẫn,sổ tay nghệp vụ…đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc NHPT ban hành trước khi trình Giám đốc chi nhánh ký.

-Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ,hàng năm và đột xuất đối với tất cả các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.Tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra trong đơn vị theo kế hoạch đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.

-Tổng hợp,báo cáo kết quả tự kiểm tra,chấn chỉnh,khắc phục sau kiểm tra,tự kiểm tra định kỳ các hoạt động,nghiệp vụ phát sinh về Ban KTNB. Đề xuất,kiến nghị về những vấn đề cần xử lý qua công tác kiểm tra,tự kiểm tra.

-Giúp việc Giám đốc Chi nhánh giải quyết các khiếu nại,tố cáo có liên quan đến cán bộ,viên chức,hoạt động nghiệp vụ thuộc thẩm quyền giải quyết và phân cấp của Giám đóc Chi nhánh.

-Đề xuất cử cán bộ tham gia các Đoàn Kiểm tra của Hội sở chính để thực hiện kiểm tra đối với các Chi nhánh lân cận khi được Trưởng ban KTNB yêu cầu. -Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng Giám đốc NHPT và giám đốc chi nhánh giao.

*Quyền hạn của Phòng kiểm tra.

-Được yêu cầu các Phòng Nghiệp vụ, đơn vị,cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra cung cấp đầy đủ các thong tin,tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra. Được chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện chức năng,nhiệm vụ được giao.

-Chủ động báo cáo Giám đốc Chi nhánh,Trưởng ban KTNB trong trường hợp cần thiết phải tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ của các Phòng,Bộ phận liên quan khi xét thấy không đúng chỉ đạo,quy định,hướng dẫn của NHPT.

-Được quyền bảo lưu các ý kiến kết luận của phòng trong các biên bản kiểm tra khác với các ý kiến của các phòng nghiệp vụ được kiểm tra(kể cả khi có ý kiến cuối cùng của Lãnh đạo Chi nhánh),sau đó kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc(Qua Ban KTNB).

2.1.3.5.Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc.

*Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Trưởng ban KTNB

-Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của Ban;chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về tính chính xác, đầy đủ,hợp pháp của hồ sơ,tài liệu,kết quả thực hiện công việc được giao;thực hiện đầy đủ chế độ thông tin,báo cáo theo quy định của NHPT và của pháp luật.

-Chủ động nghiên cứu,tham mưu,báo cáo tình hình thực hiện của đơn vị mình phụ trách với Tổng Giám đốc và đề xuất ý kiến nhằm sửa đổi,hoàn thiện cơ chế chính sách và các tác nghiệp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHPT. -Phối hợp với các đơn vị liên quan để xử lý những công việc thuộc chức năng,nhiệm vụ của đơn vị mình hoặc khi Tổng Giám đốc yêu cầu.

-Điều hành đơn vị mình chấp hành các chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng,Nhà nước và nội quy,quy chế,quy định nội bộ của NHPT.

-Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền,những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải kịp thời báo cáo Tổng Giám đốc cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết.

*Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Phó Trưởng ban KTNB.

-Phó Trưởng ban giúp Trưởng ban điều hành một số lĩnh vực,mảng công việc theo phân công; được thay mặt Trưởng ban giải quyết các công việc thuộc lĩnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban,Tổng Giám đốc về những quyết định của mình.

-Khi Trưởng ban điều chỉnh sự phân công giữa các cấp phó thì các Phó Trưởng ban bàn giao nội dung công việc,hồ sơ,tài liệu liên quan và báo cáo Trưởng ban. -Phó Trưởng ban được uỷ quyền thay mặt Trưởng ban điều hành công việc của Ban bằng một văn bản uỷ quyền;chỉ thực hiện các nhiệm vụ,quyền hạn trong phạm vi,thời hạn được uỷ quyền và báo cáo lại kết quả thực hiện uỷ quyền ngay sau khi Trưởng ban trở lại làm việc.

-Chủ động giải quyết công việc được phân công,thường xuyên thông tin kết quả và những vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ cho Trưởng ban.

*Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của lãnh đạo phòng nghiệp vụ thuộc Ban KTNB

-Lãnh đạo phòng Nghiệp vụ thuộc Ban KTNB chịu trách nhiệm tổ chức triển khai công việc theo kế hoạch của Phòng được giao và theo sự phân công của Trưởng ban KTNB.

-Chủ động lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch công việc được giao.

-Thường xuyên báo cáo Trưởng ban KTNB về tiến độ và kết quả thực hiện công việc của Phòng theo kế hoạch công tác của Ban hoặc theo sự phân công của Trưởng ban.

-Chủ động đề xuất,tham mưu cho lãnh đạo Ban trong việc sửa đổi,hoàn thiện quy chế,quy định về công tác Kiểm tra nội bộ và giải quyết những khó khăn,vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

-Quản lý điều hành nhân sự và phương tiện làm việc theo quy định của NHPT và của Ban KTNB.

tại các chi nhánh.

-Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của Phòng;chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tính chính xác, đầy đủ.hợp pháp của hồ sơ,tài liệu,kết quả thực hiện công việc được giao;thực hiện đầy đủ chế độ thông tin,báo cáo theo quy định của NHPT và của pháp luật.

-Chủ động nghiên cứu,tham mưu,báo cáo tình hình thực hiện của Phòng Kiểm tra với Giám đốc và đề xuất ý kiến nhằm sửa đổi,hoàn thiện cơ chế chính sách và các tác nghiệp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHPT.

-Phối hợp cới các phòng nghiệp vụ liên quan để xử lý những công việc thuộc chức năng,nhiệm vụ của Phòng Kiểm tra hoặc khi Giám đốc yêu cầu.

-Điều hành Phòng Kiểm tra chấp hành các chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng,Nhà nước và nội quy,quy chế,quy định nội bộ của NHPT.

-Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền,những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải kịp thời báo cáo Giám đốc cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết.

*Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Phó Trưởng phòng Kiểm tra tại các Chi nhánh.

-Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng điều hành một số lĩnh vực,mảng công việc theo phân công; được thay mặt Trưởng phòng giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng,Giám đốc về những quyết định của mình.

-Khi Trưởng phòng điều chỉnh sự phân công giữa các cấp phó thì các Phó Trưởng phòng bàn giao nội dung công việc,hồ sơ,tài liệu liên quan và báo cáo Trưởng phòng.

-Phó Trưởng phòng được uỷ quyền thay mặt Trưởng phòng điều hành công việc của phòng;chỉ thực hiện các nhiệm vụ,quyền hạn của Trưởng phòng và báo cáo

lại kết quả thực hiện uỷ quyền ngay sau khi Trưởng phòng trở lại làm việc.

*Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của cán bộ Kiểm tra.

-Chủ động nghiên cứu,tham mưu cho Lãnh đạo(Ban KTNB,Phòng Kiểm tra)về lĩnh vực được phân công theo dõi;khuyến khích về đề xuất ý kiến nhằm sửa đổi,hoàn thiện cơ chế,chính sách nghiệp vụ,các tác nghiệp để hoạt động của NHPT đạt hiệu quả hơn.

-Báo cáo Lãnh đạo đơn vị về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao và kết quả công tác;Chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo đơn vị về tính chính xác,trung thực,pháp lý,tiến độ,chất lượng,hiệu quả của từng công việc được giao.

-Trường hợp cán bộ viên chức không đồng ý với quyết định của lãnh đạo đơn vị thì được bảo lưu ý kiến đế báo cáo cấp trên nhưng vẫn phải thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo,quyết định của lãnh đạo đơn vị.

-Chấp hành các quy định của pháp luật về cán bộ,viên chức,kỷ luật lao động và các quy chế,quy định nội bộ của NHPT.Giữ gìn bí mật số liệu,tài liệu theo quy định của pháp luật và của NHPT.

2.1.4 Quy trình Kiểm tra-Kiểm soát nội bộ trong hệ thống NHPT Việt Nam. *Lập,phê duyệt,thông báo kế hoạch kiểm tra nội bộ.

-Hàng năm,NHPT và các Chi nhánh phải lập kế hoạch kiểm tra nội bộ đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

+Tại Hội sở chính:Ban KTNB chủ trì,phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng,trình Tổng Giám đốc NHPT phê duyệt kế hoạch KTNB của Hội sở chính(định kì 6 tháng đầu năm,6 tháng cuối năm và đột xuất khác theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHPT).

+Tại các Chi nhánh:Phòng KTNB chủ trì,phối hợp với các Phòng liên quan xây dựng,trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt kế hoạch KTNB của Chi nhánh(định kỳ hàng tháng,quý và đột xuất khác theo yêu cầu của Hội sở chính,Giám đốc Chi

nhánh). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nội dung chủ yếu của kế hoạch KTNB hàng năm bao gồm: +Các đơn vị dự kiến được kiểm tra.

+Thời gian tiến hành kiểm tra đối với từng đơn vị. +Nội dung kiểm tra.

+Thành phần tham gia thực hiện kiểm tra(Bao gồm đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp).

-Kế hoạch kiểm tra nội bộ định kỳ 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm của NHPT phải được trình Tổng Giám đốc quyết định phê duyệt trước ngày 30 tháng 01 và trước 31 tháng 7 năm kế hoạch.Kế hoạch KTNB định kỳ hàng tháng,quý,hàng năm của Chi nhánh phải được Giám đốc Chi nhánh quyết định phê duyệt trước ngày 5 hàng tháng.

-Kế hoạch KTNB của NHPT phải được thông báo đến tất cả các đơn vị trong

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm tra,kiểm soát nội bộ tại chi nhánh ngân hàng phát triển nghệ an (Trang 42 - 89)