Kết thúc kiểm tra,kiểm soát

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm tra,kiểm soát nội bộ tại chi nhánh ngân hàng phát triển nghệ an (Trang 25 - 89)

Trong bước này kiểm toán viên phải làm những công việc cuối cùng để hoàn tất kiểm toán, các bước phải làm là:

+ Chuẩn bị hoàn thành kiểm tra. + Lập báo cáo kiểm tra.

+ Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm tra.

+ Giải quyết các sự việc phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm tra nếu có.

* Chuẩn bị hoàn thành kiểm tra:

Sau khi hoàn thành công việc kiểm tra tại các bộ phận riêng lẻ, Kiểm tra viên chuẩn bị lập báo cáo kiểm tra. trước khi lập báo cáo kiểm tra, Kiểm tra viên cần tổng hợp các kết quả thu thập được. Đây chính là công việc chuẩn bị hoàn thành kiểm tra, bao gồm việc xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến, xem xét

các sự kiện sảy ra sau ngày kết thúc niên độ, xem xét về giả thuyết doanh nghiệp hoạt động liên tục, và đánh giá tổng quát về kết quả thu thập được. Công việc này nhằm soát xét lại toàn bộ quá trình kiểm tra, kết quả thu thập được và cân nhắc các cơ sở để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính.

* Báo cáo kiểm tra:

Báo cáo kiểm tra là văn bản được Kiểm tra viên phát hành để trình bày ý kiến của mình về thông tin tài chính được kiểm tra. Kiểm tra viên phải rà soát xét lại và đánh giá các kết luận rút ra từ các bằng chứng kiểm tra đã thu thập được làm căn cứ cho việc diễn đạt những nhận xét của mình về các thông tin tài chính.

+ Đối tượng kiểm tra, thông tin tài chính được kiểm tra

+ các nguyên tắc,thủ tục được áp dụng để đánh giá trong cuộc kiểm tra. + Công việc Kiểm tra viên đã làm.

+ Chuẩn mực kiểm tra được áp dụng. + Các giới hạn về phạm vi( nếu có).

+ ý kiến của Kiểm tra viên về thông tin tài chính.

+ Nhận xét và biện pháp cải tiến đối với kiểm tra nội bộ( nếu cần thiết).

*Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm tra:

Sau khi lập và ký báo cáo kiểm tra, Kiểm tra viên phải hoàn chỉnh hồ sơ kiểm tra, hồ sơ kiểm tra được lập thành 2 bộ: một hồ sơ gửi cho đơn vị được kiểm tra, một hồ sơ giữ lại phòng kiểm tra.

* Giải quyết các công việc sau khi ký báo cáo kiểm tra:

Sau khi gửi báo cáo kiểm tra có thể phát sinh các sự việc cần được Kiểm tora viên tiếp tục giải quyết như:

- Có sai sót nhỏ trong báo cáo tài chính do sơ xuất trong tính toán ghi chép cần sửa lại.

xác hồ sơ tài liệu liên quan hoặc do hạn chế của Kiểm tra viên không phát hiện được trong quá trình kiểm tra.

- Đơn vị chấp nhận sửa đổi lại các điểm sai sót, theo yêu cầu và hướng dẫn của Kiểm tra viên.

- Đơn vị yêu cầu kiểm tra lại do trước đó đã từ chối.

Nếu các sai sót nhỏ trong báo cáo tài chính không làm ảnh hưởng đến ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm tra thì không phải lập lại báo cáo kiểm tra. nếu có ảnh hưởng đến tính hợp lý trong nhận xét của báo cáo kiểm tra, thì Kiểm tra viên phải trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn việc sửa chữa và lập lại báo cáo kiểm tra với nhận xét phù hợp.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NGHỆ AN

2.1.1 Khái quát chung về Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHPT Việt Nam.

NHPT Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước được thành lập theo quyết định số 108/2006/QD-TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (được thành lập theo nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999), để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. NHPT Việt Nam hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank. Tên viết tắt: VDB

NHPT là tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài trợ trung dài hạn cho các dự án phát triển.

NHPT có tư cách pháp nhân, hạch toán tập trung, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các NHTM trong nước và nước ngoài; được tham gia vào hệ thống thanh toán với các NH cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. NHPT kế thừa mọi quyền lợi và trách nhiệm từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Trên cơ sở đó, được sự chấp thuận của Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam đã ra quyết định phê duyệt bộ máy tại Hội sở chính và thành lập các Chi nhánh NHPT trên cơ sở chuyển đổi các Quỹ Hỗ trợ phát triển tại các tỉnh thành trực thuộc Trung ương. Hệ thống NHPT chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2006 bao gồm: Hội sở chính, 02 sở giao dịch tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cùng với 54

chi nhánh tại các tỉnh thành trong cả nước. NHPT có vai trò đặc biệt như là một công cụ của Chính phủ trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tài trợ vốn cho các dự án, chương trình kinh tế lớn, không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí.

Trụ sở chính của NHPT: 25A Đường Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội.

2.1.1.2. Hoạt động của NHPT Việt Nam

Hoạt động của NHPT không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo vệ tiền gửi.

NHPT được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Vốn điều lệ của NHPT là 10000 tỷ đồng (mười nghìn tỷ đồng) từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ Phát triển.Việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc vào yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của NHPT do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thời gian hoạt động của NHPT là 99 năm, kể từ khi Quyết định 108/2006/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.

2.1.1.3. Chức năng,nhiệm vụ của NHPT

Huy động tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển:

• Cho vay đầu tư phát triển.

• Hỗ trợ sau đầu tư.

• Bảo lãnh tín dụng đầu tư.

Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:

• Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.

• Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của Khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng uỷ thác giữa NHPT với các tổ chức uỷ thác.

Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT.

Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho Khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và TDXK.

Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

2.1.1.4. Nguồn vốn hoạt động của NHPT Việt Nam

* Vốn thuộc sở hữu Nhà nước:

• Vốn điều lệ.

• Vốn Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung hàng năm dành cho mục tiêu đầu tư.

• Vốn các dự án, chương trình được Chính phủ giao thực hiện.

• Vốn của Chính phủ Việt Nam dành cho các dự án nước ngoài vay theo hiệp định.

* Vốn huy động:

• Vay của Tiết kiệm bưu điện, Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài và các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.

• Vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại theo uỷ thác của Bộ Tài chính.

* Nhận tiền gửi uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước.

* Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các hội trong và ngoài nước.

* Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

* NHPT được trích lập quỹ dự phòng rủi ro vào chi phí nghiệp vụ để bù đắp những tổn thất, thiệt hại do nguyên nhân khách quan trong quá trình thực hiện các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Mức trích được tính bằng 2% số thu từ lãi cho vay hàng năm. Nếu cuối năm không sử dụng hết thì khoản dự phòng này được để lại bù đắp rủi ro cho những năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các khoản tổn thất thì phải báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

2.1.2. Khái quát về Chi nhánh NHPT Nghệ An2.1.2.1 Giới thiệu về NHPT Chi nhánh Nghệ An 2.1.2.1 Giới thiệu về NHPT Chi nhánh Nghệ An

Chi nhánh NHPT Nghệ An là một trong 54 chi nhánh NHPT tại các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quyết định của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam. Chi nhánh được tổ chức và hoạt động theo quy chế hoạt động của NHPT Việt Nam, đã và đang trở thành kênh huy động vốn có hiệu quả tại tỉnh Nghệ An.

Trụ sở Chi nhánh NHPT Nghệ An: số 45 đường Duy Tân, TP Vinh, Nghệ An.

Tổng số cán bộ của Chi nhánh NHPT Nghệ An là 46 người được bố trí 6 phòng chức năng. Gồm 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 01 trưởng phòng Kế toán tài chính và 05 trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ. Trình độ cán bộ từ đại học trở lên chiếm 85%.

* Sơ đồ 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHPT Nghệ An:

* Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc.

* Phòng Kế hoạch tổng hợp: thẩm định các dự án cấp phát, ủy thác, các dự án cho vay; điều hành nguồn vốn; tổng hợp thống kê nhằm đảm bảo các dự án cho vay có hiệu quả.

* Phòng Tín dụng 1: quản lý cho vay tín dụng đầu tư các dự án thuộc ngân sách địa phương và cho vay hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn.

Nhiệm vụ của phòng tín dụng 1 là thực hiện việc tiếp xúc với Khách hàng, hướng dẫn Khách hàng lập hồ sơ vay vốn TDXK phù hợp với chính sách TDXK

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG TÍN DỤNG 1 PHÒNG TÍN DỤNG 2 PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN, KHO QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ

của Nhà nước; thẩm định và đề xuất cho vay TDXK theo phân cấp; phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, lựa chọn hình thức cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; theo dõi và thu hồi nợ vay TDXK; thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân đề xuất khắc phục.

* Phòng Tín dụng 2: quản lý cho vay đầu tư phát triển các dự án thuộc Ngân sách Trung ương.

* Phòng Tài chính kế toán, kho quỹ: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với Khách hàng, các nghiệp vụ và công việc có liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh, cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý, hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHPT Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho Khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

* Phòng Hành chính quản lý: quản lý nhân sự, thanh toán tiền lương.

2.1.2.2 Tình hình hoạt động của Chi nhánh NHPT Nghệ An trong năm 2010

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Chi nhánh NHPT Nghệ An đã và đang thực hiện đầu tư nhiều chương trình, dự án mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội thiết thực. Đó là:

Với chương trình trồng cây lâm nghiệp phủ xanh đất trống đồi trọc, đề án đề ra mục tiêu quản lý và phát triển 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất tạo hệ sinh thái bền vững bảo vệ đất, nguồn nước, môi trường và cảnh quan thiên nhiên, nâng độ che phủ của rừng từ 45% năm 2005 lên 55% vào năm 2010. NHPT đã đầu tư cho chương trình trồng rừng nguyên liệu giấy với 9 dự án, tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, số vốn theo HĐTD đã ký là 25 tỷ đồng. Đến nay đã giải ngân được 22 tỷ đồng. Trong đó tập trung chủ yếu cho chương

trình trồng rừng nguyên liệu giấy của công ty lâm nghiệp Sông Hiếu với tổng mức đầu tư hơn 40 tỷ đồng.

Về chương trình trồng các cây công nghiệp chè, cà phê, cao su gắn với cơ sở chế biến thì Chi nhánh đã đầu tư 5 dự án trồng chè, cà phê, cao su với tổng mức đầu tư 170 tỷ đồng. Số vốn vay theo HĐTD đã ký là 28 tỷ đồng, đã giải ngân được 26 tỷ đồng. Hiện nay, Chi nhánh đang thực hiện cho vay TDXK đối với các mặt hàng chủ yếu như cà phê, chè với doanh số cho vay hàng năm khoảng 80 tỷ đồng, góp phần tăng kim ngạch XK cho tỉnh Nghệ An.

Về chương trình trồng cây ăn quả: tập trung vào 2 loại cây ăn quả chủ lực là cam và dứa gắn liền với cơ sở chế biến với 3 dự án, tổng mức đầu tư 94 tỷ đồng, số vốn HĐTD đã ký là 51 tỷ đồng, đã giải ngân 51 tỷ đồng.

Nguồn vốn tín dụng đầu tư vào Nghệ An đang có sự tăng trưởng khá. Đến thời điểm tháng 11/2010, số vốn vay theo HĐTD đã ký với các chủ đầu tư là 2.700 tỷ đồng. Bảng 2.1.2.2 CÁC CHỈ TIÊU TỔNG HỢP Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Kế hoạch 2010 Thực hiện 31/12/2010 Tỷ lệ (%) Ghi chú 1 Huy động vốn Số dư BQ năm + Có kì hạn 5 năm + Không kì hạn 53.000 54.400 32.387 22.000 106 2 Cho vay TDĐT + Giải ngân Tổng số thu nợ 148.608 169.448 175.173 156.025 107,8 97,1 Đã giảm trừ kế hoạch thu

+ Thu nợ gốc + Thu nợ lãi + Dư nợ + Nợ quá hạn + Lãi treo 104.031 65.417 156.025 51.534 839.569 67.158 45.822 108,6 78,78 7,3 66,2 nợ của đường giao thông 46 3 Cho vay ngắn hạn XK.

+ Doanh số cho vay + Thu nợ gốc + Thu nợ lãi + Dư nợ bình quân +Dư nợ ( Hạn mức quý IV : 35 tỷ đồng ). 42.023 1.350 14.000 61.143 42.023 1.350 16.000 33.809 100 100 114,3 4 Vốn ODA + Thu nợ gốc + Thu nợ lãi, phí 10.076 6.140 3.936 18.148 14.404 3.744 180,1 234,6 100 Quy về VND 5 Cấp hỗ trợ sau đầu 2.210,442 2.196 99,35 6 Cấp vốn uỷ thác 53.011 53.011 100 Cấp theo kế hoạch của chủ đầu tư (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2010 của Chi nhánh NHPT Nghệ An).

Theo số liệu thống kê ở trên, hầu hết các chỉ tiêu đặt ra của Chi nhánh đều thực hiện vượt kế hoạch, đặc biệt là hoạt động cho vay hỗ trợ ngắn hạn XK và vốn ODA đều đạt mức trên 100%. Đạt được kết quả này là do việc triển khai chính sách TDXK của Nhà nước một cách có hiệu quả và nghiệp vụ liên quan đến

nguồn vốn ODA được thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo nguồn vốn ODA được sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên, việc thực hiện thu nợ cho vay tín dụng đầu tư chỉ đạt 97,1% và cấp hỗ trợ sau đầu tư đạt 99,35% tức là chưa hoàn thành kế hoạch được giao. Đó là do các dự án được cấp vốn đầu tư phát triển hầu hết là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đòi hỏi thời gian trả nợ dài và tiềm ẩn

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm tra,kiểm soát nội bộ tại chi nhánh ngân hàng phát triển nghệ an (Trang 25 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w