2. Xu hướng cải cách 1 Tài chính công
2.2.3. Chuyển từ phương thức soạn thảo ngân sách theo đầu vào sang phương thức soạn thảo ngân sách theo đầu ra.
thức soạn thảo ngân sách theo đầu ra.
Phân cấp rõ ràng về quản lý ngân sách, đảm bảo cho các cấp chính quyền địa phương có sự chủ động lớn hơn về nguồn thu và thẩm quyển quyết định chi ngân sách, trên cơ sở đó chủ động bố trí và thực hiện kế hoạch hoạt động quản lý nhà nước và công tác chuyên môn tại địa phương mình.
Thực hiện nguyên tắc ngân sách của Bộ, ngành, địa phương nào vay, tạm ứng thì ngân sách của Bộ, ngành, địa phương đó phải bố trí nguồn để trả, ngân sách trung ương không bố trí nguồn để trả thay. Khắc phục tình trạng tạm ứng vốn quá lớn, thời gian tạm ứng vốn quá dài hoặc không quy định cụ thể thời gian phải hoàn trả, nhất là đối với các khoản tạm ứng ngân sách năm sau: kế hoạch năm 2011 sẽ phát hành 45.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư các dự án, công trình trong danh mục do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định. Các địa phương tích cực khai thác, sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các dự án, công trình được trung ương hỗ trợ bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Không bố trí vốn cho các dự án, công trình không đúng đối tượng, không đủ thủ tục đầu tư, không thật sự cấp bách, không hiệu quả; bố trí vốn tập trung, nhất là các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2011 - 2012.
Việc phân cấp từng cấp chính quyền có nguồn thu độc lập tương đối khi đó mỗi cấp sẽ tích cực và chủ động hơn trong việc bồi dưỡng và khai thác nguồn thu. Khoản thu độc lập, có tính ổn định cao sẽ giúp chính quyền địa phương chủ động bố trí các khoản chi tiêu cố định của mình, không bị lệ thuộc vào cấp trên vào trung ương.
Tăng cường quản lý chu trình ngân sách với mục tiêu giúp cho các cơ quan, đơn vị thực hiện hài hoà giữa kế hoạch hoạt động với kế hoạch tài chính; từ đó có đầy đủ và kịp thời các nguồn lực tài chính để chủ động thực thi nhiệm vụ đó. Cần linh động, đổi mới các hoạt động từ lập dự toán ngân sách cho đến chấp hành và quyết toán ngân sách có tính khoa học và phù hợp với thực tế, mang tính khả thi cao: như cần tiếp tục đổi mới các căn cứ và quy trình lập dự toán ngân sách, hoàn thiện thủ tục và cơ chế chấp hành ngân sách cũng như đổi mới phương thức quyết toán ngân sách. Đặc biệt, cần chuyển các định mức phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực dựa trên đầu vào sang căn cứ vào kết quả đầu ra. Trên cơ sở đó ngân sách được lập theo tính chất “mở” - công khai, minh bạch. Các nguồn lực
tài chính của Nhà nước được tổng hợp toàn bộ vào trong dự toán ngân sách. So với việc quản lý ngân sách theo đầu vào thì lập ngân sách theo đầu ra tập trung những vấn đề vỹ mô trung hạn, có sự kết hợp chặt chẽ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư; có sự liên kết giữa chính sách, lập kế hoạch và ngân sách rất chặt chẽ phù hợp với năng lực của quốc gia. Việc sử dụng ngân sách đầu vào rất linh hoạt để tạo các đầu ra với giá cả và chi phí hợp lý , đồng thời ngân sách được kiểm soát bằng khối lượng thanh toán cho mỗi đầu ra phù hợp kế hoạch phân bổ ngân sách
Rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư; đầu tư đồng bộ; tập trung bố trí vốn cho các dự án, công trình trọng điểm, cấp bách, nhất là ở các địa phương nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang còn nhận bổ sung lớn từ ngân sách trung ương. Ưu tiên các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn, có số cân đối ngân sách địa phương dưới 50%, nhất là các tỉnh Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ, các công trình biển đảo. Đồng thời không bố trí 500 tỷ đồng hỗ trợ 13 tỉnh, thành phố có nguồn thu lớn. Điều tiết về ngân sách trung ương và chuyển 300 tỷ đồng này từ nguồn hỗ trợ đầu tư các công trình, dự án cấp bách của địa phương để có nguồn bổ sung đầu tư làm nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ 62 huyện nghèo.
Chỉ tiêu Chi sự nghiệp giáo dục (người dân/năm)
Chi sự nghiệp y tế (người dân/năm)
Chỉ tiêu phân bổ trong độ tuổi đến trường từPhân bổ theo dân số 1 đến 18 tuổi
Phân bổ theo tiêu chí dân số Vùng đô thị 1.241.680 đồng 105.600 đồng Vùng đồng bằng 1.460.800 đồng 142.700 đồng Miền núi, vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu 1.986.880 đồng 186.940 đồng
Vùng cao, hải đảo 2.775.520 đồng 261.140 đồng
Hình 3.1. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách cho các tỉnh, thành phố trưc thuộc trung ương năm 2011 (Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010)
Hoàn thiện các chế độ, định mức chi tiêu hợp lý giúp các cơ quan tính toán chính xác nguồn lực tài chính, có căn cứ khoa học để chi tiêu kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp. Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ quan, đơn vị, gắn với cơ chế đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ cụ thể. Thực hiện cơ chế giá dịch vụ theo hướng từng bước tính đủ chi phí, đồng thời ngân sách có chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo; tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các loại hình sự nghiệp; tăng cường quản lý ngân sách đối với các dịch vụ công đã được xã hội hoá.
Mở rộng và hoàn thiện kiểm toán ngân sách, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các khoản chi trong cân đối ngân sách nhà nước và các khoản chi được quản lý qua ngân sách nhà nước, vay về cho vay lại, bảo lãnh vay của Chính phủ, các khoản chi từ các quỹ tài chính nhà nước, các khoản vay, tạm ứng của các Bộ, chính quyền địa phương. Nhằm góp phần chấn chỉnh kỷ luật tài chính công, phát hiện và ngăn chặn tình trạng lãng phí, tham những (bài học từ vụ việc Vinashin). Tăng cường kiểm toán
phải góp phần đánh giá tình hình kinh tế, hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà nước, kịp thời phát hiện và ngăn chăn các hành vi lãng phí, tham những, từ đó chấn chỉnh kỷ luật tài chính trong các cơ quan, đơn vị.
Tăng cường sử dụng ngân sách có hiệu quả, từ đó dành một khoản chi thỏa đáng cho tiền lương trên cơ sở tiếp tục cải cách chính sách tiền lương gắn với kết quả thực thi nhiệm vụ (từ ngày 01/5/2011, điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu từ 730.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/tháng; lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công bằng tốc độ tăng lương tối thiểu); trong đó yêu cầu quan trọng trong cải cách tiền lương là xây dựng được một hệ thống thang bảng lương và cơ chế nâng lương hợp lý có tác dụng khuyến khích những người làm việc có hiệu quả.