Đưa vào sử dụng các tài khoản về CKTM và CKTT

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại và vận tải tín thành hưng (2) (Trang 81 - 84)

3.3.2.1. Chiết khấu thương mại.

Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa

xuất kho =

Chi phí mua hàng hóa của hàng hóa tồn đầu kỳ +

Chi phí mua hàng hóa phát sinh trong kỳ

Trị giá mua của hàng hóa tồn kho đầu kỳ +

Trị giá mua của hàng hóa mua vào trong kỳ

x

Trị giá mua của hàng hóa xuất bán

Công ty có chính sách cho khách hàng mua với số lượng lớn, khách hàng thân thiết hưởng chiết khấu thương mại. Tuy nhiện, công ty trừ thẳng trên giá bán mà không theo dõi r iêng trên tài khoản CKTM . Điều này gây khó khăn cho việc theo dõi, đối chiếu và khiến cho công tác xem xét, đ ánh giá tình hình kinh doanh, đưa ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị gặp nhiều hạn chế. Vì thế công ty nên theo dõi riêng CKTM trên tài khoản 521 và tách ra khỏi giá bán để nắm rõ hơn ảnh hưởng của khoản CKTM đến doanh thu của công ty. Đối với khách hàng được hưởng CKTM chia làm 2 trường hợp :

Trường hợp 1: Khách hàng mua với số lượng lớn trong 1 lần, được hưởng CKTM thì giảm trừ trực tiếp trên giá bán, không cần tách riêng phần CKTM và không cần theo dõi trên TK 521.

Trường hợp 2: Khách hàng mua nhiều lần, được hưởng CKTM, phần CKTM khách hàng được hưởng kế toán nên theo dõi riêng trên TK 521.

Nợ TK 521: Số CKTM khách hàng được hưởng Nợ TK 33311: Thuế GTGT

Có TK 131/111/112 : Tổng số tiền được giảm trừ Cuối tháng kế toán ghi giảm doanh thu bán hàng theo bút toán: Nợ 511: Tổng chiết khấu thương mại trong tháng

Có 521: Tổng chiết khấu thương mại trong tháng

Ví dụ 1: Ngày 05/02/2013 công ty cổ phần xây dựng Minh Thoan mua 500 tấn xi măng Chinfon với giá bán chưa thuế GTGT 10% là 1.050.000 đồng/tấn. Vì mua với số lượng lớn nên công ty quyết định cho công ty Minh Thoan hưởng chiết khấu thương mại 1%. Kế toán sẽ phản ánh là :

Có 511: 519.750.000 Có 33311: 51.975.000

Ví dụ 2: Trong tháng 2 năm 2013, khách hàng Vũ Đức Thịnh đã mua 5 đợt hàng (xi măng) của công ty với số lượng 5 đợt lần lượt là : 10 tấn, 40 tấn, 30 tấn, 70 tấn, 150 tấn. Công ty quyết định cho khách hàng Vũ Đức Thịnh hưởng CKTM 1% tương ứng với giá trị hàng hóa của lần mua có giá trị lớn nhất và thanh toán luôn cho khách hàng Vũ Đức Thịnh bằng tiền mặt. Vì thế, khách hàng Vũ Đức Thịnh được hưởng CKTM có giá trị (chưa thuế GTGT) là: 150 x 1.050.000 x 1% = 1.575.000 đồng.

Kế toán sẽ phản ánh theo bút toán:

Nợ TK 521: 1.575.000 Nợ TK 33311: 157.500 Có 111: 1.732.500

3.3.2.2. Chiết khấu thanh toán.

Hiện tại, công ty chưa có CKTT trong trường hợp khách hàng thanh toán tiền ngay hoặc thanh toán trước hạn mà thu theo tổng giá thanh toán trong bất cứ trường hợp nào. Điều này làm cho khách hàng cứ chiếm dụng vốn của công ty mà không thanh toán ngay, ảnh hưởng đến tình hình công nợ, vốn bằng tiền và tăng rủi ro trong kinh doanh. Theo em, công ty nên đưa ra chính sách chiết khấu thanh toán CKTT để làm tăng khả năng thanh toán và giảm số tiền phải thu của khách hàng, giảm rủi ro.

Nếu khách hàng được hưởng CKTT, kế toán sẽ phản ánh vào thời điểm khách hàng thanh toán khoản CKTT đó:

Nợ 635: Khoản CKTT khách hàng được hưởng Có 131: Tổng giá thanh toán trong hóa đơn

Ví dụ, điều kiện thanh toán “1/10, n/30” có nghĩa là khách hàng sẽ được hưởng chiết khấu 1% nếu thanh toán trong vòng 10 ngày sau ngày lập hóa đơn. Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 30, khách hàng sẽ phải thanh toán đủ tổng giá trị ghi trên hóa đơn.

Giả sử, ngày 1/3/2013, Công ty cổ phần xây dựng Minh Thoan mua 200 tấn xi măng với giá mua chưa thuế GTGT 10% là 980.000 đồng/ tấn, có điều kiện thanh toán “1/10, n/30”. Ngày 6/3/2013, công ty Minh Thoan chuyển tiền thanh toán tiền hàng, có nghĩa là công ty Minh Thoan được hưởng chiết khấu thanh toán. Do công ty tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân hàng kỳ nên kế toán sẽ phản ánh như sau:

Ngày 1/3/2013 phản ánh doanh thu hàng bán: Nợ 131: 215.600.000

Có 511: 980.000 x 200 = 196.000.000

Có 33311: 980.000 x 200 x 10% = 19.600.000

Ngày 6/3/2013 phản ánh chiết khấu thanh toán và tiền gửi ngân hàng: Nợ 112: 213.444.000

Nợ 635: 1% x 215.600.000 = 2.156.000 Có 131: 215.600.000

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại và vận tải tín thành hưng (2) (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w