Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành của công ty từ năm 2008

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP TP biển xanh (Trang 81 - 90)

2008 - 2010

Để nhận thấy được tình hình giá thành của công ty Cổ phần Thực phẩm Biển Xanh biến động như thế nào trong thời gian qua, chúng ta sẽ đi vào phân tích các nhân tố đã tạo nên giá thành, các nhân tố này là những chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất. Để phản ánh rõ hơn về sự biến đổi của các chi phí chúng ta sẽ đi vào phân tích thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.18: BẢNG TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI CHI PHÍ NĂM 2008 - NĂM 2010

Đvt: đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch tăng

2 0082 008 2 0082 008 2009 2010 Năm 2009 / 2008 Năm 2010 / 2009 Số tiền % Số tiền % 1. Chi phí NVL TT 284.820 327.543 2.327.543 42.723 15,00 2.000.000 610,00 2. Chi phí SX chungggg Tiền lương 316.323.600 383.772.140 418.337.961 67.448.540 21,32 34.565.821 9,00 Chi phí vật liệu 357.701.280 385.356.472 473.059.943 27.655.192 7,73 47.703.471 11,21 Chi phí dụng cụ 70.060.368 80.569.423 100.654.837 10.509.055 14,99 15.085.414 17,63 Chi phí KH TSCĐ 613.021.020 650.974.173 810.720.299 37.953.153 6,19 159.746.126 24,54 Tiền điện SX 107.112.780 120.179.697 135.656.652 13.066.917 12.20 15.476.955 12,87 Chi phí sửa chữa TSCĐ 36.000.000 40.500.000 47.000.000 4.500.000 12,50 7.000.000 17,28 Chi phí nhiên liệu 3000.000 3.500.000 5.000.000 500.000 16,67 1.500.000 42,85 Chi phí QLPX khác 49.090.920 56.454.558 65.922.742 7.363.638 15,00 9.468.184 16,77

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy các khoản mục chi phí như NVLTT, tiền lương, vật liệu, dụng cụ, khấu hao TSCĐ, tiền điện, sửa chữa TSCĐ, nhiên liệu và các chi phí QLPX khác đều tăng hàng năm. Các khoản chi phí tăng đã làm cho giá thành qua ba năm cũng tăng theo.

Để biết rõ mức độ ảnh hưởng đến giá thành và nguyên nhân gia tăng của các khoản mục chi phí chúng ta sẽ đi vào phân tích từng khoản chi phí đã nêu trên.

* Chi phí NVLTT 284.820 327.543 2.327.543 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

SƠ ĐỒ CHI PHÍ NVL TT

Chi phí NVL TT

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ chi phí NVLTT năm 2008, 2009, 2010

Chi phí NVLTT năm 2009 tăng 15% so với năm 2009 và năm 2010 lại tăng đột biến 610% so với năm 2009. Do chi phí NVLTT là khoản thuế tài nguyên, quy trình hạch toán nó có liên quan đến sản lượng sản phẩm sản xuất ra nên sự gia tăng này là do năng suất lao động tăng, tức là số lượng sản phẩm sản xuất ra hàng năm gia tăng. Đặc biệt là năm 2010 chi phí NVLTT tăng khá cao so với năm 2009 nguyên nhân là do những tháng cuối năm 2010 giá tính thuế tài nguyên thay đổi là 100.000 đồng/m3 so với năm 2008, 2009 chỉ 3.000đ/m3.

Chi phí NVLTT năm 2008 chiếm 0,018% và năm 2009 chiếm 0,019% , còn năm 2010 chiếm 0,11% giá thành sản phẩm. Chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành nên sự thay đổi của nó ảnh hưởng không lớn đến sự thay đổi của giá thành.

* Chi phí sản xuất chung ** Chi phí tiền lương

316.323.600 383.772.140 418.337.961 0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 350.000.000 400.000.000 450.000.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

SƠ ĐỒ CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG

Tiền lương

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ chi phí tiền lương năm 2008, 2009, 2010

Chi phí tiền lương năm 2009 tăng 21,32 % so với năm 2008, và năm 2010 tăng 9,00% so với năm 2009. Qua đó cho thấy chi phí tiền lương năm 2010 so với 2009 tiếp tục tăng nhưng có xu hướng tăng thấp hơn năm 2009 so với năm 2008, điều này cho thấy nhân công công ty đang dần ổn định.

Tiền lương hạch toán vào chi phí nhân viên phân xưởng là mức lương cơ bản nên tiền lương hàng năm tăng là do số hệ số lương của nhân viên thay đổi, số lượng công nhân gia tăng. Điều này chứng tỏ trình độ, tính chất công việc của nhân viên không ngừng được nâng cao. Và quy mô sản xuất của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên tiền lương năm 2010 so với năm 2009 tăng thấp hơn năm 2009 so với năm 2008, điều này chứng tỏ rằng tình hình nhân sự của phân xưởng đang dần được ổn định.

Tiền lương năm 2008 chiếm 20,37%, năm 2009 chiếm 21,29% và năm 2010 là chiếm 20,32%, trong giá thành sản phẩm. Chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng khá lớn

** Chi phí vật liệu và chi phí dụng cụ sản xuất 357.701.280 385.356.472 473.059.943 0 100.000.000 200.000.000 300.000.000 400.000.000 500.000.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

SƠ ĐỒ CHI PHÍ VẬT LIỆU

Chi phí vật liệu

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ chi phí vật liệu năm 2008, 2009, 2010

Chi phí vật liệu năm 2008 chiếm 23,03% giá thành sản phẩm, năm 2009 chiếm 22,38 % và năm 2010 chiếm 22,97%. Tương tự như tiền lương thì vật liệu cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Nó cũng góp phần thúc đẩy giá thành tăng vọt.

70.060.368 80.569.423 100.654.837 0 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

SƠ ĐỒ CHI PHÍ DỤNG CỤ

Chi phí dụng cụ

Chi phí dụng cụ sản xuất năm 2008 chiếm 4,51%, năm 2009 chiếm 4,68%, năm 2010 chiếm 4,89% giá thành. Tuy chi phí dụng cụ chiếm tỷ trọng không lớn bằng chi phí vật liệu nhưng nó cũng làm giá thành tăng lên.

Cụ thể chi phí vật liệu năm 2009 so với năm 2008 tăng 7,73% thấp hơn năm 2010 so với năm 2009 tăng 11,21% và dụng cụ năm 2010 so với năm 2009 tăng 17,63% cao hơn năm 2009 so với năm 2008 tăng 14,99%. Điều này chứng tỏ rằng yếu tố giá cả và mức độ tiêu hao vật liệu qua ba năm đều tăng cao. Những năm qua tình hình lạm phát nước ta cũng rất nghiêm trọng đã làm cho giá cả trên thị trường không ngừng biến động và gia tăng làm cho chi phí cũng tăng lên theo giá cả, bên cạnh để mở rộng thi trường đáp ứng đầy đủ sản phẩm cho người tiêu dùng doanh nghiệp đã tăng cường sản xuất sản phẩm, do vậy hoạt động sản xuất ngày càng tiêu hao nhiều vật liệu và dụng cụ hơn.

** Chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí sửa chữa TSCĐ

613.021.020 650.974.173 810.720.299 0 100.000.000 200.000.000 300.000.000 400.000.000 500.000.000 600.000.000 700.000.000 800.000.000 900.000.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

SƠ ĐỒ CHI PHÍ KH TSCĐ

Chi phí KH TSCĐ

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ chi phí khấu hao TSCĐ năm 2008, 2009, 2010

Năm 2008 chi phí khấu hao chiếm 39,48%, năm 2009 chiếm 37,81% và năm 2010 là 39.38% giá thành sản phẩm. Do vậy sự biến động của chi phí khấu hao TSCĐ sẽ tác động rất lớn đến giá thành sản phẩm.

Theo biểu đồ trên thì chi phí khấu hao TSCĐ qua ba năm tăng nhanh, cụ thể là năm 2009 so với năm 2008 tăng 6,19%, năm 2010 so với năm 2009 tăng đến 24,54%, điều này cho thấy tình hình TSCĐ của công ty đang gia tăng. Để nâng cao chât lượng sản phẩm doanh nghiêp đã không ngừng mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Các TSCĐ có giá trị rất lớn nên chi phí khấu hao cũng cao, do vậy nó chiếm một phần lớn trong giá thành. 36.000.000 40.500.000 47.000.000 0 10.000.000 20.000.000 30.000.000 40.000.000 50.000.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

SƠ ĐỒ CHI PHÍ SỬA CHỮA TSCĐ

Chi phí sửa chữa TSCĐ

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ chi phí NVL TT năm 2008, 2009, 2010

Chi phí sửa chữa TSCĐ năm 2008 chiếm 2,31%, năm 2009 chiếm 2,35% và năm 2010 chiếm 2,28% giá thành sản phẩm. Tuy nó chiếm một phần không lớn nhưng nó cũng góp phần làm tăng giá thành sản phẩm.

Qua biểu đồ trên thì chi phí sửa chữa hàng năm đều tăng. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 12,50%, năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 17,28%. Nguyên nhân gia tăng là do các TSCĐ phục vụ hàng ngày cho hoạt động sản xuất nên sẽ bị hao mòn và hư hỏng nên sẽ phát sinh sửa chữa. Ngoài ra chi phí sửa chữa TSCĐ tăng cho thấy tình trạng sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ của công ty chưa được cải thiện.

** Chi phí nhiên liệu, chi phí tiền điện sản xuất và chi phí QLPX bằng tiền khác 3.000.000 3.500.000 5.000.000 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

SƠ ĐỒ CHI PHÍ NHIÊN LIỆU

Chi phí nhiên liệu

Biểu đồ 2.7: Biểu đồ chi phí nhiên liệu năm 2008, 2009, 2010

Chi phí nhiên liệu năm 2008 chiếm 0,19%, năm 2009 chiếm 0,20%, năm 2010 chiếm 0,24% giá thành sản phẩm. Chi phí nhiên liệu năm 2009 so với năm 2008 tăng 16,67%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 42,85%.

107.112.780 120.179.697 135.656.652 0 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000 140.000.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

SƠ ĐỒ CHI PHÍ TIỀN ĐIỆN

Chi phí tiền điện

Chi phí tiền điện năm 2008 chiếm 6,89%, năm 2009 chiếm 6,98%, năm 2010 chiếm 6,59% giá thành sản phẩm. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 12,20%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 12,87%.

49.090.920 56.454.558 65.922.742 0 10.000.000 20.000.000 30.000.000 40.000.000 50.000.000 60.000.000 70.000.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

CHI PHÍ QLPX KHÁC

Chi phí QLPX khác

Biểu đồ 2.9: Biểu đồ chi phí QLPX KHÁC năm 2008, 2009, 2010

Chi phí QLPX bằng tiền khác năm 2008 chiếm 3,16%, năm 2009 chiếm 3,28%, năm 2010 chiếm 3,20% giá thành sản phẩm. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 15,00%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 16,77%.

Các chi phí nhiên liệu, tiền điện, QLPX khác đều chiếm một phần trong giá thành và sự gia tăng của chúng cũng làm cho giá thành tăng theo.

Theo bảng trên các chi phí này đều tăng qua ba năm. Nguyên nhân gia tăng là do giá cả tăng vọt do ảnh hưởng của thị trường thế giới, và do doanh nghiêp tăng sản lượng sản phẩm sản xuất. Ngoài ra sự gia tăng cũng có thể là do tình hình sử dụng điện, nhiên liệu chưa được tiết kiệm.

Qua phân tích cho thấy các chi phí hàng năm gia tăng đã ảnh hưởng lớn đến sự tăng vọt giá thành. Giá thành sản phẩm tăng liên tục qua ba năm, cụ thể là giá thành năm 2009 so với năm 2008 tăng 10,88%, còn năm 2010 so với năm 2009 là 19,57%. Do vậy tôi nghĩ công ty cần phải có các giải pháp để hạn chế sự gia tăng chi phí, nhằm hạ giá thành sản phẩm, mang lại hiểu quả kinh tế cho công ty.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

THỰC PHẨM BIỂN XANH

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP TP biển xanh (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)