Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn

Một phần của tài liệu Thơ Triệu Kim Văn luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 97)

3.2.1. Khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật

3.2.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là thứ ngôn ngữ đã được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ và mỗi nhà văn lớn đều là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói. Khác với ngôn ngữ không có tính nghệ thuật, chỉ nhằm mục đích chủ yếu là thông tin, truyền đạt một điều gì đó chính xác, nội dung được giới hạn chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách truyền các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được miêu tả, truyền vào đấy một lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan về thế giới của nhà văn, nói cách khác là ngôn ngữ mang dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sĩ.

Thứ nhất: Ngôn ngữ nghệ thuật phải chính xác, tinh luyện và hàm súc. Tính chính xác là yêu cầu đầu tiên của việc sử dụng ngôn ngữ văn học. Viết văn phải dùng từ chính xác mới tái hiện và tái tạo đúng sự vật hiện tượng, miêu tả đúng cảnh vật, khắc hoạ đúng hình dáng, cá tính, tâm lí nhân vật. Qua đó nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ và cả tài năng của mình nữa. Không chỉ vậy, ngôn từ trong tác phẩm văn chương còn phải cô đọng, phải “nén chặt” ý nén tối đa trong lời làm cho mỗi từ có sức nặng, có độ thừa và có nhiều lượng ngữ nghĩa. Tính hàm súc và đa nghĩa do phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ nhờ vào các biện pháp tu từ.

Thứ hai: Ngôn ngữ nghệ thuật phải mang tính hình tượng. Ngôn ngữ chia làm hai loại: Ngôn ngữ nhận thức và ngôn ngữ gợi hình gợi cảm. Ngôn ngữ gợi hình gợi cảm là ngôn ngữ hình tượng. Nhà văn phản ánh hiện thực và thế giới nội tâm bằng tư duy hình tượng và luận lí nên mượn ngôn ngữ hình tượng để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Hình tượng không trừu tượng mà mang tính cảm tính cụ thể. Tính hình tượng gắn với tính đa nghĩa, tính hàm súc, tính chính xác và tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học. Hình ảnh tác động sâu sắc đến tình cảm người đọc, tạo ấn tượng sinh động về sự vật được phản ánh, qua đó thấy được tình cảm và thái độ của tác giả.

Thứ ba: Ngôn ngữ nghệ thuật phải có tính biểu cảm. Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học gắn liền với chức năng biểu hiện cảm xúc của văn học.Văn xuỗi đặc biệt là thơ ca góp phần bộc lộ tình cảm của người viết và rộng ra là tình cảm của cuộc đời chung. Nghệ thuật nói bằng một thứ tiếng nói duy nhất đó là ngôn ngữ của chính thế giới bên trong, ngôn ngữ của cảm xúc và biểu cảm. Tính biểu cảm biểu hiện qua tác phẩm bằng hình tượng bao quát và ngay trong những từ ngữ cụ thể. Tính biểu cảm biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như gián tiếp, trực tiếp, có hình ảnh hoặc chỉ là ngôn ngữ thuần tuý. Tuy vậy, tính biểu cảm bộc lộ rõ nhất ấy là khi tác giả muốn nhấn mạnh cảm xúc nội tâm.

3.2.1.2. Ngôn ngữ thơ

Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quí, tinh vi của sáng tạo văn học nghệ thuật. Vì vậy, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật; ngôn ngữ thơ trước hết mang đầy đủ những thuộc tính của ngôn ngữ văn học, đó là: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm... Tuy nhiên, ở mỗi loại tác phẩm khác nhau, những đặc điểm ấy lại biểu hiện dưới những sắc thái và mức độ khác nhau. Đồng thời, mỗi loại tác phẩm lại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng....

Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc, phong phú của ngôn ngữ, vừa giàu hình ảnh, sắc màu (tính họa) vừa giàu nhạc điệu (tính nhạc). Các đặc điểm trên hòa quyện với nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu hình ảnh, sắc màu. Hình ảnh thơ bao giờ cũng là sự kết tinh của việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế hình ảnh thơ luôn có ý nghĩa trong việc tạo hiệu ứng nghệ thuật, góp phần khẳng định sự hiện hữu của thơ. Hình ảnh thơ không phải là tổng số của nhiều hình ảnh mà chính sự chọn lọc những hình ảnh có giá trị biểu cảm, có tính hàm súc, tạo hiệu ứng nghệ thuật cao, mới thể hiện tư tưởng, tinh thần lập ngôn và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.

Ngôn ngữ thơ luôn giàu tính nhạc: Có thể xem tính nhạc là nét đặc thù rất cơ bản của ngôn ngữ thơ. Thơ bao giờ cũng là sự kết hợp hài hòa giữa ý và nhạc. Nếu nghiêng về ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan, mà nghiêng về nhạc thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ nông cạn. Rõ ràng, nhạc tính là tiếng nói linh diệu của thi ca, gợi thức trí tưởng tượng của người đọc. Hơn bất cứ ngôn ngữ ở thể loại nào khác, ngôn ngữ thơ với tính cách là một thứ ngôn ngữ giàu nhịp điệu, phong phú về cách hòa âm, tiết tấu, giàu từ láy âm, tượng hình, chính là thứ ngôn ngữ giàu tính nhạc. Nhạc tính trong thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố như nhịp điệu, cách gieo vần, phối thanh…

Ngôn ngữ thơ biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc phong phú của ngôn ngữ. Thơ là thể loại “ý tại ngôn ngoại”. Việc kiệm lời, kiệm chữ là một yêu cầu tối quan trọng đối với nhà thơ. Hàm súc và giàu sức biểu hiện, ngôn ngữ thơ ca cô đúc, chặt chẽ với sỗ từ rất hạn định nhưng năng lực biểu hiện lại rất lớn. Vấn đề đặt ra với mỗi nhà thơ là phải chọn một cách nói tốt nhất đến mức đô người ta cảm thấy không thể khác được.

Ngôn ngữ thơ mang đặc trưng thẩm mĩ riêng. Đó là thứ ngôn ngữ mang tính mơ hồ, đa nghĩa. Nó là những hình ảnh của ước lệ nghệ thuật, của biểu tượng và ý tượng. Bên cạnh đó, nó cũng mang tính cá thể hóa sắc nét và cao độ, thể hiện sự sáng tạo độc đáo riêng biệt của mỗi cá tính sáng tạo nhà thơ. Chính vì vậy, tính sáng tạo trong ngôn ngữ thơ cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện tài năng và phong cách của một nhà thơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn

3.1.2.1. Đặc điểm về hệ thống từ loại

Mỗi nhà thơ có một đặc điểm riêng về ngôn ngữ nghệ thuật. Với thơ Triệu Kim Văn, chúng tôi tiếp cận và khám phá ngôn ngữ nghệ thuật ở phương diện từ loại. Đặc điểm cơ bản của hệ thống từ loại trong thơ Triệu Kim Văn thể hiện ở ba yếu tố: Hệ thống danh từ chỉ sự vật hiện tượng quen thuộc trong đời sống miền núi, hệ thống động từ hướng nội, hệ thống tính từ

tính chất dịu nhẹ.

Thứ nhất, về hệ thống danh từ:

Là một nhà thơ gắn bó chặt chẽ với đời sống miền núi, thơ của Triệu Kim Văn cũng phản ánh rõ nét những dấu hiệu đó. Thế giới thơ ông tràn ngập một hệ thống những danh từ chỉ những sự vật hiện tượng gắn với cuộc sống, sinh hoạt của con người miền núi.

Trước hết, đó là hệ thống danh từ chỉ những sự vật thuộc về môi trường tự nhiên như sương, mây, cây, lá, rừng, đá, núi.v.v..

Có khi đó những cuộc lội bộ đắm mình cùng núi mà con người nơi đây đã trăm năm gắn bó cùng nó:

Đi trong bồng bềnh sương Trong cái lạnh rét tê da núi

(Lội bộ cùng Cao Sơn)

Những con đường vào bản đã in đậm, ăn sâu vào tâm trí của người con yêu núi ấy, để hình ảnh này hiện lên vừa bình dị mà vừa thiêng liêng:

Con đường Khuổi Đeng ngược lên đỉnh núi Từ Khuổi Đeng nghe tiếng con gà gáy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thì cứ leo bằng cả hai tay

Thang đá lưng mây bay

(Đƣờng vào bản)

Bên cạnh đó là hệ thống danh từ chỉ những sự vật gắn bó thân thuộc với sinh hoạt thường ngày của con người miền núi như dốc, đèo, củi, mái lều, bếp lửa, quả sa nhân v.v.v..

Có khi là một ngõ rừng thân thuộc mà đẹp đến nao lòng:

Ngõ rừng xanh ngăn ngắt xanh

Nắng dỡn chân người nghiêng cánh gió Dốc cua đèo chợt sắc hoa rất đỏ

Bông bi chuối rừng ngơ ngác khóa thời gian

(Ngõ rừng)

Đó còn là những nếp quen sinh hoạt ngàn đời, trở nên ấm cũng nghĩa tình và chứa đựng những bài học sâu sắc về cuộc sống:

Củi tôi hái từ con tim

Cánh rừng con tim rộng dài không đo được Lửa cháy hết rồi tôi ngồi tôi khóc

Nhớ chàng mồ côi kiếm củi đổi hạt kê

(Thơ củi)

Có khi, đó là một thứ quả gần gũi, gắn bó mà dân làng coi như một thức quý:

Quả sa nhân là mặt trời của đất Nằm lăn trên đất

Giăng giăng trên đất Nẩy từng chùm

Thuốc quý vì sự cay thơm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua khảo sát 10 tập thơ của Triệu Kim Văn, chúng tôi nhận được kết quả sau đây: Danh từ SVHT MN Tập 1 Tập 2 Tập 3 Tập 4 Tập 5 Tập 6 Tập 7 Tập 8 Tập 9 Tập 10 Tổng Số lần 48 34 52 41 25 29 20 32 43 42 366

Rõ ràng, cuộc sống và những đặc trưng trong sinh hoạt của người dân tộc miền núi đã tạo nên những ám ảnh, phản ánh rõ nét ở hệ thống những danh từ sự vật hiện tượng miền núi mà nhà thơ đã xây dựng và sử dụng trong thơ.

Thứ hai, về hệ thống động từ:

Bên cạnh danh từ, thơ Triệu Kim Văn còn có một hệ thống động từ được sử dụng nhuần nhuyễn và hiệu quả. Để góp phần cắt nghĩa, lí giải tư tưởng, tình cảm cảu tác giả, chúng tôi đặt việc khảo sát động từ trong thơ Triệu Kim Văn ở bình diện động từ hướng nội và động từ hướng ngoại.

Động từ hướng nội là những động từ mà chủ thể của hành động sử dụng nó để thể hiện những cử chỉ, hành động, biểu hiện những cảm xúc, tư duy hướng về chính bản thân mình, đặc biệt nó còn diễn tả diễn biến nội tâm của chính mình. Đối sánh với nó, động từ hướng ngoại là những động từ mà chủ thể của hành động sử dụng nó để thể hiện những cử chỉ, hành động, tác động, biểu hiện những cảm xúc, tư duy hướng về những đối tượng, những vấn đề ngoài bản thân.

Trong thơ Triệu Kim Văn, đôi lúc ta cũng bắt gặp những động từ hướng ngoại. Đó là lúc mà nhà thơ tràn đầy tin yêu trước cuộc sống:

Trời ủ men trên núi Ủ suốt cả mùa đông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Một sớm đem ra cất

Rượu chảy tràn núi sông

(Men xuân)

Tuy vậy, là một người ưa quan sát, suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá, cho nên thơ Triệu Kim Văn chủ yếu sử dụng một hệ thống những động từ hướng nội.

Nhà thơ lắng mình lại để cảm nhận, đón nhận tiết trời mùa xuân:

Mùa xuân nói lời bằng hoa Lời hoa cứ âm thầm nở Cánh cửa mùa đông hé mở Là ta nghe thấy tiếng xuân

(Tiếng xuân)

Có lúc, nhà thơ hòa mình vào hoa cả để thấu hiểu đất trời, để dãi bày với thiên nhiên tạo hóa: “Từ hoang sơ nên cao quý thành danh /Hoa cứ khiêm nhường một đời hoa cỏ/ Mặc mưa nắng hanh heo hoa cứ nở/ Ta xin nghiêng mình phận mỏng làm em.”(Đùa với cỏ)

Khi hoài niệm về tuổi thơ, gia đình, quê hương, nhà thơ đã bộc lộ thật tinh tế những cảm động trong sâu thẳm lòng người: “Mà hồn vẫn về đâu lẩn khuất/ Thấy đứa trẻ thơ ngác ngơ nhìn/ Có khách chui vào buồng giấu mặt/

Còn vẩn vơ câu hát đi tìm” (Nhớ Cao Sơn)

Thống kê để so sánh sự xuất hiện của hai loại động từ hướng nội và hướng ngoại trong thơ Triệu Kim Văn, chúng tôi có được kết quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Động từ Tập 1 Tập 2 Tập 3 Tập 4 Tập 5 Tập 6 Tập 7 Tập 8 Tập 9 Tập 10 Tổng Hƣớng nội 28 49 50 47 42 37 47 41 58 46 445 Hƣớng ngoại 17 26 34 29 24 21 25 27 55 37 295

Có thể thấy, hệ thống động từ hướng nội đã thể hiện rất đúng, rất chân thực con người vốn ít bộc lộ bề ngoài, hay nghĩ, hay suy tư, thiên về nội tâm của nhà thơ Triệu Kim Văn.

Thứ ba, về hệ thống tính từ:

Nhà thơ Triệu Kim Văn là một con người sâu tình, nặng nghĩa, hướng nội, cho nên cái nhìn trước con người và cuộc sống trong thơ ông cũng thể hiện khá rõ điều này. Hệ thống những tính từ trong thơ Triệu Kim Văn chủ yếu thiên về những màu sắc gam lạnh, mức độ và tính chất dịu nhẹ.

Gam màu trong thơ Triệu Kim Văn thường dịu nhẹ, mát lành, như cái trong trẻo của sông suối, cây cối, núi rừng. Đó là màu xanh quen thuộc: Nếu tôi chết hãy đưa tôi về núi/ Để hồn tôi tìm lại chiếc nhau mình/ Trong lồng nhỏ mẹ tôi treo bờ suối/ Cành cây giờ đã vươn xanh” (Nếu tôi chết)

Cái dịu dàng trong suốt ấy thấm cả vào cảm thức thời gian của nhà thơ:

Ngọn gió lang thang cho cánh rừng cuộn sóng Nụ hôn dài thêm sắc biếc làn mây

Với tôi

Mùa thu điệu nhạc xanh ngân nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi gặp lại miền quê xưa, con người xưa, nhà thơ đã không giấu nổi lòng mình. Có điều, cảm xúc ấy vẫn rất kiềm tỏa, không bung phá dữ dội mà dịu nhẹ ám ảnh:

Khi xưa ở không thành hoa trái Nay tìm về lòng hóa ngẩn ngơ

(Nhƣ Cố - miền thƣơng nhớ)

Dù là một ấn tượng sâu đậm đến vô cùng, nhà thơ cũng thể hiện nó một cách thật nhẹ nhàng, mỏng mảnh đến khó nắm bắt: “Nắng lỗi gì mà đang nắng chợt mưa/ Để cầu vồng giăng giữa chiều bảng lảng/ Để bảy sắc mầu treo sợi mưa sợi nắng/ Sợi mưa thì dài, sợi nắng quá mỏng manh(Mƣa – nắng – cầu vồng)

Có khi nhà thơ ghi lại những khoảng khắc thật vu vơ, vu vơ nhưng lại ấn tượng và vĩnh cửu:

Êm êm một mái tóc mềm

Tỉnh ra thì hóa cánh rèm gió bay

(Vu vơ)

Tìm hiểu nghiên cứu vấn đề tính từ trong thơ Triệu Kim Văn, chúng tôi có thêm cơ sở khi nhận được kết quả khảo sát thống kê:

Tính từ: Tính chất dịu nhẹ Gam màu lạnh Tập 1 Tập 2 Tập 3 Tập 4 Tập 5 Tập 6 Tập 7 Tập 8 Tập 9 Tập 10 Tổng Số lần 17 14 39 28 32 18 23 20 56 43 290

Như vậy, có thể thấy, ngôn ngữ thơ Triệu Kim Văn mang một hệ thống tính từ với sắc độ nhẹ nhàng, sâu lắng. Nó cũng là biểu hiện chân thực của tâm hồn, tính cách và con người nhà thơ đậm chất miền núi này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1

Sự nghiệp sáng tác thơ của Triệu Kim Văn đã trải qua một hành trình dài với nhiều cố gắng, nỗ lực, nhiều đổi thay sáng tạo. Hành trình ấy được ghi dấu trong 10 tập thơ: Hoa núi (1989); Mùa sa nhân (1994); Lá tìm nhau (1999);

Con của núi (Thơ song ngữ Dao- Việt- 2002); Lửa của mồ côi (2002); Lối cỏ

(2004); Suối nguồn du du (Thơ song ngữ Dao- Việt- 2010); Hoa nắng (2010);

Trời về (2010); Sợi mưa hiền (2011). Trên chặng đường ấy, nhà thơ đã có những đổi thay bứt phá nhất định, không chỉ là với thơ ca truyền thống, mà còn là với chính mình. Dấu hiệu rõ nhất của sự đổi thay ấy trước hết chính là ở sự cách tân về hình thức thể loại.

Thứ nhất, về thể loại theo hình thức truyền thống:

Một phần của tài liệu Thơ Triệu Kim Văn luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)