Là một biểu hiện trong nghệ thuật phi vật thể (văn chương, âm nhạc), sự hình thành giọng điệu của nhà văn tất phải chịu sự tác động, chi phối của không gian văn hóa (gia đình, quê hương, nhà trường, tập quán vùng miền...), và sự chi phối của thời đại (trong thơ có âm hưởng thời đại, có sắc điệu, dấu ấn một thời kì lịch sử). Vì vậy, có thể thấy rằng, “mỗi thời đại nhìn chung có một giọng điệu riêng, thể hiện cách thức chiếm lĩnh hiện thực và lí giải hiện thực riêng. Gắn với điều này là quan niệm nghệ thuật của thời ấy” [10]. Xuất phát từ cái nhìn đó, có thể thấy rằng, giọng điệu nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn tất yếu sẽ mang những dấu ấn của sự chi phối từ không gian văn hóa vùng miền, qua đó thể hiện nhận thức và tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ. Khảo sát cụ thể qua các tập thơ của Triệu Kim Văn, chúng tôi nhận thấy một số giọng điệu cơ bản nổi bật đã được tác giả tập trung bộc lộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Có một âm sắc mới lạ và độc đáo trong thơ Triệu Kim Văn, đó chính là giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm. Giọng điệu này được nhà thơ khéo léo đan cài vào những đề tài thật bình dị, những cảm xúc thật tự nhiên, khiến người đọc không thể dễ dãi dừng lại bề ngoài câu chữ mà phải đồng cảm và đồng sáng tạo cùng tác giả để tìm đến những suy tư triết lí ẩn ở bề sâu ý nghĩa. Đó là những triết lí chiêm nghiệm về sự vận động đổi thay đầy phức tạp của cuộc sống, về tình người và lòng người, về lẽ đời, lẽ sống.v.v..
Sau những chiêm nghiệm đúc kết, tác giả nhận thấy tất cả những “tròn vuông” cay đắng ngọt ngào phức tạp ở đời này cũng chỉ là điều hết sức bình thường. Chỉ cần nâng niu chắt lọc trong đó những điều chân thành, mộc mạc thì coi như ta đã tìm được chất thơ của đời:
Buồn chong một thẻ hương trời Nông sâu bẻ léo ngộ lời tri ân Tròn vuông cái sự đường trần
Bòng bong nhặt chắp đôi vần bòng bong
(Cảm ơn ngƣời cho thơ)
Sau bao nhiêu “loay hoay” trăn trở, lựa chọn, trải nghiệm, nhà thơ nhận ra một chân lí thật giản dị mà sâu sắc về lẽ sống và viết. Thì ra, sống cũng như viết, quan trọng nhất phải là dựa vào, bám vào “mảnh đất” thực sự của chính mình. Cội nguồn, bản thể chính là cái quyết định cho đời sống cũng như đời viết:
Loay hoay chọn chỗ gieo thơ Nhặt đá xếp bờ tra hạt
Chợt nghĩ
Hạt nghiến và câu thơ chắc cần đất như nhau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Càng trải qua nhiều thử thách bão dông của số phận, càng đi qua những thăng trầm của được mất hơn thua vui buồn khổ hạnh trong đời sống, nhà thơ lại càng thấy trân trọng những gì mình có, mình nhận được. Nó là một sự tri ân của một người con luôn tin yêu và biết ơn cuộc đời, tin yêu và biết ơn Mẹ Cuộc Sống:
Tôi đã nhận rất nhiều từ cuộc sống Để được làm người sáng mắt hôm nay Nên cũng nợ suốt đời không thể trả Những nghĩa ân trên thế gian này
Nên đừng gọi tôi là gì khác Tôi chỉ là tôi giữa mọi người Cho dù ngày mai tôi phải thác Cũng là hạnh phúc cuộc đời ơi
(Hạnh phúc)
Là một con người sống kĩ lưỡng, tinh tường trong quan sát và sâu sắc trong suy nghĩ, Triệu Kim Văn đã nhận thấy nỗi đau đớn và mất mát của con người sau chiến tranh, có những chia sẻ cảm thông. Nỗi đau và mất mát ấy ngay giữa cuộc sống hòa bình sẽ mãi còn ghim vào tâm trí mọi người một lời nhắc nhở đầy ám ảnh: “Người đi hình chấm phảy/Vẫn đi trong cuộc đời/Đi ngang qua nắng cháy/Đi ngang qua mưa rơi…./Chiến tranh đã lùi xa/Vết thương giờ đã lành/Duy chỉ lời mảnh đạn/ Vẫn nhắc nhở không thôi/ Những dấu chấm phảy rơi!”
(Ngƣời đi hình chấm phảy)
Có khi, những chuyện tưởng thật đơn giản giữa đời thường cũng giúp cho nhà thơ ngộ ra những điều sâu sắc của cuộc sống con người. Càng sâu sắc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trải đời, giọng điệu của nhà thơ lại càng trở nên nhẹ nhàng, huyền ảo:“Đã một năm thấy ruồi mắt trái/ Biết phù vân bớt ngắn chút trần gian/Đã bảy năm lẻ ngày người xa ngái/ Biết tóc phai ăn chặn nỗi bình an/ Đã hăm hai ngày làm ông ngoại/Biết trường đời cũng tựa cung đàn.” t)
Khi đã bước vào những năm tháng tuổi tác “tri thiên mệnh”, nhà thơ chiêm nghiệm lại cuộc đời mình và có những suy tư về đời người, về số phận. Tác giả giật mình mà kính sợ trước định mệnh. Đó là cái kính sợ của một con người trải đời, hiểu đời sâu sắc:
Tới những năm tháng cuối cuộc đời Ta cũng giật lùi
Vin mong manh sợi dây định mệnh
(Đi giật lùi)
“Thơ Triệu Kim Văn tạo nên những ấn tượng mạnh bởi sự triết lí và những liên tưởng thông minh từ một tâm hồn trong sáng, hồn hậu và giàu suy tư” [46.371]. Bằng những suy tư chiêm nghiệm và triết lí vừa bình dị tự nhiên lại vừa sắc sảo và ý nghĩa, Triệu Kim Văn đã làm nên một giọng điệu rất độc đáo, rất ấn tượng cho riêng mình. Đây cũng là yếu tố quan trọng mà tác giả đã đóng góp cho thơ ca dân tộc Dao của mình, đưa thơ Dao vượt qua chất suy cảm để dần chuyển sang suy tưởng, suy lí.
Là một nhà thơ dân tộc thiểu số (Tày) cùng thời với Triệu Kim Văn, nhà thơ Mai Liễu cũng có nhiều triết lí chiêm nghiệm. Tuy nhiên, giọng điệu của mỗi nhà thơ lại có sự khác biệt.
u Mai Liễu nghĩ về bài học của mẹ và cũng là bài học :
Quả ớt cay ăn được cả vỏ Quả chuối ngọt bóc vỏ bỏ đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
: “
.”
)
Nhìn chung, giọng triết lí chiêm nghiệm của thơ Mai Liễu day dứt hơn, giằng xé hơn, trong khi đó thì thơ Triệu Kim Văn góc cạnh
hơn. Đó cũng là cái tôi riêng, cách nhìn riêng của mỗi nhà thơ.
3.1.2.2. Giọng điệu trữ tình, hoài niệm
Triệu Kim Văn sinh ra và lớn lên cùng núi rừng, cho nên cuộc sống của con người nơi đây luôn là một sự gắn bó máu thịt với nhà thơ. Dù khó nói thành lời, khó gọi thành tên, nhưng nỗi nhớ đó lúc nào cũng như một lớp kí ức phủ sương:
Anh lần về theo lối cỏ
Người vừa bỏ rẫy rời nương Nẻo lòng gió cài cỏ rối
Nghiêng nghiêng ngõ núi mờ sương
(Ngõ núi mờ sƣơng)
Cuộc sống quê núi ấy gắn bó với con người nhà thơ đến mức cả đời ông luôn tha thiết một ước nguyện được về với đất mẹ quê hương bản làng. Ở đấy không chỉ có núi cao rừng thẳm, suối sâu non ngàn mà còn có nhịp dao, nhịp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
búa của cha ông, có bảng văn trên bàn tổ, có cái thanh thản ung dung của chốn non cao:
Nếu tôi chết hãy đưa tôi về núi Với cha ông lại cầm búa cầm dao Bàn tổ chỉ có bảng văn làm báu
Sống một mình thanh thản chốn non cao
(Nếu tôi chết)
Không chỉ hoài niệm về quê hương bản quán, nhà thơ còn đau đáu trong mình những kỉ niệm, những kí ức đong đầy yêu thương. Khi đã luống tuổi về già, con người giàu tình cảm ấy lại càng thấy nôn nao luyến tiếc về một thời trẻ trung say đắm:
Bỗng bóng chiều hai núi ngả sang nhau Và trong cơn mưa ngâu
Chợt rực lên quầng hoàng hôn đỏ
(Hoàng hôn đỏ)
Trong dòng hoài niệm miên man bất tận ấy, có những khi nhà thơ thảng thốt giật mình ngẫm nghĩ về thời gian, về đời người. Càng trải qua nhiều âu lo khó nhọc cuộc sống, người ta càng cảm nhận sâu sắc hơn về một thời thơ trẻ dại dột mà trong trẻo:
Trót dại ném cả thời hoa
Chợt may ngước mắt mình va phải mình
(Trót dại)
Có thể thấy, thơ Triệu Kim Văn tràn ngập những hoài niệm được bộc lộ qua một giọng điệu mềm mại, ấm áp, sâu lắng trữ tình. Giọng điệu này cũng đã thể hiện chân thật cái tôi chủ quan của một nhà thơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiều suy tư, luyến t
y. Đó là sự hoài niệm dành cho cội nguồn văn hóa xứ sở, cho tuổi thơ nhiều kỉ niệm vui buồn, cho tuổi trẻ và tình yêu chan chứa, cho những giá trị văn hóa trong cuộc sống con người miền núi đã dần mai một, vời xa.
Cũng là nỗi hoài niệm, nhưng do hoàn cảnh riêng, điều kiện sống khác nhau, cá tính sáng tạo khác nhau, cho nên mỗi nhà thơ lại mang trong mình một tâm tư xúc cảm riêng.
Thơ Mai Liễu là “nỗi hoài niệm sâu sắc về quê hương và cội nguồn của một người ly hương mà lòng vẫn đau đáu một nỗi niềm về nơi chôn rau cắt rốn của mình” [46.219]:
Xuống lưng đèo là nhìn thấy bản
Thấy ruộng bậc thang hắt nắng lên trời Có lẽ nào nghe suối rừng mà khóc Thì cúi xin. TA ngả mũ chào đèo
(Về quê)
Thơ Triệu Kim Văn là nỗi lòng hoài niệm của một người đang nhớ tiếc, đang hụt hẫng và kiếm tìm những mất mát ngay chính trong không gian sống của mình:
Phố gối lên đầu dốc đứng Làng chen những mái nhà sàn
(Thị xã đầu nguồn sông)
Người con của núi rừng ấy có một sự xót xa hoài vọng:
Những ngọn đồi xưa Đã lùi vào quá khứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Pờ Sảo Mìn hoài niệm về quê hương và cuộc sống con người dân tộc mình với sự tin tưởng, lòng biết ơn, niềm yêu quý tự hào trân trọng:
Mẹ sinh ra tôi trên đỉnh đá tai mèo Uống nước nguồn trong veo
Con trai người Pa Dí
Mắt một mí, tóc đen, mũi tẹt, da vàng
Dáng có vẻ ngang tàng như quẫy đạp trần gian
(Con trai ngƣời Pa Dí)
Triệu Kim Văn hoài niệm với nhiều nỗi suy tư, âu lo, nuối tiếc thiết tha:
Nếu con quên
Rằng con sinh ra trên núi Mẹ tắm con trong chậu gỗ Nước máng hứng từ ruột đá Ba lần mặt trời mọc đặt tên Thì con xin không là con của mẹ
(Con của núi)
Rõ ràng, thơ Triệu Kim Văn dù vẫn mang nét chung cơ bản của một hồn thơ dân tộc thiểu số, nhưng luôn có được những nét riêng cho mình. Nét riêng đó cũng chính là sự thể hiện con người tác giả một cách chân thật và sâu sắc nhất.
3.1.2.3. Giọng điệu ngợi ca, ngưỡng mộ
Sinh trưởng và gắn bó trọn đời với quê núi, hơn ai hết, Triệu Kim Văn luôn mang trong mình một tình yêu sâu đậm với làng bản. Nó đem lại niềm tự hào, niềm vui khi được ngắm nhìn và hòa mình vào không khí, cuộc sống của núi của rừng. Nó khiến người con yêu quê ấy phải tha thiết cất lên những lời ngợi ca ngưỡng mộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đây là vẻ đẹp bình yên ấm cúng mà chỉ những ai yêu bản làng thực sự mới phát hiện được những giây phút đáng quý như thế. Chỉ là những lũng núi nhấp nhô nhà sàn, là dòng suối mát trong, là cánh đồng mẩy hạt, là vụ mùa gieo cấy nhọc nhằn, bao đời nay thân thuộc đến bình dị nhưng nó là cuộc sống, là con người nơi miền rừng:
Lũng núi nhấp nhô mái sàn Nguồn suối trong trẻo mát lành Mơn mơn phù sa dịu ngọt Mây mẩy cánh đồng phì nhiêu Nhọc nhằn mùa gieo cấy
(Bản ngã mƣờng)
Hiểu được những ấm no hạnh phúc to lớn và ánh sáng lí tưởng quý giá mà Đảng, Bác Hồ đem lại cho núi rừng, cho người Dao, Triệu Kim Văn luôn ghi khắc và trân trọng, ngợi ca công ơn ấy:
Từ thuở xa xưa đất nước này Bao lần cờ nghĩa đã tung bay Sớm nay đời vẫn say sưa thế Cả một rừng cờ rợp bóng mây
(Cờ)
Tình yêu thành kính đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc được nhà thơ diễn tả chân thành và sâu nặng:
Con suối nhỏ nước vẫn reo trong vắt Đôi cây cộng sinh trùm bóng một vùng Con tưởng Bác vừa buông cần, chải tóc Ý thơ chợt đến rưng rưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Yêu núi rừng và cỏ cây như chính sự sống trong mình, nhà thơ luôn hòa mình vào thiên nhiên trời đất đẻ tận hưởng những điều kì thú mà tạo hóa như ban tặng riêng cho những con người trên núi:
Trời ủ men trên núi Ủ suốt cả mùa đông Một sớm đem ra cất Rượu chảy tràn núi sông
(Men xuân)
Có khi đơn giản nhưng vô cùng ấn tượng, đó là những sản vật mà núi rừng ban tặng cho con người. Đó là tài sản qúy giá mà chỉ con người quê núi mới may mắn được đón nhận, thưởng thức. Ẩn bên trong những sản vật ấy là nếp ăn nếp ở, là lề thói sinh hoạt, là cuộc sống con người miền núi:
Trộn người xuôi người ngược Măng vầu mới nẻ đất
Mật ong đựng quả bầu Nấm, măng bán từng xâu
(Thị xã đầu nguồn sông)
Vẻ đẹp của những lễ hội không chỉ ở cỏ cây hay tiết trời, mà quan trọng là trong mỗi câu hát, mỗi ánh mắt của trai tài gái sắc. Lễ tục đầy màu sắc văn hóa của bản làng luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt, như một thứ men nồng để lòng người ngây ngất thăng hoa:
Chỉ thấy má hồng môi thắm Trai tài gái sắc chen đua Chỉ nghe câu sli câu lượn
Trong sương trong nắng ban trưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Và hơn hết, hơn tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng, vẫn luôn là vẻ đẹp của con người. Con người làm chủ núi rừng, con người sống cùng núi rừng, và con người làm cho núi rừng bừng sáng lung linh sắc màu cuộc sống:
Sóc đi nhặt quả rơi Chúng tôi trồng ngô lúa Lưng núi ruộng không có Thì đào ruộng bậc thang Những bông lúa trĩu vàng Đẹp như là tấm thảm
(Bản núi)
Thấu hiểu và gắn bó với cuộc sống, với con người nơi làng bản, nhà thơ không khỏi tự hào , để từ đó cất lên những lời thơ ngợi ca đầy ngưỡng mộ. Điều đó càng thể hiện một tình yêu tự nguyện tự giác và sâu đậm của tác giả với Đất Mẹ, với núi rừng quê hương.
3.1.2.4. Giọng điệu mỉa mai châm biếm nhẹ nhàng
Triệu Kim Văn là nhà thơ luôn sắc sảo, sâu sắc trong suy nghĩ, nhìn nhận các vấn đề. Chính vì vậy, ông thường có cái nhìn phản biện, không chỉ là đối với cuộc sống mà còn là đối với chính mình.
Trước hết, thơ Triệu Kim Văn mang tiếng cười tự trào dành cho chính mình. Tự nhìn lại mình, nhà thơ đau đớn nhận ra bao nhiêu thay đổi, bao nhiêu giả dối tầm thường, bao nhiêu thói hư tật xấu từ bao giờ nhiễm vào không hay, đến mức bản thân gần như trở thành một con người khác. Không có nhiều người khi làm thơ lại dám dũng cảm đối diện cật vấn và phản tỉnh mình như thế:
Soi vào gương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mình có phải mình giả nhiều thật ít
Ở đâu ra cái thằng hành khất Lạ mà quen ta còn còn nữa là ta
(Soi gƣơng)
Từ ý thức phản tỉnh đối với bản thân, nhà thơ nhìn rộng ra cuộc sống để đưa ra những phản biện, cảnh tỉnh vô cùng chân thực, dũng cảm và cần thiết.
Bên cạnh đó, thơ Triệu Kim Văn còn có tiếng cười buồn dành cho sự vật hiện tượng, những con người đáng phê phán trong cuộc sống. Chuyện cháu con ra thành phố sống tưởng như là chuyện vui mừng của sự phương trưởng phát triển thành đạt, nhưng nhà thơ ngậm ngùi nhận ra trong đó những nỗi niềm không dễ nói thành lời. Bao nhiêu những lề thói, những phong tục, những nét đẹp văn hóa giờ đây như biến mất, thay vào đó là những sự đổi thay, những tiện nghi, những xu thế mới. Tất cả vẫn không thể nào che lấp được sự buồn