Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn

Một phần của tài liệu Thơ Triệu Kim Văn luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 97)

3.1.1. Khái quát về giọng điệu nghệ thuật

3.1.1.1. Giọng điệu nghệ thuật

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Nhà văn là nhà sáng tạo ngôn từ. Nó được cá thể hóa đến mức trở thành quy luật ngữ pháp riêng, giọng điệu riêng của từng người chứ không chỉ tuân theo quy luật pháp ngữ chung của ngôn ngữ. F.Saussure, nhà ngôn ngữ học vĩ đại đã chỉ rõ rằng, mỗi từ mỗi chữ chỉ có nghĩa nhất định khi được đặt trong một câu. Đối với văn chương, người đọc không phải chỉ để hiểu mà để cảm, nghĩa là nhận lấy toàn bộ những gì nhà văn gửi gắm đằng sau những hàng chữ, vượt ra khỏi nghĩa của từng từ, từng chữ. Đối với văn chương, nếu chỉ bám vào những ký hiệu trực tiếp, chỉ là cuộc tìm kiếm vô bổ trong nghĩa địa của ngôn từ. Do đó giọng điệu văn chương, cũng xuất phát từ ngôn ngữ, song nó có nghĩa rộng hơn nhiều, nó bao hàm cả ngữ cảnh, thái độ, quan niệm, cách ứng xử... và cá thể hóa đến mức trở thành tài sản riêng của một sinh thể tư duy, như giọng điệu riêng của người ấy trong cuộc đời.

Việc tạo ra giọng điệu nghệ thuật riêng là nỗ lực không ngừng của mỗi nhà văn. Giọng điệu ấy được cụ thể hóa qua ngôn từ, lời văn, ngữ điệu và các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm để bộc lộ “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả” nhằm thiết lập các mối quan hệ “thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”. Tổng hòa các sắc thái giọng điệu trong một tác phẩm, người đọc sẽ có cơ sở quan trọng để đánh giá phong cách, sắc thái tình cảm của người viết [16.140].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong nghệ thuật, khái niệm giọng điệu được định nghĩa là: “Thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [16.134]. Đồng thời, “giọng điệu còn phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [16.135]. Theo tinh thần định nghĩa này, giọng điệu thuộc về chủ thể sáng tạo thẩm mỹ. Với loại hình trữ tình (tập trung vào thơ) thì đó là giọng của nhà thơ, của chủ thể trữ tình, bộc lộ trong thế giới nghệ thuật.

Về vai trò của giọng trong sáng tạo văn chương, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà cắt nghĩa rõ ràng, thuyết phục: “Giọng vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng ấy, mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy chất thơ hơn, thậm chí có khi mới mẻ hơn” [44.152].

Như vậy, qua những nghiên cứu của các nhà lí luận, chúng ta có thể thấy một số vấn đề cơ bản về giọng điệu nghệ thuật: Thứ nhất, giọng điệu nghệ thuật thể hiện sắc thái tình cảm, lập trường, thái độ của nghệ sĩ đối với cuộc sống, cho nên nó sẽ rất phong phú đa dạng. Nó không chỉ là vấn đề thuộc về phong cách nghệ thuật mà còn là yếu tố quan trọng tạo thành tư tưởng, nội dung tác phẩm; Thứ hai, giọng điệu là một yếu tố thuộc về nghệ thuật, nó chi phối đến các bình diện hình thức, được bộc lộ qua các dấu hiệu hình thức, cho nên nó có vai trò rất quan trọng đêm lại tính sáng tạo, phong cách riêng của nghệ sĩ qua tác phẩm của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.1.2. Giọng điệu thơ

Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó.

Thực tế cho thấy, giọng điệu là một thành tố không thể thiếu được trong việc xây dựng và triển khai tư tưởng, xúc cảm của nhà thơ. Ở một phương diện khác, giọng điệu chịu áp lực của thể loại. Chính điểm mấu chốt có tính đặc trưng này khiến giọng điệu trữ tình khác hẳn giọng điệu văn xuôi tự sự. Thơ trữ tình chủ yếu được nói đến như một bản tự thuật tâm trạng cả chủ thể và khách thể gần gũi nhau đến mức trong đa số trường hợp xem như hòa lẫn cùng nhau. Trong các bài thơ trữ tình nhập vai, nhân vật có mối quan tâm riêng, có cảnh ngộ và đời sống riêng. Việc đẩy nhân vật trữ tình ra khỏi tầm kiểm soát thông thường của nhà thơ đã biến nhân vật có khi trở thành đối tượng nhận thức của chính tác giả. Dù vậy, nhìn vào mối quan hệ ngầm ẩn bên trong, người đọc có thể nhận ra nhân tố tự thuật tâm trạng và nhân tố nhập vai. Hai nhân tố này khiến nhà thơ trở thành một sự thống nhất trong hai con người. Chính trên cái nền thống nhất có tính bản chất này mà thơ trữ tình trực tiếp bộc lộ giọng điệu tác giả, được chảy trong một trường nhìn, một kênh giọng chỉ đạo. Vì thế, giọng điệu trữ tình là sự tương hợp nội tại giữa ý thức có tính độc thoại và sự lựa chọn thể loại phù hợp.

Nhìn chung, giọng điệu thơ trữ tình chủ yếu được bộc lộ qua những đặc điểm chính: Một là, do thể hiện trực tiếp, trực diện quan niệm, thái độ lập trường của nghệ sĩ mà giọng điệu thơ mang tính chủ quan; Hai là, nếu văn xuôi có ý thức khám phá đời sống ở tầng đáy của nó, phân tích một cách minh bạch, kỹ lưỡng các hiện tượng thì thơ lại là những mảng tâm trạng điển hình, những nhát cắt của dòng cảm xúc mãnh liệt cho nên giọng điệu tác phẩm thường trùng khít, tương hợp với ý đồ tác giả. Ba là, mặc dù là phạm trù thuộc về nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhưng giọng điệu bao giờ cũng chi phối đến các phương diện hình thức, được bộc lộ qua những tín hiệu có tính hình thức. Trong thực tiễn nghệ thuật, giọng điệu không hiện ra chắp vá, rời rạc mà được toát ra từ những mao mạch nhỏ bé, li ti của tác phẩm. Việc biểu hiện nó còn nhờ cậy vào cách xây dựng nhịp điệu và khả năng điều phối các kỹ thuật sử dụng hình ảnh, gieo vần, dùng từ. .. tạo thành mối quan hệ bên trong, góp phần làm nên sự thống nhất cơ bản của tác phẩm.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thể loại qua từng chặng đường thơ, chúng ta thấy rằng giọng điệu trong thơ cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn nhiều. Mạch đập cuộc sống, xúc cảm nhà thơ, cấu tứ, thể loại và cuối cùng là giọng điệu, đó là kết quả của quá trình khởi nguồn, bắt nhịp và thể hiện. Quá trình ấy ngày dần hướng đến "sự đồng thuận", "tương ứng". Vì vậy mà nhịp thở của cuộc sống với nhiều cung bậc, sắc thái... vốn vô cùng khác nhau có cơ hội được "hiện hữu" trong thơ. Cũng chính vì vậy mà sức hấp dẫn của thơ vẫn mãi "trinh nguyên", vẫn mãi "không cùng". Ngày nay, bên cạnh các thể thơ truyền thống, thơ tự do đặc biệt nở rộ, giọng điệu trong thơ càng đa dạng hơn, gần âm hưởng đời thường hơn. Suy cho cùng, giọng điệu trong thơ trữ tình là sự tương hợp nội tại, giữa ý thức có tính độc lập và sự lựa chọn thể loại phù hợp. Vì vậy, cũng như sự phát triển của thơ, giọng điệu trong thơ là "tự thân" và "tự nhiên". Trong tác phẩm không có giọng điệu thì không có những rung động, sâu sắc, không thể hiện những nỗi đau thương, nỗi xót xa của tác giả trước thân phận con người, không thể chia sẻ với con người niềm vui và tình yêu cuộc sống. Chính vì vậy, phân tác phẩm thơ trữ tình là phân tích giọng điệu của chủ thể trữ tình (nhân vật trữ tình), bởi giọng điệu bộc lộ chủ thể một cách trung thực, cho phép ta nhận ra nét riêng, sự độc đáo của nghệ sĩ. Nói một cách khác, giọng điệu là một yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

Phân biệt Giọng điệu với Ngữ điệu: ngữ điệu thuộc phạm vi câu (ngữ điệu cảm thán, ngữ điệu hỏi, ngữ điệu cầu khiến, ngữ điệu mệnh lệnh, ngữ điệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

liệt kế,…) thì giọng điệu lại phụ thuộc vào cấu trúc tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và của thời đại. Ngữ điệu góp phần biểu lộ giọng điệu.

Phân biệt Giọng điệu với Nhịp điệu: Nhịp điệu là sự lặp lại có tính chất chu kì cách quãng hoặc luận phiên của điểm dừng trong dòng thơ. Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lượng cơ bản của câu thơ. Những nhịp điệu chỉ là phương tiện bộc lộ giọng điệu. Nhịp điệu làm cho mỗi thành tố can dự trực tiếp với hệ thống giọng điệu chỉnh thể. Vậy, nhịp điệu chịu sự

điệu được bộc lộ qua nhịp điệu và ngữ điệu của câu thơ.

Phân biệt Giọng điệu với Nhạc điệu: Nhạc điệu thơ được tổ chức nhờ yếu tố ngắt nhịp, gieo vần, phối thanh. Thơ được tạo nên từ sự phân vân kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa. Như vậy nhạc điệu chịu sự chi phối của giọng điệu.

3.1.2. Đặc điểm giọng điệu nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn

Là một biểu hiện trong nghệ thuật phi vật thể (văn chương, âm nhạc), sự hình thành giọng điệu của nhà văn tất phải chịu sự tác động, chi phối của không gian văn hóa (gia đình, quê hương, nhà trường, tập quán vùng miền...), và sự chi phối của thời đại (trong thơ có âm hưởng thời đại, có sắc điệu, dấu ấn một thời kì lịch sử). Vì vậy, có thể thấy rằng, “mỗi thời đại nhìn chung có một giọng điệu riêng, thể hiện cách thức chiếm lĩnh hiện thực và lí giải hiện thực riêng. Gắn với điều này là quan niệm nghệ thuật của thời ấy” [10]. Xuất phát từ cái nhìn đó, có thể thấy rằng, giọng điệu nghệ thuật trong thơ Triệu Kim Văn tất yếu sẽ mang những dấu ấn của sự chi phối từ không gian văn hóa vùng miền, qua đó thể hiện nhận thức và tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ. Khảo sát cụ thể qua các tập thơ của Triệu Kim Văn, chúng tôi nhận thấy một số giọng điệu cơ bản nổi bật đã được tác giả tập trung bộc lộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có một âm sắc mới lạ và độc đáo trong thơ Triệu Kim Văn, đó chính là giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm. Giọng điệu này được nhà thơ khéo léo đan cài vào những đề tài thật bình dị, những cảm xúc thật tự nhiên, khiến người đọc không thể dễ dãi dừng lại bề ngoài câu chữ mà phải đồng cảm và đồng sáng tạo cùng tác giả để tìm đến những suy tư triết lí ẩn ở bề sâu ý nghĩa. Đó là những triết lí chiêm nghiệm về sự vận động đổi thay đầy phức tạp của cuộc sống, về tình người và lòng người, về lẽ đời, lẽ sống.v.v..

Sau những chiêm nghiệm đúc kết, tác giả nhận thấy tất cả những “tròn vuông” cay đắng ngọt ngào phức tạp ở đời này cũng chỉ là điều hết sức bình thường. Chỉ cần nâng niu chắt lọc trong đó những điều chân thành, mộc mạc thì coi như ta đã tìm được chất thơ của đời:

Buồn chong một thẻ hương trời Nông sâu bẻ léo ngộ lời tri ân Tròn vuông cái sự đường trần

Bòng bong nhặt chắp đôi vần bòng bong

(Cảm ơn ngƣời cho thơ)

Sau bao nhiêu “loay hoay” trăn trở, lựa chọn, trải nghiệm, nhà thơ nhận ra một chân lí thật giản dị mà sâu sắc về lẽ sống và viết. Thì ra, sống cũng như viết, quan trọng nhất phải là dựa vào, bám vào “mảnh đất” thực sự của chính mình. Cội nguồn, bản thể chính là cái quyết định cho đời sống cũng như đời viết:

Loay hoay chọn chỗ gieo thơ Nhặt đá xếp bờ tra hạt

Chợt nghĩ

Hạt nghiến và câu thơ chắc cần đất như nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Càng trải qua nhiều thử thách bão dông của số phận, càng đi qua những thăng trầm của được mất hơn thua vui buồn khổ hạnh trong đời sống, nhà thơ lại càng thấy trân trọng những gì mình có, mình nhận được. Nó là một sự tri ân của một người con luôn tin yêu và biết ơn cuộc đời, tin yêu và biết ơn Mẹ Cuộc Sống:

Tôi đã nhận rất nhiều từ cuộc sống Để được làm người sáng mắt hôm nay Nên cũng nợ suốt đời không thể trả Những nghĩa ân trên thế gian này

Nên đừng gọi tôi là gì khác Tôi chỉ là tôi giữa mọi người Cho dù ngày mai tôi phải thác Cũng là hạnh phúc cuộc đời ơi

(Hạnh phúc)

Là một con người sống kĩ lưỡng, tinh tường trong quan sát và sâu sắc trong suy nghĩ, Triệu Kim Văn đã nhận thấy nỗi đau đớn và mất mát của con người sau chiến tranh, có những chia sẻ cảm thông. Nỗi đau và mất mát ấy ngay giữa cuộc sống hòa bình sẽ mãi còn ghim vào tâm trí mọi người một lời nhắc nhở đầy ám ảnh: “Người đi hình chấm phảy/Vẫn đi trong cuộc đời/Đi ngang qua nắng cháy/Đi ngang qua mưa rơi…./Chiến tranh đã lùi xa/Vết thương giờ đã lành/Duy chỉ lời mảnh đạn/ Vẫn nhắc nhở không thôi/ Những dấu chấm phảy rơi!”

(Ngƣời đi hình chấm phảy)

Có khi, những chuyện tưởng thật đơn giản giữa đời thường cũng giúp cho nhà thơ ngộ ra những điều sâu sắc của cuộc sống con người. Càng sâu sắc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trải đời, giọng điệu của nhà thơ lại càng trở nên nhẹ nhàng, huyền ảo:“Đã một năm thấy ruồi mắt trái/ Biết phù vân bớt ngắn chút trần gian/Đã bảy năm lẻ ngày người xa ngái/ Biết tóc phai ăn chặn nỗi bình an/ Đã hăm hai ngày làm ông ngoại/Biết trường đời cũng tựa cung đàn.” t)

Khi đã bước vào những năm tháng tuổi tác “tri thiên mệnh”, nhà thơ chiêm nghiệm lại cuộc đời mình và có những suy tư về đời người, về số phận. Tác giả giật mình mà kính sợ trước định mệnh. Đó là cái kính sợ của một con người trải đời, hiểu đời sâu sắc:

Tới những năm tháng cuối cuộc đời Ta cũng giật lùi

Vin mong manh sợi dây định mệnh

(Đi giật lùi)

“Thơ Triệu Kim Văn tạo nên những ấn tượng mạnh bởi sự triết lí và những liên tưởng thông minh từ một tâm hồn trong sáng, hồn hậu và giàu suy tư” [46.371]. Bằng những suy tư chiêm nghiệm và triết lí vừa bình dị tự nhiên lại vừa sắc sảo và ý nghĩa, Triệu Kim Văn đã làm nên một giọng điệu rất độc đáo, rất ấn tượng cho riêng mình. Đây cũng là yếu tố quan trọng mà tác giả đã đóng góp cho thơ ca dân tộc Dao của mình, đưa thơ Dao vượt qua chất suy cảm để dần chuyển sang suy tưởng, suy lí.

Là một nhà thơ dân tộc thiểu số (Tày) cùng thời với Triệu Kim Văn, nhà thơ Mai Liễu cũng có nhiều triết lí chiêm nghiệm. Tuy nhiên, giọng điệu của mỗi nhà thơ lại có sự khác biệt.

u Mai Liễu nghĩ về bài học của mẹ và cũng là bài học :

Quả ớt cay ăn được cả vỏ Quả chuối ngọt bóc vỏ bỏ đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

: “

.”

)

Nhìn chung, giọng triết lí chiêm nghiệm của thơ Mai Liễu day dứt hơn, giằng xé hơn, trong khi đó thì thơ Triệu Kim Văn góc cạnh

Một phần của tài liệu Thơ Triệu Kim Văn luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)