0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thiết kế mô hình động phải đảm bảo nguyên tắc trực quan

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐỘNG TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC (Trang 27 -28 )

8. Cấu trúc của khóa luận

2.4.1. Thiết kế mô hình động phải đảm bảo nguyên tắc trực quan

Dựa trên cơ sở triết học, việc nhận thức thế giới khách quan của con ngƣời theo con đƣờng “từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, từ tƣ duy trừu tƣợng tới thực tiễn”. Nhƣ vậy xuất phát của quá trình nhận thức thƣờng là những hình ảnh trực quan về thế giới khách quan.

Dựa trên cơ sở tâm lí học, nhận thức của con ngƣời bao gồm hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, trong đó nhận thức cảm tính là quá trình nhận thức thông qua các giác quan phản ánh những thuộc tính của thế giới

quan, hình ảnh những biểu tƣợng, những hình ảnh trực quan về thế giới. Trên những tƣ liệu của nhận thức cảm tính đem lại, giai đoạn nhận thức lí tính đƣợc hình thành. Nhƣ vậy quá trình dạy học cần hình thành cho học sinh những biểu tƣợng đầy đủ, cụ thể về đối tƣợng từ đó giúp học sinh nắm đƣợc bản chất, quy luật vận động của từng đối tƣợng đó. Khi thiết kế mô hình động chúng ta cần phải đảm bảo tính trực quan nghĩa là mô hình động phải giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất vì vậy mô hình động đƣợc thiết kế càng sinh động, càng gần gũi với thực tiễn càng tốt, hình ảnh không đƣợc quá phức tạp làm phân tán sự chú ý của học sinh.

Vì vậy việc đƣa những mô hình động vào trong bài giảng mang lại hiệu quả cao trong quá trình nhận thức của học sinh. Nhƣng cần phải chú ý những điểm sau: Mô hình động phải phù hợp với nhận thức của học sinh để học sinh dễ dang liên tƣởng từ đó phát triển năng lực tƣ duy trừu tƣợng, năng lực nhận thức của mình. Ngoài ra, mô hình động phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp với nhiều phƣơng pháp dạy học khác nhau nhƣ: Đặt câu hỏi vấn đáp, trình bày diễn giảng … trình tự xuất hiện các hình ảnh, các khâu thao tác phải đảm bảo sự hợp lí về không gian và thời gian.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐỘNG TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC (Trang 27 -28 )

×