1.Tổ chức sản xuất nông sản hợp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ nông sản hiện nay ở Việt Nam (Trang 29 - 35)

1.1.Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hang hóa đáp ứng nhu cầu thị trờng .

Nh ta đã thấy những khó khăn, thua thiệt về tiêu thụ nông sản đã bộc lộ rõ chỗ yếu cơ bản của nền nông nghiệp nớc ta là sản xuất cha bám sát nhu cầu thị tr- ờng và sản phẩm còn kém sức cạnh tranh cả về chất lợng và giá cả. Do đó ngành nông nghiệp cần điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất, hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trờng và lợi thế sản xuất của nớc ta. Trên cơ sở đó cần phân loại các mặt hàng nông sản để từ đó định hớng thị trờng và sản xuất phù hợp cũng nh có những chính sách tác động hợp lý. Nhóm các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao và cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm lúa gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu…mặt hàng cạnh tranh trung bình và có triển vọng nh cao su, tơ tằm, chè, lạc, rau quả , nhóm cạnh tranh yếu là sữa, đ- ờng, bông,thuốc lá, cây có dầu. Sau khi phân loại khả năng tiêu thụ của từng loại mặt hàng chúng ta sẽ có những chiến lợc cụ thể khi đa sản phẩm tham gia tiêu thụ trên thị trờng .

Trớc hết đòi hỏi ngời nông dân phải hiểu đợc nhu cầu, quy luật phát triển nhu cầu và xu hớng phát triển nhu cầu thị trờng từ đó lựa chọn, bố trí cây trồng, vật nuôi, ngành nghề cho phù hợp. Muốn thế cần phải hớng hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trờng, trớc hết Nhà nớc cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể vè sủ dụng đất. Trên cơ sở bảo đảm vững chắc an ninh lơng thực. Đồng thời các nhà chức năng phải hoạch định, chuyển diện tích cây trồng không hiệu quả sang nuôi trồng những cây, con khác có thị trờng tiêu thụ, thực hiện tốt quy hoạch nuôi trồng ghép ở các vùng đồng bằng cũng nh miền núi. Đa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng xuất sản xuất cây trồng, vật nuôi theo hớng sản xuất hàng hóa; phát triển nhanh cây, con có khả năng cung cấp nguyên liệu chế biến nh bông dâu tằm,thuốc lá, ngô, đậu tơng và sản phẩm ép dầu, bột giấy, nuôi bò sữa…chuyển dịch cây cà phê

vối sang trồng cây cà phê chè có phẩm chất tốt hơn ở những vùng có điều kiện. Đánh giá lại hiệu quả của các nông, lâm trờng có phơng án thích hợp để sủ dụng tốt nhất tài nguyên, đất đai và phát triển kinh tế – xã hội trên từng địa bàn

Khai thác mọi nguồn lực để phát triển sản xuất và công nghiệp chế biến rau quả đảm bảo vững chắc vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến. Đầu t tập trung vào những ngành mũi nhọn, tạo ra những sản phẩm chủ lực có tính cạnh tranh cao để phục vụ xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Chú trọng phát chế biến nhỏ ở nông thôn kết hợp và phát huy các loại hình chế biến một cách có hiệu quả, hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác giữa nông dân , hợp tác xã và các doanh nghiệp … tạo ra các trung tâm công – dịch vụ ở vùng nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của thị trờng khu vực và thế giới, đáp ứng số lợng và kim ngạch xuất khẩu. Từ đó trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp chúng ta phải u tiên, la chọn những nông sản có giá trị cao nh gạo có chất lợng cao, chè đặc sản, cà phê arabica, dứa cayen, lợn siêu lạc,cho phép trên mỗi đơn vị diện tích cây trồng và trên mỗi đầu gia súc từ đó sẽ thu đợc nhiều kim ngạch xuất khẩu. Nh vậy có thể với số diện tích cây trồng trọt không lớn lắm, với số đầu gia súc không nhiều nhng chúng ta vẫn thu đợc kim ngạch xuất khẩu cao. Đó là xu thế xuất khẩu hiện đại.

Khắc phục tình trạng sản xuất phân tán và manh mún, thu mua gom nông sản ở nhiều nơi để xuất khẩu, làm giảm chất lợng sản phẩm và tăng chi phí, cần xây dựngvà phát triển các vùng sản xuất tập trung nông sản xuất khẩu có quy mô lớn nh hình thành các vùng chuyên môn hóa với quy mô lớn.

Trong thập kỷ tới phát triển mạnh mẽ kinh tế hợp tác với nhiều loạihình, quy mô và mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác giữa các thành phần kinh tế với phơng châm thiết thực và hiệu quả. Đây là yêu cầu khách quan của quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp nông thôn nói chung và sản xuất hàng hóa của hộ nông dân nói riêng, khuyến khích các hộ nông dân hình thành các hội, các hiệp hội theo ngành nghề, theo sản phẩm …Cần chú ý các hình thức tổ chức mới ra đời

phải dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng và thực sự cùng có lợi. Sự ra đời và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác kiểu mới tạo không gian hoạt động kinh tế tốt hơn để phát triển kinh tế hộ, trang trại .

1.2.Phân bố sản xuất nông sản phù hợp với thế mạnh từng vùng

Vấn đề giúp sản phẩm có thể cạnh tranh tốt trên thị trờng không gì bằng chât lợng và giá cả. Trong nông nghiệp điều này phụ thuộc phần lớn vào năng xuất sản xuất và sự thích hợp cây, con với vùng sản xuất. Điều này đòi hỏi chúnh ta phải xác định đợc thế mạnh từng vùng về địa hình, khí hậu, tính chất đất, trình độ kỹ thuật của con ngời . Từ đó phân bố sản phẩm nuôi, trồng và lu thông sản phẩm theo từng thế mạnh đó.

Việt Nam là một nớc có tiềm năng phát triển hàng nông sản. Với khí hậu nhiệt đới và ôn đới cùng với 7 vùng sinh thái khác nhau, chúng ta có thể sản xuất mặt hàng nông sản phong phú, do đó cần phân bố cây, con thích hợp nh ở Trung du, miền núi phía Bắc có thể trồng mận, hồng, đào, chè, chuối, dứa, vải, nhãn, xoài, đậu côve, súp lơ xanh, xu hào, khoai tây…ở Đồng bằng sông Hồng có thể trồng nhãn, cam, quýt, na, chuối, xoài, các loại rau đặc biệt là trồng lúa nớc. Còn ở đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng lúa, vải,nhãn, xoài, sầu riêng, măng cụt, cam, quýt, dứa….Miền đông Nam Bộ và Tây Nguyên có thể trồng cao su, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, dứa, chuối, mít, chôm chôm, bơ, thanh long..

Sau khi xác định đợc thế mạnh và phân bố cây, con vào từng vùng cụ thể, chúng ta có thể bắt đầu đầu t vào từng địa phơng, từng sản phẩm trong từng khoảng thời gian cụ thể nhằm đạt đợc mục tiêu xác định, tránh dàn trải phân tán mà đầu t trực tiếp theo từng vùng từng dự án.

Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất tập trung nông sản xuất khẩu có quy mô lớn nh các vùng lúa gạo, vùng ngô, vùng cây công nghiệp, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, mía đờng, bông, rau-quả, vùng chăn nuôi bò sữa, nuôi lợn..Trong các vùng đó cần gắn khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến, bảo quản,

vận chuyển bốc xếp, tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp chế biến, nông hộ hợp tác xã, trang trại sản xuất nguyên liệu, việc phát triển các vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung sẽ góp phần quan trọng đảm bảo số lợng, tăng chất lợng và hạ giá thành nông sản xuất khẩu giảm tình trạng đầu cơ, đảm bảo giá mua bán hợp lý có lợi cho cả nông dân sản xuất nguyên liệu và ngời tiêu thụ, chế biến nông sản .

1.3.Nâng cao chất lợng và đa dạng hóa sản phẩm nông sản .

Nhu cầu thị trờng ngày càng tăng về số lợng, cơ cấu và tính kịp thời. Sở dĩ các nông sản phẩm của ta khó cạnh tranh đợc với các loại sản phẩm cùng loại của nớc ngoài là do chất lợng sản phẩm của ta cha cao, mặc dù giá thành không thua kém. Để cao khả năng cạnh tranh thì phải đầu t hơn nữa vào việc nâng chất lợng cây, con giống, kỹ thuật canh tác, gieo trồng chăn nuôi.

+ Nâng cao chất lợng giống

Do nhiều lý do, Việt Nam không đợc sớm tiếp xúc với cuộc Cách mạng công nghiệp xanh trên thế giới cho nên đến nay các loại nông sản của chúng ta th- ờng là sản phẩm truyền thống tuy có khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận nhng năng suất rất kém và không ổn định ví dụ : rau – quả của chúng ta chỉ đạt sản lợng trung bình khoảng 9-10 tấn/ha trong khi đó thế giới là 30-40 tấn/ha. Nông sản không những năng suất thấp mà chất lợng cũng không cao, kích thớc nhỏ. Trên thế giới nhờ có sự lai tạo, lựa chọn đợc nhiều giống cây có năng suất chất lợng cao ( dứa cayen năng suất bình quân đạt 64 tấn/ha tỷ lệ thu hồi thịt quả khi đóng hộp đạt 70% và mầu trắng đẹp, ít đờng độ chua phù hợp ; sầu riêng đạt 30-40 tấn/ha tỷ lệ múi đạt 60-70%; chôm chôm thì dóc hạt; xoài tím hạt lép…) Để khắc phục tình trạng này chúng ta cần nhập giống mới từ nớc ngoài vào để áp dụng. Trớc hết chúng ta phải tổ chức khảo sát, đánh giá điều kiện khí hậu- sinh thái với từng loại giống nội và ngoại nhập việc này cần phải đợc tiến hành đồng bộ dựa trên sự đầu t hỗ trợ vốn, kỹ thuật của Nhà nớc. Từ đó nghiên cứu lai tạo lựa

chọn đầu t giống có năng suất cao, chất lợng xuất khẩu tốt có khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt giống cây lơng thực, cây công nghiệp mới, cây ăn quả, giống gia xúc, gia cầm

Sau đó đẩy mạnh triển khai nhân giống, tập trung đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, chú trọng phát triển trung tâm giống đảm bảo nhân giống giữ đợc chất lợng và giá trị thơng phẩm cao,bằng cách sủ dụng các ph- ơng pháp công nghệ tiên tiến nh cấy mô, chiết ghép, biến đổi ghen … để có thể nhanh chóng mở rộng diện tích, hạn chế dịch bệnh, phát triển độ đồng đều của nông sản tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến phát triển. Các trung tâm này sẽ là hạt nhân cho vấn đề phát triển rau quả, vừa cung cấp giống vừa hớng dẫn kỹ thuật canh tác tới hộ sản xuất theo các hợp đồng kinh tế có ràng buộc trách nhiệm, quyền lợi với sản phẩm cuối cùng.

+ Nâng cao chất lợng chế biến và bảo quản hàng nông sản.

Chất lợng hàng nông sản tiêu thụ, đặc biệt là nông sản đóng hộp thì khâu chế biến có ảnh hởng nhất định. Để nâng cao nông sản qua chế biến ta cần thực hiện những vấn đề sau

-Để khâu chế biến và bảo quản đợc thực hiện tốt thì ngay từ khâu thu hái chúng ta phải huấn luyện cho ngợi nông dân quy trình thu hoạch đúng độ chín, không để xây xát, không làm ảnh hởng tới vụ thu hoạch sau. Trong khâu vận chuyển cũng phải đảm bảo h hỏng ít nhất, đến cơ sở chế biến cần phân loại nông sản để chế đóng gói khác nhau, bao bì phải có tính bảo quản cao. Thờng muốn bảo quản tốt hàng nông sản nên để hàng trong môi trờng lạnh kể cả trong kho và trên đờng vận chuyển.

- Một điểm cần lu ý là chọn công nghệ phải thích hợp với nhu cầu thị trờng và từng loại nông sản

*Với khu vực nguyên liệu tập trung : diện tích chuyên canh lớn (2000- 2500 ha) bố trí dây truyền hiện đại, công suất lớn ( 5.000-20.000 tấn/năm ). Thực

hiện cả 3 loại hình công nghệ với hàng rau quả : chế biến nớc quả cô đặc, bột quả phục vụ xuất khẩu, chế biến nớc quả ép, đồ hộp, mứt…phục vụ nội địa và một phần xuất khẩu.

*Vùng nguyên liệu phân tán : chế biến bằng các công nghệ đơn giản, sản phẩm chủ yếu là sấy, đóng lọ…phục vụ nội địa là chính, một số có thể sủ dụng để xuất khẩu thông qua các trung tâm chế biến lớn, thực tế đã chứng tỏ nh ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng : cơ sở chế biến rau quả quy mô nhỏ đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm rau quả cho nông dân.Sản phẩm chủ yếu của các cơ sở này là ở dạng chiên sấy, muối và một số loại đóng hộp, trong đó sản phẩm chiên sấy là chủ yếu (72,1% số cơ sở chế biến sản xuất sản phẩm này). Các tỉnh Hải Dơng, Hng Yên, Hà Tây đã hình thành làng nghề chế biến rau quả nh sản xuất long nhãn ở Tiên Lữ (Hng Yên), vải sấy khô ở Thanh Hà(Hải Dơng), rau quả sấy, muối ở Hoài Đức(Hà Tây). Các sản phẩm chế biến này có hơng vị riêng biệt rất đợc thị trờng nớc ngoại a chuộng

Tuy nhiên khi la chọn công nghệ chế biến phải thỏa mãn nhu cầu ngời tiêu dùng và phải có giá thành vừa phải. Do vậy trong tất cả các nhà máy chế biến phải tổng hợp lợi dụng các phần nguyên liệu khác nhau để tạo ra thêm các sản phẩm mới. Và một điều đặc biệt chú ý là tất cả các sản phẩm làm ra phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh quốc gia và quốc tế. Đây là điều rất quan trọng giúp sản phẩm nông sản đứng đợc trên thơng trờng quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tiêu thụ nông sản hiện nay ở Việt Nam (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w