CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)

Một phần của tài liệu Bộ 46 đề thi thử Đại Học môn Lịch Sử Có đáp án (Trang 41 - 43)

II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)

I

(2 điểm) Phân tích điều kiện bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xơ viết Nghệ - Tĩnh.

a) Điều kiện bùng nổ :

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, làm cho nền kinh tế Việt Nam tiêu điều, sơ xác, đời sống của nhân dân lao động hết sức cơ cực….

- Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930), thực dân Pháp thi hành chính sách khủng bố, hịng dập tắt phong trào cách mạng….

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt (mâu thuẫn giữa : dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp, nơng dân và địa chủ phong kiến).  Đây là nguyên nhân sâu sa và trực tiếp đưa đến cao trào cách mạng 1930 - 1931.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động nước ta đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập tự do…

b) Ý nghĩa lịch sử :

- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp cơng nhân đối với cách mạng Đơng Dương.

- Khối liên minh cơng - nơng hình thành.

- Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và phong trào cơng nhân quốc tế, Quốc tế Cộng sản cơng nhận Đảng Cộng sản Đơng Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

- Đảng ta thu được những kinh nghiệm quý báu về cơng tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh cơng - nơng và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh…

- Là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

II

(3 điểm)

Nêu và nhận xét nhiệm vụ cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 - 1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) và Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đơng Dương (5 - 1941).

a) Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thơng qua Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo :

- Nhiệm vụ : Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do ; lập chính phủ cơng nơng binh ; tổ chức quân đội cơng nơng, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc ; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất…

- Nhận xét : Cương lĩnh chính trị đã giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết của cách mạng Việt Nam đĩ là giải phĩng dân tộc và cách mạng ruộng đất...

b) Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam :

- Nhiệm vụ : “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các các bĩc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để. Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”...

- Nhận xét : Luận cương đã đề ra hai nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết của cách mạng Việt Nam đĩ là giải phĩng dân tộc và cách mạng ruộng đất...

c) Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đơng Dương :

- Nhiệm vụ chủ yếu trước măt của cách mạng là giải phĩng dân tộc, tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tơ, giảm thuế, chia lại ruộng cơng, tiến tới thực hiện người cày cĩ ruộng. Hội nghị chỉ rõ sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.

- Nhận xét : Nghị quyết Hội nghị đã sáng suốt xác định được nhiệm vụ trước mắt giải phĩng dân tộc, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất... phù hợp với hồn cảnh trong và ngồi nước...

III

(2 điểm)

Hãy chứng tỏ rằng trong quá trình thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước 1986 - 2010, Việt Nam ngày càng “tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới hiện đại”.

- Tại Đại hội Đảng lần VI (12 - 1986), Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hố, đa phương hố quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển”.

- Việt Nam và Hoa Kì bình thường hố quan hệ vào tháng 7 - 1995. Ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đơng Nam Á (ASEAN). Nước ta đã cĩ những đĩng gĩp quan trọng vào sự củng cố của khối ASEAN... Năm 2010, Việt Nam đảm nhận vai trị Chủ tịch ASEAN.

- Nước ta cũng nằm trong lộ trình thực hiệp cam kết của AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương... Sau 11 năm chuẩn bị và đàm phán, ngày 7 - 1 - 2006, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

- Đến năm 1995, nước ta cĩ quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia... Đến năm 2000, nước ta cĩ quan hệ buơn bán với trên 140 quốc gia... Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế dành cho nước ta viện trợ khơng hồn lại hoặc cho vay để phát triển...

- Ngày 16 - 10 - 2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên khơng thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kì 2008 – 2009... Việt Nam luơn luơn coi trọng hịa bình và lên án khủng bố...

- Trong 25 năm thực hiện cơng cuộc đổi mớt đất nước (từ năm 1986 đến năm 2010), Việt Nam ngày càng “tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới hiện đại”. Những đĩng gĩp của Việt Nam vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã gĩp phần từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế...

II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)

IV.a

(3 điểm) Trình bày sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1973. Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế đĩ?

a) Giai đoạn 1945 – 1950 : Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nặng nề... Với sự cố gắng của từng nước và viện trợ của Mĩ trong “Kế hoạch Mácsan”, đến 1950, hầu hết các nước Tây Âu đã phục hồi kinh tế, trở

thành lực lượng đối trọng với khối XHCN Đơng Âu vừa mới hình thành.

b) Giai đoạn 1950 – 1973 :

+ Trong những năm 1950 – 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chĩng… Cộng hịa Liên bang Đức là cường quốc cơng nghiệp đứng thứ ba, Anh đứng thứ tư và Pháp đứng thứ năm trong thế giới tư bản.

+ Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu ngày càng diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC - 1957), sau trở thành Cộng đồng châu Âu (EC - 1967).

+ Từ đầu thập kỉ 70 trở đi, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới với trình độ khoa học – kĩ thuật cao…

c) Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Tây Âu :

+ Sự nỗ lực của nhân dân lao động trong nước...

+ Áp dụng thành cơng những thành tựu khoa học - kĩ thuật để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm...

+ Vai trị quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước cĩ hiệu quả...

+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngồi như: viện trợ Mĩ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba, hợp tác cĩ hiệu quả trong khuơn khổ EC…

IV.b

(3 điểm) Những nhân tố nào thúc đẩy phong trào giải phĩng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

- Nhân tố khách quan:

+ Sự kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại châu Phi...

+ Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phĩng dân tộc của nhân dân châu Phi.

+ Thắng lợi của phong trào giải phĩng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phĩng ở châu Phi.

- Nhân tố chủ quan: Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã cĩ sự trưởng thành vượt bậc :

+ Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “Tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU). Đây là tổ chức giữ vai trị quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc dẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi...

+ Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chĩng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thơng qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình.

+ Nhân dân châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ tổ chức đấu tranh với nhiều hình thức phong phú nhưng chủ yếu vẫn là đấu tranh chính trị để gây áp lực với kẻ thù.... Mọi đường lối đấu tranh giải phĩng dân tộc luơn nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân...

Với các nhân tố khách quan và chủ quan trên, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sơi nổi ở châu lục này.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Một phần của tài liệu Bộ 46 đề thi thử Đại Học môn Lịch Sử Có đáp án (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w