Phân tích những hạn chế và giải pháp điều chỉnh chương trình thu thập số liệu quản lý nghề cá để phục vụ cho mô hình

Một phần của tài liệu tóm tắt luận an cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển sóc trăng- bạc liêu (Trang 30 - 31)

trình thu thập số liệu quản lý nghề cá để phục vụ cho mô hình Ecopath

Mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật ở vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu bước đầu đã được xây dựng. Việc chạy thử nghiệm mô hình dựa trên nguồn số liệu trực tiếp nghiên cứu, số liệu phù hợp sẵn có và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đã công bố của các tác giả khác trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, qua phân tích kết quả mô hình thử nghiệm, đã phát hiện một số hạn chế của nguồn số liệu nghiên cứu về quản lý nghề cá hiện nay ở Việt Nam như sau:

- Thiếu thông tin về mối quan hệ dinh dưỡng (cá ăn thịt-con mồi) cho các loài hoặc nhóm loài cụ thể.

- Sinh vật lượng của các nhóm như thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy, và các nhóm có bậc dinh dưỡng thấp chưa được nghiên cứu đầy đủ trên toàn vùng biển Việt Nam.

- Các tham số sinh trưởng của loài hoặc nhóm loài đại diện cho các mắt xích trong chuỗi thức ăn ở vùng biển Việt Nam chưa được công bố đầy đủ.

- Sinh khối theo loài hoặc nhóm loài đã được ước tính một cách rời rạc, không theo chuỗi thời gian, không có tính hệ thống.

- Sản lượng khai thác hàng năm chỉ được thống kê chung cho tất cả các sản phẩm thương mại, chưa phân tách được sản lượng khai thác theo loài hoặc nhóm loài sinh thái.

- Số liệu về tỷ lệ phân trăm sản phẩm thất thoát sau thu hoạch (sản lượng bỏ đi) theo loài hoặc nhóm loài sinh thái chưa được nghiên cứu và công bố đầy đủ.

- Tỷ lệ chết chung, tỷ lệ chết tự nhiên và tỷ lệ chết do khái thác của các loài hoặc nhóm loài sinh thái đã được nghiên cứu còn rất hạn chế.

- Số liệu về tàu thuyền khai thác theo địa phương và theo vùng đã được thu thập hàng năm, tuy nhiên hoạt động khai thác của các đội tàu ở các ngư trường chưa được kiểm soát và thống kê chặt chẻ, dẫn đến sai số khi thống kê sản lượng khai thác ở các ngư trường, địa phương hay các vùng sinh thái khác nhau ở biển Việt Nam.

- Các thông tin về hiệu quả kinh tế các nghề khai thác theo chuỗi thời gian (chi phí cố định, chi phí biến đổi, giá và biến động giá cả sản phẩm theo loài/nhóm loài, lợi nhuận,…) chưa được quan tâm và thống kê đầy đủ.

Để đảm bảo nguồn dữ liệu đầu vào cho ứng dụng mô hình Ecopath trong thời gian tới, các chương trình thu mẫu cần được điều chỉnh theo hướng bổ sung những dữ liệu còn thiếu như đã phân tích trên và khắc phục những hạn chế trong việc thu thập thống kê số liệu nghề cá sao cho thật chính xác để hạn chế sai số ở mức thấp nhất, làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch quản lý và phát triển nghề cá bền vững ở Việt Nam.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu tóm tắt luận an cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển sóc trăng- bạc liêu (Trang 30 - 31)