Phân tích xu hướng biến động sinh khối theo nỗ lực khai thác của các nhóm loài chức năng khai thác tại vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu tóm tắt luận an cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển sóc trăng- bạc liêu (Trang 27 - 30)

thác của các nhóm loài chức năng khai thác tại vùng nghiên cứu

Nỗ lực khai thác thực tế tại vùng nghiên cứu tăng nhẹ từ năm 2000 đến năm 2001, sau đó giảm ở năm 2002 và đạt mức thấp nhất vào năm 2003, từ năm 2004 thì nỗ lực khai thác bắt đầu tăng lên và đạt mức tăng cao nhất vào năm 2013, theo kế hoạch năm 2014 và 2015 thì nỗ lực khai thác sẽ bắt đầu giảm do sự cắt giảm số lượng tàu thuyền khai thác có công suất nhỏ hoạt động ở vùng ven bờ của hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu (vùng màu đỏ ở Hình 4.59).

Kết quả phân tích xu hướng biến động giữa sinh khốitheo nỗ lực khai thác thực tế bởi mô hình mô phỏng ECOSIM được trình bày ở Hình 4.59 cho thấy ở các nhóm loài cá ăn mồi sống, cá thu và cá nổi nhỏ có xu hướng biến động sinh khối giống nhau. Kế đến là nhóm loài cá sống tầng đáy, cá tạp, tôm và cua có quan hệ trong xu hướng biến động sinh khối. Cuối cùng là nhóm mực và cá ăn đáy đều có chung xu hướng biến động sinh khối.

(Ghi chú: Biến động nỗ lực khai thác thực tế được hiển thị bởi vùng màu đỏ; Biến động sinh khối theo nhóm loài được thể hiện bằng các đường liền nét từ màu xanh lam đến màu cam).

Hình 4.59: Xu hướng sinh khối theo nỗ lực khai thác thực tế

Tình huống giả định 1: Nếu nỗ lực khai thác tăng đều từ năm 2000 đến năm 2015 và đạt mức tăng 100% vào năm 2015 so với năm 2000 thì sinh khối của các nhóm chức năng khai thác sẽ biến động như thế nào ?

Kết quả phân tích xu hướng biến động giữa sinh khối và nỗ lực khai thác theo giả định 1 bởi mô hình mô phỏng ECOSIM được trình bày ở Hình 4.60 cho thấy khi nỗ lực tăng thì sinh khối ở nhóm loài cá tạp, mực, cá nổi nhỏ có xu hướng có xu hướng tăng theo. Sinh khối của tôm và cua thì ổn định (không tăng và không giảm). Tuy nhiên, sinh khối của các nhóm cá thu, cá sống tầng đáy, cá ăn mồi sống và cá ăn đáy thì giảm. Mức độ suy giảm từ cao đến thấp theo thứ tự: cá ăn đáy > cá ăn mồi sống > cá sống tầng đáy > cá thu.

(Ghi chú: Nỗ lực khai thác theo giả định 1 được hiển thị bởi vùng màu đỏ; Biến động sinh khối theo nhóm loài được thể hiện bằng các đường liền nét từ màu xanh lam đến màu cam).

Hình 4.60: Xu hướng sinh khối theo nỗ lực khai thác (giả định 1)

Tình huống giả định 2: Nếu nỗ lực khai thác tăng đều từ năm 2000 đến năm 2012, từ năm 2013 nỗ lực khai thác sẽ giảm 50% so với năm 2012 thì sinh khối của các nhóm chức năng khai thác sẽ biến động như thế nào ?

Kết quả phân tích xu hướng biến động giữa sinh khối và nỗ lực khai thác theo giả định 2 bởi mô hình mô phỏng ECOSIM được trình bày ở Hình 4.61 cho thấy khi nỗ lực khai thác (từ 2013 đến 2015) giảm 50% so với với năm 2012 thì sinh khối ở nhóm loài cá tạp, mực và cá nổi nhỏ có xu hướng giảm theo. Sinh khối của tôm và cua thì giảm đến năm 2013 sau đó thì tăng nhẹ. Sinh khối của tất cả các nhóm chức năng khai thác còn lại cũng giảm đến năm 2013 nhưng sau đó đều tăng cao. Mức độ gia tăng sinh khối theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: cá thu > cá sống tầng đáy > cá ăn mồi sống > cá ăn đáy.

(Ghi chú: Nỗ lực khai thác theo giả định 2 được hiển thị bởi vùng màu đỏ; Biến động sinh khối theo nhóm loài được thể hiện bằng các đường liền nét từ màu xanh lam đến màu cam).

Hình 4.61: Xu hướng sinh khối theo nỗ lực khai thác (giả định 2)

Một phần của tài liệu tóm tắt luận an cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển sóc trăng- bạc liêu (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w