Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, KBNN với xã, thị trấn,

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 51 - 55)

- Sáu là: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ xã chưa đồng đều, chưa cao

3.2.3.2 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, KBNN với xã, thị trấn,

thị trấn, các Ngân hàng về quản lý Ngân sách xã.

Cơ quan tài chính ở địa phương( tỉnh, thành phố) chịu trách nhiệm trước nhà nước về chỉ đạo công tác nghiệp vụ tài chính xã, thị trấn. Cán bộ thuộc cơ quan tài chính KBNN phải có sự phối hợp chặt chẽ, phân định rõ chức năng chỉ đạo nghiệp vụ quản lý NSX của cơ quan tài chính với việc tổ chức quản lý thu, kiểm soát chi của KBNN. Hai cơ quan cần có sự phối hợp giúp cho cán bộ tài chính xã nắm chắc nghiệp vụ để làm tốt công tác quản lý, điều hành NSX.

Trong quá trình hoạt động các đơn vị trên đây còn liên quan đến Ngân hàng nhà nước và các NHTM quốc doanh trên địa bàn về chứng từ xử lý các nghiệp vụ kỹ thuật trong thanh toán hàng ngày. NHNN với chức năng là trung tâm thanh toán, KBNN và các NHTM là thành viên. Trọng nghiệp vụ thanh toán, phát sinh các mối quan hệ giữa KBNN với NHNN và các thành viên khác. Chỉ có thể giải quyết tốt mối quan hệ về nghiệp vụ giữa các cơ quan trờn thỡ mới có thể tập trung nhanh chóng các nguồn thu, giải quyết hiệu quả và kịp thời các khoản chi NSX.

Mặt khác, cũng cần phải nhận thức đúng đắn và phân biệt rõ ràng chức năng nhiệm vụ của Chủ tịch HĐND xã. Chủ tịch UBND xã và bí thư Đảng uỷ xã trong công tác quản lý, điều hành NSX , tránh sự chồng chéo, ôm đồm và lấn sân dẫn đến vừa mất thời gian, vừa khụng gõy hiệu quả , gây lãng phí.

3.2.4 Tăng cường công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xã theo kịp sự đổi mới cơ chế quản lý.

Đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ tài chính - kế toán xã là một trong những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao năng lực, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ xã để có thể đảm đương được nhiệm vụ của chính quyền xã.

Công tác quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ xã đi vào nề nếp, chính quy, hiện đại, đảm bảo đúng cơ sở pháp lý và nguyên tắc quản lý đào tạo cán bộ Đảng. Đội ngũ cán bộ xã phải ổn định, chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, năng lực thi hành công vụ, trong sạch, tận tụy phục vụ thực sự là cầu nối giữa cộng đồng dân cư trong xã với cơ quan nhà nước cấp trên.

3.4 Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện cụng tỏc quản lý NSX trên địa bàn thành phố những năm tới.

Từ thực trạng trong công tác quản lý NSX trên địa bàn toàn thành phố thời gian qua, để cụng tỏc quản lý NSX có hiệu quả hơn tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của riêng bản thõn mình:

Về tổ chức bộ máy: Theo quy định hiện nay tại xó cú một trưởng ban tài chính, một kế toán trưởng theo chức danh chuyên môn. Trưởng ban tài chính xã đa số thường không được qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tài chính kế toán, và vẫn được thay đổi theo nhiệm kỳ, do đó mà công việc chủ yếu đều do kế toán thực hiện, khối lượng công việc ở xã không phải là nhỏ mà lại chỉ có một kế toán phụ trách là hoàn toàn chưa hợp lý. Cần tổ chức bộ máy kế toán xã như sau: một kế toán trưởng và một kế toán viên, trưởng ban tài chính do chủ tịch hoặc phó chủ tịch kiêm nhiệm.

Ngoài ra, cần quán triệt đến cấp Đảng uỷ, chính quyền các cấp, ngành tài chính nhất là cấp xã thật sự quan tâm đến công tác quản lý NSX theo luật NSNN. Có sự chỉ đạo thống nhất của cấp uỷ đảng và bộ máy chính quyền tăng cường tập huấn nghiệp vụ, thường xuyên kiểm tra tránh tình trạng xem nhẹ, khoán trắng cho xã, cơ quan tài chính.

Sớm có kế hoạch, biện pháp để củng cố, chuẩn hoá, nâng cao năng lực, quy định trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên trong ban tài chính xã,

nhất là chế độ đào tạo, sử dụng học sinh các trường cao đẳng, đại học, trung học tài chính về công tác tại xã.

Về phân cấp nguồn thu: Theo quy định của luật NSNN thì NSX có thể được phân cấp từ 9 đến 12 khoản thu phân chia nhưng có khoản thu do xã đảm nhận thu không cho xã hưởng. Đề nghị trung ương khi quy định về phân chia nguồn thu nên gắn với công tác quản lý thu.

Để đảm bảo các khoản chi thường xuyên cho bộ máy cấp uỷ đảng, chính quyền đoàn thể nhân dân của xã hoạt động bình thường và có hiệu quả, cần tăng thêm các khoản điều tiết cho NSX từ các loại thỳờ. UBND tỉnh chỉ nên quyết định tỷ lệ điều tiết cho từng xó trờn cơ sở đề xuất của UBND huyện, như vậy không vi phạm luật NSNN và dành quyền tự chủ tài chính cho các huyện. Nếu giao cho UBND tỉnh quyết định tỷ lệ điều tiết cho cỏc xó thỡ không sát với thực tế dễ xảy ra tình trạng bất bình đẳng giữa cỏc xó trong huyện. Tỷ lệ điều tiết nên quy định theo từng nhóm loại xã từ đó mới bám sát được, phù hợp với tình hình của từng xã.

Về kiểm soát chi: Để thuận tiện trong công tác quản lý và chi ngân sách đề nghị Bộ tài chính ban hành định mức chi tiêu cụ thể cho xã như: phương tiện làm việc, định mức chi hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh do xã tổ chức nhằm tránh tình trạng các cán bộ tài chính lợi dụng vào những việc này để rút ruột nhà nước.

Về mục lục ngân sách: Trên cơ sở hệ thống mục lục ngân sách chung đề nghị Bộ tài chính có văn bản hướng dẫn cụ thể mục lục ngân sách cho cấp xã để thống nhất việc hạch toán, kế toán thu, chi NSX. Cấp xã vừa là một đơn vị hạch toán kế toán đặc biệt, cùng một đơn vị nhưng thu, chi ngân sách lại hạch toán ở nhiều chương loại khác nhau. Nhiều khoản thu ở xã làm cán bộ xã rất lúng túng trong việc đưa vào chương, loại, khoản, mục nào.

Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tôi trong quá trình thực tập tại Phòng Tài chính - Kế hoạch ủy ban thành phốThanh Hoá và nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý NSX trên địa bàn thành phố Thanh Hoá trong những năm tới”.

KẾT LUẬN

Ngân sách xã là một bộ phận cấu thành của Ngân sách Nhà nước.Thực hiện quản lý NSX theo luật NSNN là công việc hết sức khó khăn và phức tạp, ở xó cỏc hoạt động thu, chi tài chính diễn ra được quản lý chặt chẽ và công khai. Vì vậy cần có sự nhận thức đúng mức đối với cấp Uỷ Đảng và chính quyền các cấp, ngành tài chính mà trước tiên là cấp xã.

Thực tế trong những năm vừa qua, NSX đã không ngừng được củng cố và phát triển, NSX đã phát huy đựơc tác dụng và thực sự trở thành công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của chính quyền Nhà nước cấp xó.Thụng qua Ngân sách cấp xã, việc đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội được tăng cường đảm bảo an ninh, chính trị và trõt tự, an toàn xã hội, góp phần cựng cỏc cấp, các ngành làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia. Bên cạnh đó công tác quản lý vẫn còn tồn tại không ít những tồn tại cần giải quyết trong thời gian tới đây.

Trong khuôn khổ hạn chế của một đề tài chuyên đề cuối khoá, với thời gian thực hiện ngắn, thời gian nghiên cứu và tiếp cận thực tế chưa nhiều, đề tài chưa thể đề cập hết được cỏc cỏc vấn đề thực trạng công tác quản lý NSX trên địa bàn thành phố Thanh hoá trong những năm vừa qua.

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào các nội dung sau: - Thứ nhất: Nêu lên được đặc điểm, vị trí vai trò của NSX

- Thứ hai: Khái quát về thực trạng tình hình cụng tỏc quản lý, điều hành NSX trong 4 năm vừa qua trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Phân tích, đỏnh gớa một cách khách quan tình hình quản lý NSX . Qua đó khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý NSX.

- Thứ ba: Nêu được những định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSX.

Công tác quản lý NSX là hết sức phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều ngành trên địa bàn toàn thành phố. Hơn nữa với kiến thức của một sinh viên, trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế, và thiếu sót. Kính mong các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện và có thể được vận dụng cú hịờu quả trong công tác quản lý NSX.

Danh mục tài liệu tham khảo 1. Luật ngân sách nhà nước.

2. Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài Chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

3. Báo cáo quyết toán thu ngân sỏch xó thành phố Thanh Hóa qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011 đã được HĐND phê duyệt.

4. Báo cáo chính trị Đảng bộ thành phố Thanh Hóa khóa XXII nhiệm kì 2010 – 2015.

5. Nghị quyết số 23/2006/NQ-HĐND ngày 24/07/2006 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Thanh Hóa từ năm 2008 – 2011.

6. Quyết định số 208/2003/QĐ-BTC ngày 15/13/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành theo Quyết định 141/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

7. Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế đất sử dụng nông nghiệp.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn thành phố thanh hóa (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w