NĂNG HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI: 1.Các định hướng phát triển kinh tế trang trại
3.Giải pháp về lao động:
dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện phân bố lao động đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ lao động với các nguồn tài nguyên và tư liệu sản xuất sẵn có trong từng vùng, từng ngành để khai thác có hiệu quả các tiềm năng đó, tạo ra nhiều ngành mới, nhiều vùng chuyên môn hóa kết hợp với phát triển tổng hợp, làm cho nền kinh tế phát triển đồng đều.
-Việc điều chỉnh nguồn nhân lực giữa các ngành có ý nghĩa thiết thực trong việc khai thác nguồn nhân lực của địa phương. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, trước hết phải nắm chắc nguồn nhân lực và nhu cầu lao động. Dân số là cơ sở của nguồn nhân lực. Vì vậy kế hoạch hóa nguồn nhân lực phải gắn liền với kế hoạch hóa dân số. Phải coi đây vẫn luôn là cuộc vận động lớn có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, xã hội.
*Phát triển công nghiệp (bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp), dịch vụ nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn nhân lực, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống người lao động nông thôn. Phát triển ngành nghề nông thôn để sản xuất nguyên liệu, công cụ sản xuất, thực hiện chế biến, dịch vụ và đời sống,…. Một bộ phận lao động nông nghiệp chưa có việc làm có thể làm dịch vụ trong các ngành khác. Trong việc phát triển ngành nghề nông thôn cần phải tạo ra từng bước những người có nghề và hình thành các làng nghề.
Đẩy mạnh hơn nữa việc trang bị cho người lao động những tư liệu sản xuất cần thiết, đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và chủng loại công cụ sản xuất.
*Phải thực hiện các biện pháp nâng cao trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của người lao động.
-Hàng năm thành phố dành một khoản ngân sách để làm học bổng cho cán bộ đi tập huấn, đào tạo ở trong nước và nước ngoài nhằm tạo ra những cán bộ “đầu đàn” cho lĩnh vực chọn lọc giống rau, hoa, quả, chăn nuôi, thuỷ sản, chế biến.
-Thành phố đầu tư nâng cấp trường Trung học nông nghiệp Hà Nội thành trường Cao đẳng kỹ thuật nông nghiệp đào tạo kỹ sư thực hành cho các trạm, trại, cơ sở chế biến nông sản, các trang trại nông nghiệp…
-Khuyến khích các trang trại, nông hộ có con em cho vào học tại trường Cao đẳng nông nghiệp và được miễn học phí, cấp học bổng theo quy định của Nhà nước.
-Ngoài việc thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ hiện có, phải có các lớp dạy nghề và bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày, nghiệp vụ xây dựng và quản lý dự án, những vấn đề quản lý Nhà nước đối với khu nông nghiệp công nghệ cao, nghiệp vụ kiểm tra chất lượng hàng nông sản.... Kinh phí cho những hoạt động này, có một phần là từ ngân sách, nhưng phần lớn là nằm trong kinh phí dự án, hoặc lấy thu bù chi do các cá nhân hoặc tổ chức chủ trì đứng ra thực hiện.
-Thành phố cần đề ra các chính sách đào tạo có địa chỉ. Việc đào tạo phải tiến hành theo phương châm vừa phát triển chiều rộng nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng đồng thời cũng vừa phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, các cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành để chuẩn bị cho nền nông nghiệp trong tương lai. Việc quý trọng và bồi dưỡng nhân tài không chỉ thể hiện trong công tác đào tạo cán bộ nguồn mà còn phải chú ý đến chính sách đãi ngộ, chính sách tiền lương cũng như việc quản lý, sử dụng cán bộ, đào tạo trong quá trình thực tế công tác, thi tuyển trong bố trí việc làm. Đã đến lúc cần phải cải cách chế độ tiền lương sao cho gắn chặt với năng suất lao động và chất lượng lao động nhằm khuyến khích lao động có kỹ thuật, có trình độ chuyên môn cao. Nếu Nhà nước chậm thực hiện thì chất xám sẽ chuyển dần sang khu vực kinh tế nước ngoài và tư nhân. Chính sách tiền lương tuy đã được cải tiến nhưng vẫn lấy thời gian công tác làm thước đo chủ yếu nên còn mang nặng tính chất bình quân, không bồi dưỡng và khuyến khích được nhân tài.
*Thành phố cần đề ra các chính sách khuyến khích người tài, người có chuyên môn cao, các chuyên gia giỏi đang làm việc ở nơi khác về công tác cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình họ được cư trú tại Hà Nội.
Hà Nội cần nghiên cứu ban hành và công bố rộng rãi những giải pháp và chính sách ưu tiên nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nhân tài trong và ngoài nước để phát triển nông nghiệp Hà Nội. Chẳng hạn Hà Nội nên phối hợp với các trường đại học để nắm băt được những sinh viên giỏi, có khả năng đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển nông nghiệp Thủ đô, tạo học bổng, hướng họ về làm việc cho nông nghiệp Hà Nội. Nên tổ chức các cuộc thi thường xuyên nhằm phát hiện và có chính sách thu hút nhân tài cho nông nghiệp Hà Nội. Nghiên cứu ban hành hệ thống chính sách đào tạo, đãi ngộ và sử dụng các nhà khoa học đầu đàn phục vụ phát triển nông nghiệp Thủ đô. Có những hình thức khen thưởng động viên kịp thời đối với những người có thành tích xuất sắc trong việc phát triển nông nghiệp Hà Nội. Trong giai đọan trước măt có thể thuê chuyên gia, nhà doanh nghiệp nước ngoài làm việc cho nông nghiệp Thủ đô trong một số lĩnh vực cần thiết.
4.Giải pháp về chính sách đầu tư tín dụng: