2.Giải pháp về đất đai:

Một phần của tài liệu Một số tiềm năng hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Hà Nội (Trang 25 - 28)

NĂNG HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI: 1.Các định hướng phát triển kinh tế trang trại

2.Giải pháp về đất đai:

nông nghiệp. Hơn nữa, đất đai không chỉ liên quan đến kinh tế thuần tuý mà có quan hệ chặt chẽ đến các vấn đề chính trị - xã hội. Do đó đất đai luôn là vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Mục tiêu cần đạt được là giải phóng triệt để đất đai; sử dụng đất đai có hiệu quả cả phương diện kinh tế - xã hội; thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất hàng hoá; đảm bảo công bằng xã hội, sự đoàn kết giữa các tầng lớp dân cư, các khu vực và ổn định chính trị xã hội nông thôn.

Những năm qua, Nhà nước và thành phố Hà Nội có nhiều quy định về đất đai và được điều chỉnh, sửa đổi nhiều lần cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên, một số quy định hiện nay chưa thật sự thông thoáng, chưa khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá và đảm bảo công bằng trong nhân dân. Do vậy cần được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.

*Cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận đất ở, đất ao, vườn liền kề ở nông thôn và giấy chứng nhận sử dụng đất nông nghiệp còn lại để xác lập quyền sở hữu kinh tế về đất đai cho nông dân yên tâm đầu tư, sử dụng đất đai có hiệu quả.

*Bằng nhiều biện pháp khuyến khích và thúc đẩy nhanh quá trình nông dân chuyển đổi ruộng đất, tiến hành “dồn điền, đổỉ thửa” để hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: tuyên truyền thuyết phục, đơn giản các thủ tục chuyển đổi, mở mang ngành nghề, phát triển dịch vụ thu hút lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

*Tăng hạn mức chuyển nhượng và thời hạn cho thuê đất. Để tiến hành sản xuất hàng hoá có hiệu quả thì yêu cầu quy mô sản xuất cần có độ lớn nhất định. Mặt khác, đối với trang trại hay tổ chức sản xuất hàng hoá phải được ổn định thời gian dài nhất định để người sử dụng đất mới yên tâm đầu tư thâm canh, đầu tư kết cấu hạ tầng, công nghệ... Nếu thời gian ngắn không thể đầu tư hoặc hiệu quả đầu tư rất thấp.

Vì vậy, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp theo hướng khuyến khích người thuê hay được chuyển nhượng đất yên tâm đầu tư phát triển hàng hoá. Cụ thể là đối với đất công ích thời hạn cho thuê đất nên xác định theo kế hoạch sử dụng đất của UBND xã, phường, thị trấn”. Trong trường hợp UBND xã,

phường 10 - 15 năm sau mới có kế hoạch sử dụng thì khả năng cho người thuê đến 10 - 15 năm. Đối với trường hợp chuyển nhượng đất cần điều chỉnh quy định là: “Mức sử dụng đất của mỗi gia đình sau khi chuyển nhượng tuỳ vào khả năng sản xuất của người sử dụng”. Không nên có hạn mức, quá hạn mức trên phải thuê đất.

*Xác định giá trị quyền sử dụng đất thành vốn góp và xử lý đất đai cho nông dân khi đã góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà doanh nghiệp cổ phần phá sản, ngừng hoạt động. Nhà nước cần có chính sách rõ ràng giải quyết hai vấn đề: Một là, quy định rõ phương pháp định giá trị quyền sử dụng đất để trở thành vốn góp; hai là, trường hợp khi doanh nghiệp cổ phần bị phá sản thì giải quyết quyền sử dụng đất của người nông dân thế nào? Đối với nông dân, đất đai là tư liệu sản xuất chính, vì vậy đất đai là vấn đề quan trọng nhất đối với họ. Do đó, chính sách của Nhà nước về nguyên tắc phải đảm bảo được mức thu nhập ổn định cho họ và không để nông dân rơi vào tình trạng bị mất đất khi doanh nghiệp bị phá sản, ngừng hoạt động.

*Cho phép chủ sử dụng đất được xây dựng công trình trên đất trang trại: thông thường, Nhà nước không muốn cho người chủ được xây dựng các công trình tại trang trại, do sợ sẽ biến đất nông nghiệp thành đất thổ cư (ở Hà Nội chỉ quy định được phép xây 12 m2 để dụng cụ sản xuất). Một thực tế cho thấy, nhiều trang trại có quy mô lớn phát triển cả trồng trọt - chăn nuôi - thuỷ sản, có trang trại khép kín từ sản xuất - chế biến; không ít trang trại xây dựng thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn... Do đó, nếu không cho phép xây dựng các công trình thì không khuyến khích trang trại phát triển. Và thực tế do nhu cầu, chủ trang trại vẫn xây dựng công trình không phép. Do vậy, tuỳ theo quy mô và tính chất trang trại mà quy định cho phép xây dựng công trình chuồng trại, nhà xưởng, nhà quản lý và nhà để ở. Những trang trại có quy mô từ 2 ha trở lên cho phép xây dựng công trình nhà xưởng, chuồng trại và nhà ở.

*Đảm bảo lợi ích cho nông dân khi đền bù đất đai giải phóng mặt bằng trong nông nghiệp, nông thôn :

-Trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá tất yếu phải lấy đất nông nghiệp, nông thôn để làm các công trình. Thực tế cho thấy quá trình giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất nông nghiệp, nông thôn là rất khó khăn, phức tạp. Trong đó nổi cộm nhất là việc định mức đền bù thiệt hại đối với đất nông nghiệp, nông thôn.

-Theo quy định, việc đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp được tính theo hạng đất tại các vùng khác nhau (có 6 hạng đất và chia ra 2 vùng nhưng vùng ven nội có giá đất cao hơn các xã trong cùng địa bàn). Hạng đất được xác định trong thời gian dài và ít biến động. Trên thực tế, người nông dân khi sử dụng đất đã đầu tư thâm canh nên hạng đất có thay đổi so với trước. Trong khi đó, việc đền bù giải phóng mặt bằng lại không thể có các số liệu về hạng đất tại thời điểm lập phương án làm thiệt thòi cho nông dân và gây nên khiếu kiện.

-Mặt khác, trong cùng một khu vực, quy định về khung giá các loại đất, giá đất nông nghiệp rất thấp, chênh lệch và bất bình đẳng quá lớn so với giá đền bù đất ở, và người nông dân không đủ chi phí để chuyển sang nghề mới, ổn định đời sống. Mặc dù đã có quy định mức đền bù đất nông nghiệp theo giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường và khả năng sinh lợi nhưng không thực tế vì việc xác định khả năng sinh lợi và giá đất thị trường rất khó khăn. Một số trường hợp sử dụng tạm thời, thuê đất hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất nông nghiệp, việc xác định chi phí đầu tư vào đất chưa được làm rõ khi lập phương án đền bù thiệt hại. Do đó người bị thu hồi đất đòi hỏi mức đền bù cao hơn. Bên cạnh đó mức hỗ trợ chuyển nghề được tính toán theo mức thu nhập trên một đơn vị diện tích trong vòng 10 hoặc 20 năm là không phù hợp, vì đất đai là tư liệu sản xuất không chỉ đảm bảo cuộc sống lâu dài cho bản thân người nông dân mà còn có quyền thừa kế cho các thế hệ nối tiếp.

-Đối với đất ở khu dân cư nông thôn, việc xác định các loại đất ở, đất nông nghiệp, đất vườn liền kề chưa được quy định cụ thể và có căn cứ pháp lý. Các văn bản hướng dẫn chỉ tính đền bù theo giá đất ở đối với diện tích đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt. Phần diện tích còn lại được coi là đất nông nghiệp hay đất vườn liền kề có mức đền bù thấp hơn. Tại các địa phương khác nhau việc vận dụng thực hiện các vấn đề này không giống nhau nên dẫn tới thắc mắc, khiếu kiện.

Do đó, Thành phố cần nghiên cứu để thường xuyên điều chỉnh, bổ sung giá đất nông nghiệp, đất nông thôn phù hợp với giá thực tế hợp lý khi dự án bắt đầu tại khu vực đó để đảm bảo khoa học, công bằng giữa khu vực nông nghiệp, nông thôn với đất đô thị, công bằng đối với nông dân, công bằng giữa người phải đi và người được ở lại khu vực dự án được thực hiện. Mức hỗ trợ chuyển nghề không nên tính tiền thu nhập trên đơn vị diện tích mà phải căn cứ vào thực tế lao động và chi phí phải có khi chuyển sang nghề khác...Mặt khác, thành phố thành lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm cho nông nghiệp, nông thôn khi nông dân thu hồi đất không còn tư liệu sản xuất. Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn để thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo việc làm mới cho khu vực bị thu hồi đất. Thành phố cần có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân vay vốn để mở rộng sản xuất tạo việc làm mới cho khu vực nông thôn bị mất đất nông nghiệp. Nghiên cứu cơ chế cho phép người bị thu hồi đất nông nghiệp tham gia đầu tư vào các dự án đô thị, công nghiệp, thương mại... thông qua hình thức góp vốn để tạo điều kiện cho họ sử dụng tiền bồi thường một cách có hiệu quả, tạo thu nhập ổn định cho cuộc sống. Đồng thời, thành phố chủ động tổ chức đào tạo các nghề mới để phục vụ nhu cầu tuyển dụng lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, ưu tiên tuyển dụng lao động xuất khẩu, nhất là các nghề đơn giản phù hợp với khả năng của người nông dân. Xây dựng, phát triển mạng lưới chợ, triển khai xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển làng nghề, mô hình trang trại... để giải quyết lao động nông thôn khi mất đất...

*Cần có những quy định, chế tài mạnh hơn nhằm tăng cường quản lý đất đai: đất đai là công thổ quốc gia, Nhà nước thống nhất quản lý và giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng phải có hiệu quả, phát huy giá trị đầy đủ của đất đô thị. Tuy nhiên, thời gian qua có nhiều cá nhân, tập thể lợi dụng sự quản lý còn lỏng lẻo của thành phố nên đã lấn chiếm, mua đi bán lại kiếm lời làm giàu cá nhân hoặc bỏ hoang hoá, sử dụng kém hiệu quả ... tạo ra bất công bằng trong xã hội, Vì vậy, mặc dù đã có những chủ trương biện pháp quản lý, thời gian tới thành phố tiếp tục có các biện pháp kiên quyết, mạnh mẽ hơn, xây dựng các chế tài đặc biệt để quản lý đất đai Hà Nội có hiệu quả hơn.

3.Giải pháp về lao động:

Một phần của tài liệu Một số tiềm năng hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Hà Nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w