Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á (Trang 60 - 62)

Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đối với nền kinh tế và là ngân hàng của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước có vị trí quan trọng trong việc đề ra định hướng chiến lược kinh tế nói chung và chiến lược huy động vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước nói riêng. Trên cơ sở Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật, các quyết định, quy định của Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng đặc biệt đối với các trường hợp huy động vốn trái phép, cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại.

Khởi thảo và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt trong đó cần phải khuyến khích tiết kiệm, tập trung vốn nhàn rỗi đầu tư cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các ngân hàng thương mại và tổ chức cạnh tranh lành mạnh, tự chủ trong kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước cần dùng lãi suất làm “đòn bẩy” thúc đẩy các ngân hàng thương mại chú trọng công tác huy động vốn.

Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường phối hợp tốt với các ngành quản lý quỹ đầu tư nước ngoài, quỹ viện trợ từ các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài nhằm động viên mọi nguồn vốn nước ngoài vào Việt nam qua kênh hệ thống các ngân hàng thương mại.

Ban hành cơ chế phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,… nhằm giúp các ngân hàng nhánh chóng triển khai dịch vụ thanh toán thẻ có hiệu quả.

Cho phép các ngân hàng thương mại được phép mua bán các loại giấy tờ có giá như: trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu kho bạc,… nhất là các giấy tờ có giá dài hạn. Đồng thời cũng cần có các khoản vay ưu đãi hỗ trợ về mặt tài chính cho các ngân hàng thương mại trong việc đổi mới công nghệ ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cần quy định cụ thể các thông tin, số liệu về hoạt động mà các tổ chức tín dụng bắt buộc phải công khai cho công chúng biết theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua đó giúp khách hàng có được đánh giá đúng đắn về ngân hàng và đưa ra quyết định đúng đắn cho riêng mình.

KẾT LUẬN

Ngân hàng với vai trò là "kênh dẫn vốn" cho nền kinh tế phải có đủ nguồn vốn đáp ứng mọi nhu cầu ngày càng phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, mỗi ngân hàng thương mại phải đưa ra những giải pháp cụ thể trong từng thời kỳ nhằm thu hút tối đa nguồn vốn huy động trong nước với những hình thức huy động vốn ngày càng phong phú và đa dạng hoá phù hợp với cung cầu vốn của nền kinh tế.

Với động cơ này, luận văn đã đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Luận văn đã làm sáng tỏ vấn đề, trong công tác huy động, Các Ngân hàng thương mại không chỉ hoàn thiện những hình thức sẵn có mà còn phải tiếp cận và chọn lọc để sử dụng các hình thức mới phù hợp với hoạt động của từng ngân hàng.

Luận văn trên là kết quả đạt được của tôi từ những nghiên cứu lý luận và thực tế trong nhiều năm công tác tại Ngân hàng Nam Á.

Với mong muốn đóng một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào hoạt động thực tế nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nam Á. Tác giả mong muốn những ý kiến, giải pháp của mình trong luận văn này sẽ có cơ hội thử nghiệm tại Ngân hàng Nam Á cũng như các Ngân hàng thương mại khác và thông qua đó góp phần nâng cao vị thế của Ngân hàng Nam Á trong công tác huy động vốn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại,

NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Ngân hàng TMCP Nam Á (2010, 2011, 2012), Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính hợp nhất .

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định 1287/2002/QĐ- Ngân hàng Nhà nước của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước, Hà nội

5. Cao Sỹ Kiêm (1995), Đổi mới chính sách tiền tệ - tín dụng – ngân

hàng trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á (Trang 60 - 62)