Chất trữ tình, triết lý trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn

Một phần của tài liệu Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn (khảo sát những ca khúc thân phận) (Trang 82 - 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.Chất trữ tình, triết lý trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn

Tác phẩm văn học sinh ra dù có một hình thức hoàn mĩ hay không thì cũng phải chuyển tải một điều gì đó đến với ngƣời đọc. Điều mà nhà văn, nhà thơ gửi gắm đằng sau câu chữ đó là nội dung, là tƣ tƣởng. Ca từ, âm nhạc của Trịnh Công Sơn cất lên, đƣợc ông mặc cho một chiếc áo hình thức tuyệt đẹp cũng là để nhằm làm tôn thêm vẻ đẹp tâm hồn, chuyển tải hồn thơ của ông. Tình yêu mà Trịnh đã mƣợn qua những hình ảnh của thơ của những biểu tƣợng của dân gian để nói về tình yêu trong thân phận, trong cõi đời. Những tình yêu mà chỉ có những ngƣời có trái tim mở rộng và chỉ biết cho đi với triết lý:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không ?

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi ” (Để gió cuốn đi)

Nỗi sầu nhân thê” đã đeo bám, ám ảnh tong mọi bản tình ca của Trịnh

Công Sơn suốt cả một đời viết nhạc. Tình yêu là cảm giác đầu đời, là nơi đầu tiên mà Trịnh Công Sơn ngƣỡng vọng.

Có nhiều ngƣời cho rằng Trịnh Công Sơn chịu ảnh hƣởng rất sâu sắc của triết học hiện sinh khi viết về thân phận con ngƣời với những ám ảnh khôn nguôi của cái chết. Điều đó có lẽ không sai, bới trong những năm 1954-1975,

ảnh hưởng của triết học Tây phương hiện đại đến với văn học miền Nam là

có thật. Khá rõ nét trong lối sống và trong tác phẩm, nhất là ảnh hưởng của

chủ nghĩa hiện sinh” (Nguyễn Khắc Hoạch)[40,tr.19]. Tuy nhiên, đối với

Trịnh Công Sơn nỗi ám ảnh về cái chết còn bắt nguồn từ sự ra đi của ngƣời cha: “Trong giấc ngủ hằng đêm tôi thường nhìn thấy cái chết của ba tôi. Nỗi ám ảnh ấy chắc chắn không bắt nguồn từ lớp tro bụi dày của vô thức làm nên từ những cái chết của tổ tiên mà có lẽ từ những năm tù tội tra tần chết đi sống lại của ba tôi trong kháng chiến chống Pháp. Rõ ràng cái chết ấy được báo

động qua một tâm hồn quá nhạy cảm của tuổi thơ. Ba tôi mất đi khi tôi 15

tuổi. Rất nhiều bài hát đầu đời của tôi đã phảng phất cái không khí vắng lặng của sự mất mát. Cành về sau, lúc tiến dần về tuổi trưởng thành, giữa những bức xúc của cuộc sống, giữa những tháng ngày buồn vui, nỗi ám ảnh ấy đã trở thành lúc nào không hay ngọn nguồn của nỗi lo âu thường trực về sự vắng

bóng con người...” [45,tr.68]. Sự ra đi của ngƣời cha với một cái chết dƣờng

nhƣ đƣợc bào trƣớc đã sớm in vào tâm hồn Trịnh nỗi ám ảnh bất toại về cái chết, giữa vùng trời tang thƣơng của chiến tranh, nỗi ám ảnh ấy lại càng mạnh mẽ hơn...

Bởi vậy, trong hồn thơ Trịnh Công Sơn, thân phận là sự giằng xé vƣơn lên giữa những điều tƣởng nhƣ đối lập: quá khứ và hiện tại, tuyệt vọng và tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tái tạo niềm tin, cảm giác không tìm thấy mình giữa dòng đời và lắng nghe mọi va đập, tìm cái tôi ẩn khuất trong chốn “đô thị tan nát của hồn mình”.

Ta thấy nhạc Trịnh Công Sơn nhƣ một dòng sông mênh mông, dào dạt và chảy xiết với ba nguồn mạch - hƣớng về tình yêu, quê hƣơng, thân phận. Nhƣng bởi là dòng sông nên dù góp lại từ bao nhiêu mạch nguồn thì cũng hòa làm một, đều có chung hƣớng chảy về biển cả và đều bắt nguồn sâu xa từ lòng đất, nơi bắt nguồn của mọi dòng sông. Lòng đất đó, với hồn thơ Trịnh Công Sơn chính là tình yêu thƣơng. Và điều còn lại sau cùng của Trịnh Công Sơn với cuộc đời này khi mọi lời hoa mĩ đã mất đi cũng chính là tình yêu thƣơng.

Có thể nói mỗi nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn khi đƣợc hát lên đây đó thì cung điệu trầm bổng của nó chuyển tải đến ngƣời nghe một thứ triết lý nào đó, và làm cho ngƣời nghe phải suy tƣ về những gì mình đƣợc nghe. Điều đó khiến nhiều ngƣời phải thú nhận rằng nhạc của họ Trịnh là nhạc của triết lý và mỗi bài nhạc là một triết lý sống. Điều thú nhận của nhiều ngƣời nhƣ đã nói có thể là một điều khẳng định đúng. Nó đúng vì chúng ta không khoác lên nhạc của Ông một triết lý nhƣng tự bản chất của nhạc mang tính triết lý. Nó mang tính triết lý bởi vì nó dính dáng đến đời ngƣời và ngƣời đời, nó dính đến chuyện tình yêu và cuộc sống, nó dính đến chuyện tồn tại và hiện hữu hay vô thƣờng, những chuyện đó đều là những chuyện của triết lý.

Nhƣ mọi ngƣời đã biết, đối với Trịnh Công Sơn thì cuộc đời là cõi tạm, là phù du cát bụi, là “Sinh ký tử quy”, là những gì liên quan đến phận ngƣời.

Mà “Thân phận con người thì vừa cao cả, vừa bi đát, vừa thấy những tia sáng

loé lên, vừa dò dẫm bước đi trong bóng tối, vừa là tiếng kêu vô vọng, vừa là

sự thúc bách “Sống còn” tự thâm sâu”. Tất cả đều đƣợc Trịnh Công Sơn cƣu

mang trong từng câu ca, từng điệu nhạc. Nếu chúng ta chú tâm một chút thì sẽ cảm nghiệm đƣợc những gì mà Nhạc sĩ muốn thể hiện qua con ngƣời (từ em bé đến cụ già), qua vạn vật cỏ cây, qua chiến tranh, hận thù, …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nhƣ Trịnh Công Sơn đã nói: “Ca khúc là đời sống thứ hai của tôi, sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành”, mà Ông là con ngƣời triết lý thì ca khúc của Ông cũng mang màu sắc chiêm niệm triết học là điều hiển nhiên. Ngay những nhan đề của nhiều ca khúc cũng nói lên điều đó nhƣ: Cát bụi, Lời thiên thu, Một cõi đi về, Bên đời hiu quạnh, Đêm thấy ta là thác đổ, Nguyệt ca, Những con mắt trần gian, Đoá hoa vô thường, Mỗi ngày tôi

chọn một niềm vui, …

Mặt khác nhạc của Trịnh Công Sơn không đơn thuần chỉ là nhạc, mỗi bài hát không đơn giản là sự kết nối của từ ngữ cho ra bài hát mà còn là chuyện kể ngắn, mỗi bài là một chƣơng khúc của truyện dài không có kết thúc mà vẫn cứ mở ra nhƣ một vết thƣơng lòng.

Ngôn ngữ trong ca khúc hầu nhƣ lúc nào cũng có một điều gì đó bắt ngƣời nghe phải suy tƣ, phải triết lý. Cái triết lý mà Ông muốn nói đã biến thành hơi thở, máu thịt, thành cái hồn của chính Tác giả, nên khi ông bức xúc, đau xót hay cảm hứng viết ra thì lời lẽ nhƣ một dòng sông suy tƣ triết lý tuôn tràn. Nhƣ mọi ngƣời đã rõ, Trịnh Công Sơn không hề có lý luận gì về triết học, hát lên từng ca khúc ta thấy rõ điều đó nhƣng mà chính triết học đã hoà tan trong Ông một cách tự nhiên rồi qua suy tƣ, qua lời nhạc, qua tiết điệu mà đƣợc thể hiện ra nơi từng nhạc phẩm.

Nhạc của ông nó triết lý ở chỗ cho con ngƣời nhận ra thân phận, nhận ra lẽ sống đời ngƣời và cái nét đẹp trong ca khúc của Ông vƣợt lên trên lòng hận thù, ích kỷ của con ngƣời. Bởi Ông cho rằng trần gian là “Cõi tạm”, là “Đêm trọ” thì cớ sao mình sống mà lại không có một tấm lòng, một tình yêu của con ngƣời đối với con ngƣời.

Nghe nhạc Trịnh ta có cảm nhận nhƣ trong ca khúc Ông viết có điều gì đó sao xuyến, cái nỗi sao xuyến của kiếp ngƣời ấy mà. Cho nên: “Không có đoạn truyện ngắn (ca khúc) nào kết thúc có hậu như trong truyện cổ tích mà ngược lại đó là những loại “Tình sầu”, “Tình xa”, “Tình nhớ”, … Không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

còn là cái đẹp của đối xứng, vuông tròn, thuỷ chung. Bởi cùng nhau tắm gội trong biển bấp bênh của thời đại, con người xót xa khám phá ra cái đẹp chông chênh, cái ma lực của chén đắng. Đời dành riêng cho kẻ nào đã lên tới đỉnh buồn và xuống tới vực thẳm … Con người sinh ra là đã thua cuộc … Là khoác lên sự thua cuộc ấy một gương mặt người do từng cá nhân đắp dập lấy

… Là những gì nhiều người từng quy nạp cho ca khúc Trịnh Công Sơn”[72].

* Tiểu kết

Trịnh Công Sơn biết rằng, nếu nhƣ con ngƣời thời nay hình nhƣ đã đánh mất đi cái cảm nhận sâu thẳm của một ngƣời trèo núi ngồi bên bờ vực thẳm, thì ca khúc của Trịnh Công Sơn lại là bài kinh cầu bên bờ vực thẳm. Nó có sức lay động ý thức về thân phận ở bất cứ một ai mê muội định tìm một chỗ ẩn trốn an toàn ở đời. Và vì vậy ca khúc của Trịnh Công Sơn không hẳn chỉ là những bông hồng dâng tặng cho đời mà chứa đựng tất cả những tâm trạng lo âu, sao xuyến của một con ngƣời nhạy cảm nhìn ra thế giới hiện đại. Điều khiến cho ca khúc của Trịnh Công Sơn sống mãi trong lòng ngƣời là ở chỗ Trịnh Công Sơn không định làm một triết lý cho âm nhạc nhƣng mà mỗi ca khúc của Ông là một triết lý sống vậy.

Bao nhiêu năm làm kiếp con ngƣời, rất nhiều thứ đã phôi pha cùng thời gian, nhƣng nhạc Trịnh Công Sơn vẫn còn đó, lặng lẽ mà sâu xa nhƣ một lời tự tình, nhƣ tiếng thở dài của kẻ chợt nhận ra mình sau một giấc ngủ vùi trong vòng nôi “ngậm ngùi”.

Thật khó mang xét định điều gì đã chôn sâu âm nhạc Trịnh Công Sơn trong long ngƣời nghe đến nhƣ vậy. Nhƣng có lẽ một điều mà bất cứ ai yêu mến nhạc Trịnh Công Sơn đều nhận ra rằng ca từ của Trịnh sâu xa, huyền hoặc, cơ hồ nhƣ đang nói về thứ gì đó rất xa xôi, nhƣ là ảo vọng. Nhƣng xét cho cùng cái thứ ngôn ngữ hiện sinh ấy lại đƣợc ngƣời nhạc sĩ tài ba chƣng cất từ chính cõi đời, từ nỗi ám ảnh của cái chết, sự tàn phai, nỗi buồn, cô đơn và tuyệt vọng của thân phận con ngƣời; đƣợc cô đọng và khúc xạ trong âm ba của tình yêu và niềm khao khát sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Văn học dân gian Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững đƣợc vun đắp nên qua quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đó là lòng yêu nƣớc, ý chí tự cƣờng dân tộc, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tính giản dị khiêm tốn trong lối sống, sự tinh tế trong tâm hồn, trọng nghĩa đạo tình, sâu sắc trong lựa chọn ngôn ngữ tiếng nói dân tộc và cao hơn cả là giá trị truyền thống yêu thƣơng con ngƣời. Trong tình yêu thƣơng đó chỉ đƣợc bộc bạch rõ nét hơn, đầy đủ hơn trọn vẹn hơn khi con ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng tâm hồn bằng “dòng sữa dân gian” bằng những lời ru của mẹ, bằng tiếng nói của dân tộc. Có một trái tim đã hòa mình vào dòng sữa đó, dòng đời đó trở thành “ linh hồn dân tộc” đó là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Nghệ thuật của Trịnh Công Sơn không mon men một thứ tình cảm bán mua, không dung dƣỡng những xấu xa trần tục; chỉ thế thôi có lẽ nó đã đủ sức lay động trái tim con ngƣời, đủ sức làm nên một nét riêng cho âm nhạc của ông. Đó cũng chính là quà tặng đẹp nhất của cuộc sống của những gì thuộc về dân tộc để đến với trái tim mỗi con ngƣời Việt Nam.

Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời một khối lƣợng tác phẩm âm nhạc đồ sộ mà số lƣợng ca khúc không thể so sánh với sự giàu có của giai điệu tâm hồn mà ông đã dày công tƣới tắm, chăm bón cho cõi đời này. Trịnh Công Sơn là biểu tƣợng của “Bóng núi” đã chở che cho nhiều kiếp ngƣời bằng chính những ca khúc bất hủ ngợi ca quê hƣơng - tình yêu và thân phận con ngƣời

Luận văn Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn với cơ sở lý luận khoa học về ngôn ngữ, về ca từ trong âm nhạc đặc biệt là về hệ thống thi pháp văn học dân gian tôi muốn làm sáng tỏ hơn về chất thơ chất nhạc đặc biệt của các ca khúc trong sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã minh chứng cho những những luận điểm cơ sở về biểu hiện của chất liệu dân gian trong ca từ của nhạc Trịnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Công Sơn. Từ suy nghĩ đến ca khúc của Trịnh đề tài làm sáng tỏ về những tƣ duy huyền thoại ở trong tâm hồn nhạc sĩ, tại sao đó là tƣ duy huyền thoại mà không là tƣ duy khác, bởi trong Trịnh Công Sơn luôn chảy dòng máu đỏ da vàng nhƣ bao con ngƣời Việt Nam khác. Bởi vậy cho nên tƣ duy dân gian của những truyền thuyết, những thần thoại nguyên thủy từ cội nguồn dân tộc đã đƣợc viết lên bởi ngòi bút của Trịnh. Từ đó Trịnh Công Sơn đƣa ngƣời nghe nhạc của ông tìm thấy sự hào hoa, sự linh thiêng sông núi thuở hồng hoang.

Chất liệu dân gian càng trở lên đậm nét hơn khi những khúc ru đƣợc cất lên, cứ ngân nga, cứ du dƣơng nhƣ lời ru của mẹ chan chứa trong ca khúc của Trịnh Công Sơn. Có khi là lời ru của mẹ của bà nhƣng có khi là lời ru của em, lời du của anh cho em, của con cho mẹ, cho chính thân phận kiếp ngƣời. Trịnh tìm thấy sự bình yên trong tiếng ru, nhƣng du khúc ông viết đã an ủi cho bản thân ông khi ông không lên duyên với ai, cũng là lời an ủi cho thế hệ của nhạc sĩ. Trịnh Công Sơn ru chính ông, ru tình, ru đời.

Những môtíp những hình tƣợng mà đề tài tìm thấy trong ca từ nhạc của Trịnh, khi nghe nhạc Trịnh ta thấy ca từ trong nhạc ông rất khó hiểu thậm chí không hiểu nổi nhƣng khi soi chiếu vào trong thi pháp văn học dân gian, chúng hiện lên thật rõ nét và đầy đủ nhất. Đó là những: Con đường, dòng

sông, mặt trời, mưa, mùa thu, … con Ngựa, con Bống….. Thật bất ngờ là

những môtíp hình tƣợng đó lại quá quen thuộc với chúng ta và chỉ khi chúng ta cất lên lời hát của Trịnh thì mới thốt lên “thật lạ mà quen”. Tất cả những biểu tƣợng đó đã minh chứng đầy đủ nhất về chân dung tâm hồn và trí tuệ của ngƣời nghệ sĩ đa tài, đa tình, đa sầu, đa cảm, đậm đà bản sắc dân tộc.

Và dù trên cõi đời con ngƣời đều trải qua sống chết và yêu hay nhƣ Phật giáo đã đƣa ra thuyết Sinh - Lão - bệnh - Tử, Trịnh đã biết rằng rồi Trịnh cũng nhƣ vậy cho nên ông đã viết lên những ca khúc về chính thân phận mình nhƣ kiếp Dã Chàng nhƣ kiếp Cát bụi vô thƣờng. Nhạc của ông giúp cho ngƣời nghe thấy ở cõi trần gian này hãy sống hết mình, hãy sống vì lẽ phải ở đời, nét đẹp của ca khúc của ông là vƣợt lên lòng hận thù, lòng ích kỷ ở đời. Bởi ông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cho rằng trần gian là “Cõi tạm” là “ Đêm trọ” thì cớ sao lại không có một tấm lòng, một tình yêu giữ con ngƣời với con ngƣời.

Trên chặng đƣờng phát triển ngôn ngữ tiếng Việt Nam, Trịnh Công Sơn nhƣ một nhà phù thủy của ngôn từ, ông khoác vào ngôn ngữ mẹ đẻ một tấm áo đa sắc màu trong hình ảnh, biểu tƣợng. Ông nhƣ ngƣời nhạc trƣởng tài hoa điều khiển điêu luyện bản hòa tấu ngôn ngữ một cách diệu xảo. Những sự vật tầm thƣờng nhƣng khi đƣợc “chiếc đũa thần” của Trịnh Công Sơn gõ vào thì

Một phần của tài liệu Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn (khảo sát những ca khúc thân phận) (Trang 82 - 97)