Bức tranh đời chân thực về cuộc đời con ngƣời thời đại qua ca từ của

Một phần của tài liệu Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn (khảo sát những ca khúc thân phận) (Trang 66 - 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Bức tranh đời chân thực về cuộc đời con ngƣời thời đại qua ca từ của

của Trịnh Công Sơn

Thân phận con ngƣời là một trong ba chủ để lớn ( thân phận - tình yêu -

quê hương) kết cấu nên dòng nhạc Trịnh [20]. Có thể nói “Con Người” là chủ

thể của mọi mục đích sáng tạo. Con ngƣời hiện sinh, con ngƣời tƣợng trƣng, con ngƣời mặc định, con ngƣời ám chỉ, cứ trở đi trở lại nhƣ một nỗi ám ảnh trong hầu hết các sáng tác của Trịnh Công Sơn. Thân phận con ngƣời có khi đứng tách riêng ra thành một chủ đề độc lập, có khi ẩn hiện trong các chủ đề khác tạo nên một sợi dây xuyên suốt, một chất keo kết dính tạo nên tính thống nhất mà đa dạng trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Kiếp ngƣời hiện lên trọn vẹn nhất trong những bài hát nói về thân phận, về kiếp luân hồi và giải thoát bản ngã. Con ngƣời gặm nhấm nỗi cô đơn, nỗi buồn đến đôi khi là tuyệt vọng. Con ngƣời đào sâu vào bản ngã, lắng nghe những âm vọng nhân sinh để chiêm nghiệm hết sự tàn phai của cõi đời, để rồi trăn trở với những suy tƣ, với những quan niệm về sự sống và cái chết.

3.1.1. Thân phận con người trong nỗi buồn và sự cô đơn

Con ngƣời sinh ra ai cũng phải bật tiếng khóc chào đời và nhƣ vậy đối với Trịnh Công Sơn ông đã vẽ lại bức tranh đời chân thực trƣớc “bể khổ” của con ngƣời. Mỗi thanh âm của thế giới khi lọt vào thính trƣờng của con ngƣời, đều trở thành một vọng âm nói về sự cô đơn, gợi đến sự cô đơn hoặc bắt anh ta phải nhận ra sự cô đơn. Đó là: Chiều chủ nhật buồn/Nằm trong căn gác đìu hiu/Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều/Trời mưa trời mưa không dứt/

Ô hay mình vẫn cô liêu (Lời buồn thánh). Đó là tiếng gà trƣa: Về trên phố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

người/ Còn lại tôi bước hoài (Lời thiên thu gọi). Đó là tiếng mƣa nhƣ lời ru

miệt mài/ ngàn năm ngàn năm trong ca khúc Tuổi đá buồn, tiếng mƣa khiến câu hỏi "còn ai còn ai?" bật ra não nuột nhƣ tiếng thở dài của thi nhân trƣớc nỗi cô đơn trên nhân thế.

Cần nói thêm rằng: giữa trùng trùng âm thanh của thế giới, cùng với lời ru, dƣờng nhƣ Trịnh Công Sơn yêu nhất tiếng mƣa. Không phải chỉ vì mƣa đã giăng mịt mùng trong các ca khúc của ông, mà còn vì tiếng mƣa nhiều khi đƣợc ông dùng nhƣ một âm chuẩn để "đo" các thanh âm khác, tiếng lá chẳng hạn. Dùng tiếng mƣa "đo" tiếng lá, ông có những ca từ tuyệt hay: Nghe lá thu

mưa reo mòn gót nhỏ (Diễm xưa), Lá hát như mưa suốt con đường đi (Em

còn nhớ hay em đã quên) v.v... Và bằng phƣơng pháp đo cộng hƣởng này,

ông đã gom nhặt đƣợc hầu hết những âm thanh gợi bóng cô đơn và sầu thảm. Cô đơn, ở một khía cạnh nào đó, là cây thập giá tinh thần mà ngƣời nghệ sĩ đích thực phải mang vác suốt cuộc đời mình. Trong cô đơn, Trịnh Công Sơn tỏ ra có một thính lực thật kỳ lạ, ông nghe thấy muôn trùng lên tiếng, những thanh âm kết dệt một bầu khí thật ma mị liêu trai: Đêm nghe gió tự tình/ Đêm nghe đất trở mình vì mưa/Đêm nghe gió thở dài/ Đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai... Đêm nghe gió than hoài/ Đêm nghe lá đưa lời hàm oan/ Đêm nghe thân xác mịt mùng/ Đêm nghe tiếng muôn trùng đẩy đưa

(Nghe tiếng muôn trùng). Đi tới cùng của cô đơn, Trịnh Công Sơn rút gọn

toàn bộ thế giới vào chính bản thân mình, ông nghe từ chính mình những âm vọng bi thiết của nhân sinh: Đôi khi ta lắng nghe ta/Nghe sóng âm u/Dội vào đời buốt giá/Hồn ta gió cát phù du bay về/Đôi khi trên mái tình ta/Nghe những

giọt mưa/Tình réo tình âm thầm/Sầu réo sầu bên bờ vực sâu(Tình xa).

Tận hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật, Trịnh Công Sơn và các ca khúc của ông đã tạo nên một bộ phận giá trị, không thể tách rời trong dòng chảy ca khúc trữ tình Việt Nam thế kỷ XX. Những ca khúc mang giai điệu buồn. Buồn, đó cũng là chủ âm trong ca từ của ông. Bởi lẽ, ở một phƣơng diện nào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đó, dƣờng nhƣ cái tạng sẵn có của Trịnh Công Sơn không hợp với những vui vẻ hời hợt. Thƣợng đế đã ban cho ông sứ mệnh của kẻ có thể lắng trong mình những âm thanh u uất, những tiếng nói tang thƣơng từ cõi ngƣời và cõi đời rồi chƣng cất chúng thành những ca từ buồn và đẹp. Cái sự buồn rất thật ấy bởi vì đƣợc cất cao từ bản ngã của cái Tôi bản thể mà biểu trƣng nên nó trở thành

nỗi buồn đẹp”, nỗi buồn của con ngƣời, của thân phận. Một điều mà chúng

ta có thể khẳng định chắc chắn: Đó sẽ là di sản không bao giờ bị mất chân giá trị của Trịnh Công Sơn.

Nỗi buồn, sự cô đơn và tuyệt vọng luôn túc trực, tiềm tàng trong mỗi ngƣời, đặc biệt là với những ai còn có dù chỉ một ít thôi sự ƣu ái đối với cuộc sống này, với cõi đời này. Bởi lẽ một cái tôi biết buồn, biết ghen tị, biết cô đơn là một cái tôi biết yêu - yêu đời, yêu ngƣời và yêu mình. Và nhƣ một đại văn hào đã viết “Tuyệt vọng là tiếng hát đẹp nhất!”, Trịnh Công Sơn sau những giây phút lắng hồn mình trong nỗi cô đơn và tuyệt vọng đã phân trần: "

không ai muốn làm một tên tuyệt vọng. Nhưng tôi nguyện làm tên tuyệt vọng. Bởi nhiều sớm mai khi tôi thức dậy không thấy được hoa quả khai sinh trong trái tim người...Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường. Tôi đang bắt đầu những ngày học tập mới. Tôi là đứa bé. Tôi là người bạn. Ðôi khi tôi là người tình. Chúng tôi cùng vẽ lại chân dung của nhân loại. Vẽ lại con tim khối óc. Trên những trang giấy tinh khôi chúng tôi không bao giờ thấy bóng dáng những đường kiếm mưu đồ, những vết dao khắc nghiệt. Chúng tôi vẽ lại những đất đai, trên một đời sống không còn bạo

lực..." [20]. Và thông qua lăng kính tâm hồn Trịnh, có lẽ là không hàm hồ khi

nói rằng nỗi buồn, cô đơn và tuyệt vọng là những bản chất cố hữu của mỗi con ngƣời, là thƣớc đo những chân giá trị của thân phận. Đó là kết quả của trái tim, của khối óc, và của cả một quá trình họ Trịnh tập chạy cùng thời gian. Trong tất cả những điều chân thật về con ngƣời, có lẽ cảm giác của nỗi buồn, của sự cô đơn, tuyệt vọng là chân thật nhất. Bởi lẽ không ai có thể dối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lừa con tim mình. Và nhƣ thế nỗi buồn, cô đơn đã trở thành niềm tin, thành triết lý sống.. " Tin vào niềm tuyệt vọng có nghĩa là tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác. Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời

bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng." (Trịnh Công Sơn) [45, tr.72].

Cái tôi nghệ sĩ cần có đủ nỗi buồn để thấy mình còn tồn tại giữa cuộc sống này, cần có đủ niềm đau để nhận ra mình là ngƣời đa cảm, cần những khoảnh khắc cô đơn để yêu mình hơn, yêu đời hơn, và cần những phút giây tuyệt vọng để chiến thắng nỗi sợ hãi, ám ảnh về sự tàn phai và cái chết.

Nỗi buồn, sự cô đơn của mỗi cá thể, của mỗi thân phận mà cũng có lúc không phải của riêng ai. Cái “Tôi” đa cảm ấy đã buồn nỗi buồn của bản thân và của mỗi kiếp ngƣời. Đó là tiếng kêu đau thƣơng của ngƣời mẹ mà gia tài dành tặng cho con chỉ là “một rừng xương khô, một núi đầy mồ” (Ca

dao mẹ). Và đó không còn là chuyện tình cảm của một cá nhân, mà là nỗi

buồn của toàn thể dân tộc, của ngƣời mẹ Việt Nam khóc thƣơng cho những đứa con da vàng. Đôi khi tiếng hát của nỗi cô đơn lại đƣợc cất lên từ sự lạc lõng của một (hay những) “đàn bò vào thành phố” (Du mục); của ai đó

trong những buổi “chiều một mình qua phố”, hay nhẹ nhàng vƣơng trên

nhƣng giây phút “Uớt mi

Nói tóm lại cái buồn, cái cô đơn của thân phận con ngƣời vừa là tâm sự bản thể, vừa là nỗi ám ảnh của mọi kiếp ngƣời. Nó là sự phản ánh của bức tranh hiện thực đời sống khách quan qua lăng kính tâm hồn của ngƣời nghệ sĩ. Trịnh Công Sơn đã đánh thức, đã khơi gợi trong mỗi con ngƣời một hoặc nhiều hơn nỗi buồn, nỗi cô đơn, niềm tuyệt vọng để ai đó thoáng chút giật mình bỗng thấy đau nỗi đau kiếp ngƣời, nỗi đau nhân thế. Để rồi khi chợt tỉnh

giấc mơ xưa”, trầm ngâm chiêm nghiệm sự tồn tại của bản thể, của cái Tôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2. Con người bản thể trước sự sống và cái chết, ám ảnh về nỗi tàn phai

Những ca khúc viết về thân phận con ngƣời của Trịnh Công Sơn trƣớc sự sống cái chết và nỗi tàn phai cũng chỉ là đi tìm cái hữu hạn của kiếp sống. Sự hiện diện của mỗi số phận bắt buộc phải đi qua một khoảng thời gian nào đó, do định mệnh an bài và cái không gian vô định phải nhận diện. Theo nhà Phật đó là nhân quả, là luân hồi, là sự sinh trƣởng không ngơi nghỉ và biến hoá vô cùng để phát triển, tạo nên cái “nghiệp” cho số phận. Nên cái thân phận khốn khó mà mỗi kiếp ngƣời phải mang nặng, không nằm trong phạm trù riêng, nó trải rộng ra cả thế gian này với những sai biệt xuyên qua cung số. Cát bụi lại trở về cát bụi… “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi /Để một mai vươn

hình hài lớn dậy ...Ôi cát bụi phận này /Vết mực nào xoá bỏ không hay”

("Cát bụi")

Xuyên suốt thế giới âm nhạc Trịnh Công Sơn là tình yêu lứa đôi và một nỗi buồn thê thiết phận ngƣời. Đó là một thế giới quá vô thƣờng, mỏng manh đến bàng hoàng. Trịnh Công Sơn đã gây dựng một thế giới tinh thần bất toàn trên cái nền tảng cũng bất toàn của Phật giáo đó là cõi ngƣời Sinh - Lão - Bệnh - Tử.

Trong cái nhìn thông thƣờng, có một đứa bé chào đời, đó là một niềm vui. Nhƣng với Phật giáo sự lý giải giản đơn chỉ là một kiếp luân hồi. Con ngƣời sinh ra để phải chịu bao nhiêu khổ đau. Vì vậy mà với Trịnh Công Sơn đó là một “tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”. Trong cái nhìn tƣơng đồng, kinh Cựu ƣớc cũng viết rằng: “Hãy để ngày ấy lụi tàn, ngày mà tôi sinh ra đời và đêm mà người ta nói rằng đã có một con người được kết

thành thai”(Kinh thánh)

Con ngƣời không thể tự quyết định sự ra đời của chính mình, vì nó là câu chuyện dài kỳ của nhân duyên. Với cái nhìn hồn nhiên ở cõi tồn sinh, Trịnh Công Sơn đã ngơ ngác tự hỏi mình, câu hỏi của nhân loài: “Hạt bụi nào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Một câu hỏi ném vào hƣ không nhƣ một viên đá cuội ném xuống và mất hút giữa mặt hồ cuộc đời rộng thênh thang, có chăng chỉ hồi vọng những vòng sóng nhỏ lăn tăn một nỗi ngậm ngùi.

Canh cánh với cái nhìn thấu suốt cõi ngƣời, Trịnh Công Sơn không hề né tránh bản chất của Sinh - Diệt, dù ngay khi ông giả định, thì giả định đó cũng là một sự thật tê tái cõi lòng “Hôm nay thức dậy/ Không nhìn thấy mặt

trời/ Như vừa mới vào đời/ Tay mẹ đâu rồi/ Nôi trống ru ai”. Không có gì

khác ngƣời khi đó là cái nhìn triết học về thân phận con ngƣời ngay từ lúc nó chào đời, nhìn thấy tia nắng đầu tiên và chào cuộc đời cũng bằng thân mệnh của tiếng khóc đầu tiên.

Nhất quán với tƣ tƣởng Phật giáo, Trịnh Công Sơn đã nhìn thấy ngay từ khi sinh ra, trong con ngƣời đã tiềm tàng “mầm bệnh”, hữu thân hữu bệnh. Bệnh ở đây là những cơn đau của thể xác và đặc biệt là nỗi đau tinh thần xuất phát từ nhận thức “vì với ý thức, người là một con vật bị bệnh”. Nỗi đau khổ tâm hồn ấy đã suốt đời nhƣ ngôi sao chiếu mệnh ngƣời nhạc sĩ tài hoa, khiến ông cất lên những lời ca quán tƣởng nhất, giải thích một hợp đồng thân phận trọn vẹn nhất, có sức thuyết phục nhiều ngƣời nhất về sự có mặt của “nỗi đau làm ngƣời”. Sống với những giấc mơ, Trịnh Công Sơn thấy mình hóa thành chim, nhƣ nghìn năm trƣớc Trang Tử thấy mình hóa bƣớm, nhƣng rồi ông “nhƣ con chim bệnh, thiếu hạnh phúc trần gian”.

Bệnh ở đây là sự ngốc dại, ngậm ngùi “tự làm khô héo tôi đây”, là “ngủ

dài lâu mang theo vết thương sầu”, bệnh đến mệt mỏi, ơ thờ và nặng nề nhất,

để lại nhiều di chứng nhất đó là “bệnh yêu”: thắc thỏm chờ đợi, nhƣ đứng đi trên lửa, nằm ngồi không yên, chút niềm hy vọng “đôi môi em là đốm lửa hồng” chợt lụi tàn tắt vùi nỗi thất vọng: “Chiều nay còn mưa sao em không lại/ Nhớ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đi tìm sự đồng nhất, đồng thuận giữa bệnh nỗi đau thân xác nỗi đau tinh thần nỗi đau tình yêu, Trịnh Công Sơn đã đẩy phạm trù cái “bệnh” của Phật giáo vƣợt qua giới hạn của cách hiểu thông thƣờng về phạm trù của bệnh.

Bệnh trở thành một thực thể tồn tại nhƣ một phần của bản chất Cái Đẹp. Thông qua giai điệu nồng nàn của âm nhạc Trịnh Công Sơn, con ngƣời không còn sợ hãi bệnh, xem bệnh là một tất nhiên - cái giới hạn mà khi nhận thức đƣợc nó, con ngƣời sẽ tiến gần đến với sự tiệm ngộ.

Bao nhiêu năm làm kiếp con người. Chợt một chiều tóc trắng như vôi”.

Sau phạm trù Sinh, cánh cửa già nua Lão đã kẽo kẹt mở toanh ra một màu tóc trắng. Đã xa rồi khoảng cách bao nhiêu năm của Sinh để tiếp cận với Diệt. Phạm trù Lão trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là sự nối tiếp nỗi buồn của Sinh.

Hình ảnh lau trắng tóc bạc trở lại trong nhiều ca khúc của ông. Nó đến chậm chạp, từng ngày, nhƣ cƣời cợt, nhƣ đánh đố, nhƣ thách thức kiếp ngƣời ngắn ngủi. Và lúc này Trịnh Công Sơn nhƣ một đứa trẻ đi tìm trâu lạc ra đồng giữa ngọ tròn mắt ngạc nhiên rồi ồ lên khờ dại: “Chiều hôm thức dậy. Ngồi

ôm tóc dài. Chập chờn lau trắng trong tay”.

Giữa dòng phù sinh, kiếp ngƣời rồi chỉ là một con phù du tóc bạc. Không ngần ngại nhận thức sự thật trần trụi ấy, tựa vào vô thƣờng, Trịnh Công Sơn ôm cầm thản nhiên ca lời ca yêu thƣơng của một chú ve sầu: “Ôi

phù du. Từng tuổi xuân đã gi/ Một ngày kia đến bờ/ Đời người như gió qua”.

Dù thông thái, con ngƣời chƣa bao giờ chịu chấp nhận ngày nọ mình sẽ là con phù du tóc bạc. Nỗi ham sống từ chối ánh sáng hoang mạc nhƣ con đà điểu rúc đầu vào cát bỏng từ chối những hiểm nguy đe dọa sự sinh tồn. Phạm trù cái Lão tồn tại tất yếu trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, là màu cỏ lau hắt hiu buồn, là một tín hiệu nhƣ chiếc then mục cài cánh cửa kết thúc một đời ngƣời.

Dù muốn hay không, thất vọng hay hy vọng, cƣời hay là khóc, thì cái chết, sự chết, nỗi chết vẫn lơ lửng trên đầu con ngƣời. Kinh Thánh dạy con

Một phần của tài liệu Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn (khảo sát những ca khúc thân phận) (Trang 66 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)