Khái niệm huyền thoại

Một phần của tài liệu Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn (khảo sát những ca khúc thân phận) (Trang 27 - 97)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Khái niệm huyền thoại

Theo cách nói thông thƣờng, từ “huyền thoại” (Myth trong thiếng Anh, mythe trong thiếng Pháp, миф trong tiếng Nga…)[39] thƣờng đƣợc dùng nhƣ một từ đồng nghĩa với từ “sai lầm”, “sai lạc” hoặc “ảo tưởng” (Niềm tin sai lạc). Nhà triết học Hi Lạp cổ đại Platon cũng đã từng có thái độ phủ nhận huyền thoại vì cho rằng huyền thoại làm cho con ngƣời lạc lối, lầm đƣờng. Theo cách hiểu nhƣ thế về huyền thoại thì để mô tả, để chỉ rõ một nhận định, một điều hiểu biết, một sự khẳng định nào đó là sai, là không đúng nhƣ sự thật, ngƣời ta thƣờng phát biểu: “Đó chỉ là một huyền thoại!”. Cũng theo cách hiểu nhƣ thế, để diễn tả việc xoá bỏ, việc hoá giải điều sai lầm để tìm ra sự thật đích thực, ngƣời ta cũng thƣờng dùng một khái niệm phát sinh từ khái niệm “huyền thoại” là “giải huyền thoại” [36].

* Tư duy huyền thoại trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn

Huyền thoại là một kiểu tƣ duy đặc trƣng của tƣ duy nguyên thủy. Tƣ duy huyền thoại đƣợc in dấu đậm nét trong văn học dân gian qua những thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cố tích nhƣng đậm đặc nhất là ở thần thoại. Thần thoại là nguyên lí niềm tin có thật. Tƣ duy huyền thoại khiến con ngƣời nhìn thế giới nhƣ một thực thể thực ảo trộn lẫn, thế giới đƣợc bao bọc trong một không khí huyền ảo với những vật thần kì, siêu nhiên. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nguyên lí niềm tin ấy đã trở thành lớp trầm tích của thời một đi không trở lại. Nhƣng đi theo dòng thời gian, tƣ duy huyền thoại ấy không hề mất đi, nó đƣợc hồi sinh trong một dạng thức mới có sự dung hợp với tƣ duy hiện đại. Các nhà văn, nhà thơ đã lựa chọn huyền thoại nhƣ một phƣơng thức nghệ thuật để thể hiện những vấn đề nhân sinh thế sự của thời hiện đại. Trong thế giới hiện sinh có biết bao những vấn đề không thể lí giải bằng khoa học, có biết bao những bức xúc, những phi lí, con ngƣời rơi vào vòng hoài nghi, bế tắc có khi không thể tìm đƣợc lối thoát. Ngƣời nghệ sĩ phải tìm tới huyền thoại, tƣ duy huyền thoại để giải tỏa những uẩn ức,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ biểu hiện những khát khao tìm đƣờng, cách trở về nguồn là một cách để tìm con đƣờng mới và để nhìn thế giới theo một chiều kích khác.

Đến với những ca khúc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ta sẽ nhận thấy dấu ấn của tƣ duy này khá rõ nét. Tác giả đã tạo dựng lên một thế giới có sự hòa trộn giữa cái thực và cái ảo mà nói nhƣ Thụy Khuê đó là một “sa mạc Trịnh Công

Sơn lung linh giữa mơ và thực” [55].

Ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn quả thật vô cùng đa đạng. Trong các ca khúc, ta có thể tìm thấy nào là bò, gà, ngựa, vạc, côn trùng, chim chóc, cây cỏ, bào thai, lăng, miếu. Không ít ngƣời thắc mắc, không biết “cây cơm

nguội” nhƣ thế nào, hay loài “sâm cầm” hình dáng ra sao?

Những ai đã từng cảm nhận đƣợc mùa thu Hà Nội, sẽ hiểu ý nghĩa của những ca từ ấy. (Sâm cầm là một loài chim quý hiếm chuyên ăn sâm. Thời nhà Nguyễn, làng Nghi Tàm phải đóng thuế hàng năm cho triều đình bằng loại chim này. Lúc Bà Huyện Thanh Quan được triệu vào dạy học trong cung

đình đã xin nhà vua cho giảm loại thuế đó vì ngày càng khó tìm cho đủ số)

[49, tr.28].

Trái lại, có những ca từ rất đặc biệt, mà nếu không hiểu rất dễ hát nhầm làm sai nghĩa một cách trầm trọng. Chẳng hạn “làm sao em nhớ những vết

chim di ” (Diễm xưa) chứ không phải là chim đi. Hay “rọi suốt trăm năm chứ

không phải là rọi xuống trăm năm” (Một cõi đi về). Hoặc con “tinh” yêu

thƣơng mà hát sai thành con “tim” yêu thƣơng, trƣờng hợp đó thì dù có dễ dãi đến mấy, chắc chắn tác giả cũng không thể nào chấp nhận đƣợc. Từ ngữ sử dụng là những chữ bình thƣờng, không cầu kỳ, lạ lẫm, nhƣng lại đƣợc dùng một cách rất … Trịnh Công Sơn: “Em hồn nhiên, rồi em sẽ bình minh” (Tôi ơi

đừng tuyệt vọng).

“ Xin đứng yên trong chiều, phơi tình cho nắng khô mau, xin đứng yên

trong chiều, treo tình trên chiếc đinh không” (Tình xót xa vừa): “ Lá hát như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phá, con tim mù lòa” (Tình sầu). Nguyễn Du trong Đoạn trƣờng Tân thanh

có câu: "Nào người phượng chạ loan chung/ Nào người tích lục tham hồng là ai” Chữ lục và hồng để chỉ những ngƣời phụ nữ. Trong “Rơi lệ ru người”, một cách tình cờ Trịnh Công Sơn cũng dùng những chữ sen xanh, sen hồng để chỉ những thiếu nữ xinh đẹp: “Bao nhiêu sen xanh, sen hồng, với dòng

sông, hay anh em và những phố phường. Hay: Ngày xưa khi còn bé, tôi mơ có

cuộc tình, như mơ ước được gần với những nụ hồng” (Ngày nay không còn

). Trong nhạc Trịnh Công Sơn, ca từ chiếm một địa vị rất quan trọng. Nếu ngƣời nghe không hiểu rõ lời, ngƣời nghe không thể nào hiểu thấu ý nghĩa của ca khúc. Ca sĩ Khánh Ly thành công với ca khúc Trịnh Công Sơn không chỉ nhờ giọng ca đặc biệt mà còn nhờ cách nhả chữ rõ ràng làm cho ngƣời nghe dễ hiểu những ca từ.

Ngoài hình ảnh phong phú, ca từ Trịnh Công Sơn còn mang nhiều tính ẩn dụ đôi khi làm ngƣời nghe khó hiểu, mà chính tác giả cũng không thể nào giải thích một cách đơn giản những suy nghĩ của mình đã chuyển tải sang ngôn ngữ âm nhạc (Tƣơng tự nhƣ một họa sĩ vẽ tranh trừu tƣợng đôi khi cũng khó thể giải thích những ý tƣởng rất… trừu tƣợng của mình thể hiện trên tác phẩm hội họa). Chẳng hạn “Hòn đá lăn trên đồi, hòn đá rớt xuống cành mai,

rụng cánh hoa mai gầy, chim chóc hót tiếng sau cùng”. Quả đúng là “Tự

mình biết riêng mình, và ta biết riêng ta” (Ngẫu nhiên). Tuy nhiên lại có

trƣờng hợp, chỉ cần một câu trong ca khúc nào đó đủ tác động sâu sắc khiến ngƣời nghe suốt đời không thể quên. Nhà văn Bảo Ý, bạn của Trịnh Công Sơn, đã từng nói: “Sau khi nghe câu Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ,

chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà” (Một cõi đi về), "thì tôi cảm thấy không

còn sợ cái chết xưa nay vẫn thường ám ảnh mình”. Những lời thơ nhƣ của

một thuở huyền thoại đi về trong cõi thực của Trịnh [77]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ca từ Trịnh Công Sơn đƣợc mệnh danh là “lời của phù thủy”. Do đó, việc hiểu đúng, hát đúng ca từ nhạc Trịnh là hết sức quan trọng, nếu không là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sai một ly đi một dặm”. Trong nhạc Trịnh, ta bắt gặp nhiều hình ảnh, biểu

tƣợng nhƣ: chim di, dạ lan, loài sâu, mặt trời… cũng nhƣ nhiều cảm xúc đã đƣợc mã hóa. “Thư tình gửi một người” đã giải mã những hình ảnh, biểu tƣợng, những cảm xúc này, giúp ngƣời thƣởng thức có những khám phá mới và thú vị về thế giới nghệ thuật của Trịnh Công Sơn.

Hình ảnh “dạ lan” đƣợc nhắc tới trong ca khúc “Dấu chân địa

đàng”: “Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng”. Ca khúc này còn có tên

Tiếng hát dạ lan. Nhà Dao Ánh (cách nhà Trịnh Công Sơn một cây cầu là

cầu Phú Cam) trồng nhiều hoa dạ lan và loài hoa này không chỉ thơm ngát trong vƣờn nhà Dao Ánh mà còn lừng hƣơng trong nhạc Trịnh và trong nhiều bức thƣ tình tha thiết, da diết của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh: “Dạ lan giờ này chắc đã ngạt ngào cả một vùng tối đó rồi, đã cài lên từng sợi tóc của

Ánh” (Thư Blao, 31.12.1964), “Anh ao ước bây giờ mở cửa ra bỗng dưng có

chiếc cầu bắc qua dòng sông và anh bước qua cầu rồi rẽ về phía tay phải đi đến căn nhà có mùi thơm dạ lan và đứng đó gọi tên Ánh thật thầm để chỉ vừa

đủ Ánh nghe” (Thư Blao, 26.9.1965). Dĩ nhiên, “dạ lan” trong vùng kỷ niệm

của Trịnh Công Sơn cũng nhƣ trong nhạc Trịnh không đơn thuần để chỉ một loài hoa đáng yêu mà còn là biểu tƣợng, là hiện thân của vẻ đẹp và tình yêu thầm kín, thanh tao, thắm thiết của Dao Ánh, là biểu tƣợng, là hiện thân của cõi “địa đàng”, cõi “Thiên Thai”, cõi mơ ƣớc hạnh phúc bất tuyệt muôn đời của nhân loại: “Mưa đã trở về cùng với đêm. Như một ngày nào Ánh rời xa anh để trở về với nếp sống bình thường, ở đó Ánh đi trên lối đi quen thuộc của những người đã đi trước mà không cần phải nhìn những bảng số hai bên đường. Sẽ bình thường và thản nhiên quên đã một lần dẫm chân qua một vực - thẳm địa đàng mà anh đã linh cảm trước từ lâu, như “địa đàng còn in dấu chân bước quên” của một thời anh đã âm thầm nghĩ rằng biết đâu Ánh không lớn lên từ

một loài dạ lan nào đó” (Thư Blao, 27.10.1964), “Bây giờ là tiếng nói đêm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cũng trong ca khúc Dấu chân địa đàng, bên cạnh hình ảnh “dạ lan” là hình ảnh “loài sâu” đƣợc nhắc đi nhắc lại với nhiều trạng thái nhƣ ngủ: “Mùa

xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều”, ca hát: “Vùng u tối loài sâu hát

lên khúc ca cuối cùng”, giải thoát ƣu phiền: “Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên

đi ưu phiền”. Loài sâu này chính là một phiên bản khác của phận ngƣời, ôm

chứa những buồn vui của nhân sinh, điều này càng đƣợc thấy rõ hơn trong những bức thƣ của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh: “Ngôn ngữ đã mất đi với

những ngày nằm co như một loài - sâu - chiếu ở Blao” (Thư Đà Lạt, 19.9.1964), “

đây cũng có loài sâu đất reo đêm” (Thư Đà Lạt, 19.9.1964), “Đêm sáng mờ

bên ngoài. Sâu đất reo rất trong ở bãi cỏ” (Thư Blao, 23.10.1964), “Đêm đã

lạnh và đã buồn. Cây cỏ lao xao. Anh chỉ còn nghe rõ tiếng sâu đất và tiếng

dế reo… ” (Thư Blao, 29.12.1964), “Đêm rất dày đen. Sâu đất của núi rừng

cũng đã reo lên âm thanh rất nhọn” (Thư Blao, 23.9.1965). Hình ảnh “loài

sâu” này không xuất hiện trở lại ở những ca khúc khác của Trịnh Công Sơn nhƣng trong ca khúc Phúc âm buồn, một biến thể khác của “loài sâu” đã hiện ra qua hình ảnh “loài thú nằm co”: “Người nằm co như loài thú khi mùa đông

về”, “Người nằm co như loài thú trong rừng sương mù”. Nhƣ thế, “loài sâu

chứ không phải là một hình ảnh nào khác mới thể hiện trọn vẹn tính phức điệu của hồn ngƣời: vừa khát khao dâng tặng đời những khúc nhạc lòng quý giá tinh luyện đƣợc nhƣ nguồn nhạc của loài sâu đất, loài ve mùa hè đƣợc ấp ủ, dƣỡng nuôi từ trong bào thai của đất; vừa mang nỗi cô đơn nguyên ủy của phận ngƣời, cô đơn nhƣ là một cách thế để giữ gìn bản ngã của mình, không vong thân, không vọng ngoại. Vì lẽ đó, dễ hiểu vì sao không ít lần, Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ Dao Ánh: “Vọng ngoại quá nhiều chỉ làm hư hao, thiệt thòi mình thêm mà thôi. Ở trên lý do đó anh đã luôn luôn cố gắng tách rời đám đông, co mình về với mình, với Ánh. Ánh đã phải nhận ra điều đó từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Có khá nhiều hình ảnh, nhiều câu từ trong nhạc Trịnh đã đƣợc cảm và hiểu sâu sắc hơn, thấm thía hơn nhƣ vậy nhờ đƣợc giải mã qua Thư tình gửi

một người”. Vẻ đẹp của ngƣời tình trong nhạc Trịnh thƣờng là vẻ buồn đẹp,

tuổi buồn, mắt buồn, tóc buồn, tay buồn. Tất cả những hình ảnh trong ca khúc đều mang dấu ấn của tƣ duy huyền thoại. Ngƣời xƣa nhìn thế giới cũng qua lớp màn sƣơng huyền diệu để thấy cái ảo - thực lẫn lộn và tin rằng thế giới màu nhiệm nhƣ thế. Và Trịnh Công Sơn đã kết nối hai thế giới thực và ảo, kết nối tình yêu, thân phận và con ngƣời ngày nay và của quá khứ, giữa hiện tại và tuổi thơ. Đan xen giữa quá khứ và hiện tại giữa cố đô Huế mơ mộng với âm u núi rừng chốn Blao, Trịnh Công Sơn đã hòa điệu nhạc trong hƣ ảo giữa khát vọng và thực tại. Tất cả đƣợc bao phủ sắc màu huyền thoại lung linh nhiều gam màu huyền ảo trong ca từ nhạc Trịnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai điệu Huyền thoại mẹ mang chất tự sự, sâu lắng, trầm hùng và mang đậm âm hƣởng dân ca miền Trung, nơi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có đƣợc cảm xúc sáng tạo tác phẩm này. Câu cuối của ca khúc ta thấy đƣợc nhắc lại ba lần: “Cho đời mãi trong lành, mẹ chìm dưới gian nan…” nhƣ muốn khắc sâu, in đậm hình ảnh ngƣời mẹ Việt Nam thân thƣơng đang say sƣa kể chuyện ngày xƣa.

Ý nghĩa ca từ của Trịnh Công Sơn càng đƣợc soi tỏ hơn khi qua những bức thƣ tình gửi Dao Ánh, Trịnh Công Sơn đã nói rõ về lý do ra đời của một ca khúc hoặc tự bạch về nỗi niềm sâu kín của mình ký thác vào những ca khúc mang chất tƣ duy huyền thoại. Nhƣ thế, “ăn năn” ở đây là để tạ ơn đời, tạ ơn ngƣời tình đã nuôi trọn hồn ta mà ta lại mắc lỗi, lại chƣa vẹn niềm đền đáp. Nhƣ thế, “xin mãi ăn năn mà thôi” tức là càng “ăn năn” để càng đƣợc yêu ngƣời, yêu đời gấp bội lần, yêu thêm cái phần thiếu hụt phải “tạ tội” với ngƣời tình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.1.2. Sử dụng và sáng tạo thể hát ru trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn

Trong nền văn hóa dân gian, hát ru đã xuất hiện và ngân lên từ tận đáy lòng, từ trong trái tim và ký ức tuổi thơ của mỗi con ngƣời Việt Nam. Những khúc hát ru đã nuôi dƣỡng bao tâm hồn, bao thế hệ lớn lên. Ngƣời ta cất tiếng hát ru là để ru con, ru cháu, ru em và ru chính mình lịm vào dòng suối ngọt ngào của tuổi thơ. Từ đó trong tâm hồn mỗi ngƣời luôn mang nặng hình ảnh quê hƣơng và quãng đời thơ ấu trên nôi hoặc bên võng, lặng nhìn vào con trẻ của mình đung đƣa với những câu hát ru êm đềm say đắm hồn nhiên mà bất tử hơn bất kỳ loại nhạc nào. Và cũng từ đó, Trịnh Công Sơn ta đã mƣợn hát ru để dạy con, cháu học, dạy bản thân sống và làm theo ý nghĩa trong những câu hát giản dị nhƣng ẩn dụ, mang nhiều ý nghĩa và tính giáo dục vô cùng sâu thẳm.

2.1.3. Hát ru trong dân gian

Hát ru là vốn quý ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Những ngƣời đang sống xa quê, sống ở nƣớc ngoài và ngƣời sống trên nhung gấm cao sang bỗng khi nghe một tiếng hát ru của mẹ thì trong tâm hồn cũng thổn thức bâng khuâng. Đó là món ăn tinh thần mà bao thế hệ ngƣời Việt đều đau đáu bên mình nhƣ nỗi nhớ niềm thƣơng khi những trái tim “người lớn” tìm về với quê hƣơng của tuổi thơ.

Hát ru của dân tộc Việt Nam rất truyền cảm, phong phú và đa dạng. Chỉ cần nghe những tiếng "à ơi", "ạ ời" hay "ầu ơ", ngƣời ta biết ngay đó là điệu hát ru của miền nào.

Đặc điểm của hát ru là bài hát không dài, từ ngữ dễ hiểu, dễ nhớ và thƣờng dùng thể thơ lục bát, dùng ca dao có sẵn trong dân gian, vì thế lời hát ru mang đậm nghệ thuật dân ca. Nó lại thƣờng xuất hiện ở chốn làng quê tĩnh lặng. Giờ khuya vắng, xế trƣa vô tình sau hè có tiếng gà gáy râm ran, bờ tre kẽo kẹt hồn nhiên hòa điệu càng khiến cho lòng ngƣời sâu lắng, xao xuyến

Một phần của tài liệu Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn (khảo sát những ca khúc thân phận) (Trang 27 - 97)